Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 01/11/2024

Tham vấn Chương trình Môi trường trọng điểm giai đoạn 2012 - 2016

15/09/2015

     Ngày 2/12/2013, tại TP. Huế, Bộ TN&MT phối hợp với Trung tâm hoạt động Môi trường của Ngân hàng Phát triển Châu Á tổ chức Hội thảo Tham vấn Chương trình Môi trường trọng điểm giai đoạn 2012 - 2016, nhằm giới thiệu và lấy ý kiến cho việc thực hiện các hoạt động của Chương trình Môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Quảng Trị.   TS. Nguyễn Văn Tài - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) phát biểu tại Hội thảo        Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Tài - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) cho biết, nằm trong khuôn khổ hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chương trình Môi trường trọng điểm được triển khai từ năm 2006 với sự tham gia của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Campuchia, Lào, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam). Giai đoạn I của Chương trình được triển khai từ năm 2005 - 2012, giai đoạn II được triển khai từ năm 2013 - 2016 với mục tiêu tập trung vào cải thiện chất lượng môi trường, khả năng ứng phó với BĐKH và sinh kế bền vững trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.      Chương trình tập trung vào 4 hợp phần chính: Thúc đẩy hệ thống quy hoạch môi trường, các phương pháp và an toàn môi trường; Cải thiện việc quản lý các sinh cảnh bảo tồn ĐDSH liên quốc gia và sinh kế tại địa phương; Phát triển các chiến lược thích ứng với BĐKH và các bon thấp; Đồng thời cải thiện thể chế và chính sách quản lý môi trường bền vững.      Theo ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa của hai miền khí hậu, nên có tính ĐDSH cao, phong phú về thành phần loài và các hệ sinh thái. Theo đó, Dự án Chương trình Môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn ĐDSH sẽ tăng cường mối liên kết hệ sinh thái rừng giữa các tỉnh khu vực miền Trung. Hành lang ĐDSH được thiết kế sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và bảo đảm việc sử dụng bền vững tài nguyên, phục hồi và tăng tính sản xuất của các khu vực cảnh quan này.      Hội thảo cũng là dịp để lãnh đạo các địa phương gặp gỡ, trao đổi, nhằm xác định được những hoạt động cụ thể để hỗ trợ cho các tỉnh triển khai Chương trình Môi trường trọng điểm và Dự án Sáng kiến hành lang bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới.    Theo Monre  
Ý kiến của bạn