Banner trang chủ
Thứ Bảy, ngày 20/04/2024

Ảnh hưởng của mật rỉ đường lên quá trình khử nitơ sau vùng thiếu khí trong thùng phản ứng sinh học theo mẻ (SBR) quy mô phòng thí nghiệm

15/09/2015

     Hiện nay, nguồn các bon hữu cơ rất dồi dào, có thể được sử dụng làm cơ chất hạn chế cho quá trình khử hoàn toàn nitơ [1]. Bổ sung nguồn cácbon bên ngoài vào khu vực sau hoặc trước vùng thiếu khí cho phép tăng hiệu suất quá trình khử nitơ và có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xử lý nước thải (XLNT) trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.     Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của các nguồn cácbon khác nhau để tăng cường quá trình khử nitơ. Metanol là nguồn các bon được sử dụng nhiều nhất [2] và được Cơ quan BVMT Hoa Kỳ (US EPA) đề xuất như cơ chất thích hợp nhất vì có sẵn, tạo ra lượng bùn thấp và không bổ sung thêm nitơ vào hệ thống. Tuy nhiên đối với nhà máy XLNT quy mô lớn, chi phí mua metanol có thể làm tăng đáng kể chi phí vận hành. Do đó, việc tìm kiếm một nguồn các bon bên ngoài thay thế với chi phí thấp, hiệu quả cao là một trong những ưu tiên của ngành công nghiệp XLNT trong hai thập kỷ qua [3]. Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn nguyên liệu giàu các bon, như nước thải công nghiệp sữa [4], tinh bột ngô [5], dịch đậm đặc từ quá trình lọc màng (reject waters) [6, 7], xi-rô từ chất thải nhà máy chưng cất [1], chất thải công nghiệp chế biến thực phẩm [4, 5]. Nhiều loại chất thải đã được tìm thấy để cung cấp cho quá trình khử nitơ có hiệu quả.      Nghiên cứu này sẽ tập trung vào loại mật rỉ đường công nghiệp, là nguồn phụ phẩm giàu các bon có sẵn tại địa phương. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây cho thấy những tác động của nguồn carbon bên ngoài lên tốc độ khử nitơ (SDNR) sau vùng thiếu khí là cao hơn so với trước vùng thiếu khí. Do đó nghiên cứu này sẽ tập trung vào ảnh hưởng của mật rỉ đường được bổ sung vào sau vùng thiếu khí lên quá trình khử nitơ trong thùng phản ứng sinh học theo mẻ (SBR) quy mô phòng thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu này có thể được so sánh và hiệu chuẩn so với các nghiên cứu trước đây.   Phùng Anh Đức, M. Othman, J. Yulian Đại học RMIT, Melbourne, Australia (Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 3/2015)
Ý kiến của bạn