Banner trang chủ

Sức lan tỏa từ mô hình xã hội hóa trồng cây xanh

09/01/2019

     Mô hình xã hội hóa trồng cây xanh đã mang lại sức lan tỏa để chính quyền và nhân dân các địa phương tham gia vào việc trồng cây xanh, cải thiện môi trường sống.

     Cùng với suy thoái, tình trạng khai thác, quy hoạch rừng và cây xanh tự nhiên ở Việt Nam còn bất cập, diện tích bao phủ cây xanh chưa đạt yêu cầu, thậm chí ở đô thị diện tích cây xanh mới chỉ là 2 m2/người. Do vậy, ngoài các chương trình trồng rừng quốc gia, việc xã hội hóa trồng cây xanh là một giải pháp mang lại hiệu quả. Chương trình trồng 1 triệu cây xanh do Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT phối hợp với Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thực hiện là một ví dụ.

 

Chương trình trồng 1 triệu cây xanh do Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT phối hợp với Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thực hiện

 

     Tại xa lộ Hà Nội, cửa ngõ giao thông huyết mạch nối trung tâm TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ, nắng nóng trong mùa khô đã dịu đi bởi những hàng cây xanh rợp bóng. Đây là thành quả từ 6 năm trước khi Quỹ 1 triệu cây xanh được bắt đầu tại đây. Bên cạnh việc làm đẹp và tạo bóng mát, Quỹ 1 triệu cây xanh còn góp phần cải thiện môi trường sống, ứng phó với biến động của thiên nhiên.

     Năm 2017, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hơn 110.000 cây xanh đã được trồng để chống chọi với bão tố, xâm thực. Ở tỉnh Bến Tre, 10.000 cây phi lao đã được trồng để chắn sóng ở bờ biển Thạnh Phú.

     Chương trình mang ý nghĩa nhân văn này đã mang lại sức lan tỏa lớn. Đến nay, sau 6 năm, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã đến với 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trồng được gần 700.000 cây xanh các loại.

 

Nguyệt Minh

Ý kiến của bạn