Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2008 - 2020 và định hướng quản lý môi trường giai đoạn tiếp theo

25/12/2020

    Ngày 25/12/2020, tại TP. Hà Nội, Ủy ban BVMT lưu vực (LV) sông Nhuệ - sông Đáy đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổng thể BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn (2008-2020) và định hướng quản lý môi trường LV sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn tiếp theo.

   Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TN&MT, Phó Chủ tịch Ủy ban BVMT LV Nhuệ - sông Đáy Võ Tuấn Nhân; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện Bộ, ngành, địa phương và các thành viên thuộc Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy…    

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội nghị

    Đề án tổng thể BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 với định hướng đến năm 2020 là từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường để đến năm 2020 đưa Sông Nhuệ, Sông Đáy trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở LV, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

    Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, với sự chung sức phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và 5 tỉnh, TP: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình, việc triển khai Đề án đã đạt được một số kết quả nhất định như: Nhận thức của các địa phương về trách nhiệm BVMT trên toàn LV được nâng cao; Các địa phương thuộc LV đã triển khai Đề án một cách sâu rộng và có hiệu quả; ô nhiễm môi trường nước trên LV đã dần được cải thiện; ý thức của người dân từng bước được nâng cao; đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật môi trường không ngừng gia tăng; hệ thống quan trắc và giám sát môi trường được đầu tư và từng bước hoàn thiện; công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng hiệu quả, tạo sự chuyển biến đối với nhận thức và hành động của doanh nghiệp. Năm 2020 là năm đánh dấu 12 năm của quá trình triển khai Đề án với Nhiệm kỳ của Chủ tịch Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy thứ VI do TP. Hà Nội chủ trì, đây là thời điểm quan trọng để đánh giá kết quả đã đạt được, phân tích những khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp tháo gỡ và xây dựng kế hoạch triển khai Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

    Giai đoạn 2008 - 2020, trải qua hơn 10 năm, Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy đã tổ chức thành công được 12 Phiên họp và 6 Lễ chuyển giao nhiệm kỳ Chủ tịch Uỷ ban BVMT LV sông; đã đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ cụ thể của Đề án BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy tại từng địa phương; thống nhất kế hoạch triển khai tại từng địa phương và trên toàn LV sông; đánh giá những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo. Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Đề án BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện triển khai Đề án BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy. Văn phòng Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy đã có nhiều nỗ lực giúp Uỷ ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy chuẩn bị các Phiên họp Ủy ban, xây dựng các báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng và LV sông nói chung.

    Ủy ban BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy cũng chỉ đạo giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ - sông Đáy, sông Châu Giang bị ô nhiễm vào mùa khô, làm cá chết, ảnh hưởng tới tưới tiêu nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt;… đặc biệt là ảnh hưởng của đợt ô nhiễm nặng trên sông Châu Giang, Nông Giang địa phận tỉnh Hà Nam kéo dài từ 4/12/2017 đến 26/1/2018 thông qua phối hợp giữa UBND TP. Hà Nội và tỉnh Hà Nam cùng với cơ quan liên quan liên quan và ra Thông báo số 08/TB-BTNMT ngày 07/2/2018 về giải quyết ô nhiễm nêu trên. Một số địa phương đã chủ động đề xuất các vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết liên vùng, liên tỉnh, kịp thời giải quyết các phản ánh từ thông tin báo chí, người dân.

    Hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác BVMT LV sông đã từng bước được xây dựng và dần hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, tạo tiền đề thúc đẩy công tác BVMT LV sông Cầu. Luật BVMT năm 2014 và các Nghị định triển khai Luật đã được ban hành, trong đó có nội dung BVMT nước sông; kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước LV sông; đánh giá sức chịu tải và xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến BVMT lưu 137 vực sông là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm triển khai Đề án. Bộ TN&MT đã đề xuất tổ chức Ủy ban LV sông mới trong đó có LVS Nhuệ - sông Đáy đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải” tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/1/2018; Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định đánh giá khả năng tiếp nhận và đánh giá sức chịu tải của sông, hồ… Đến nay, 5/5 địa phương đã lập và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn; TP. Hà Nội ra nhiều chỉ thị và quyết định đặc thù cho Hà Nội như: hành lang sông Nhuệ; giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn công nghiệp; phân cấp phí nước thải...

    Trong thời gian qua, các tỉnh đã triển khai hàng trăm dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, BVMT trong LV như: các Dự án cải tạo, nạo vét một số hồ, thủy vực; trồng rừng đầu nguồn LV sông Nhuệ - sông Đáy tại tỉnh Hoà Bình; tỉnh Hà Nam đã xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác tại xã Thanh Thủy; trạm xử lý nước thải CCN Cầu Giát, 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho TP Phủ lý; tỉnh 138 Ninh Bình đã hoàn thành xây dựng Khu xử lý chất thải rắn thung Quèn Khó, trạm xử lý nước thải tập trung KCN Gián Khẩu; tỉnh Nam Định đã vận hành trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN) Hòa Xá, KCN Bảo Minh, cụm công nghiệp (CCN) An Xá; khắc phục ô nhiễm 1 làng nghề và cải tạo nâng cấp kênh T3-11; TP Hà Nội tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sông Tô Lịch, khuyến khích các hộ gia đình ứng dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh để xử lý nước thải trước khi thải ra cống chung đổ ra sông Tô Lịch trên địa bàn TP Hà Nội; lắp đặt 2 trạm quan trắc tự động liên tục; duy trì vận hành các trạm XLNT, trạm bơm tiêu nước dự án làm sạch, thu gom, nạo vét sông, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, rác thải bằng công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải… Đây là những sự chuyển biến tích cực trong công tác BVMT LV sông tại các địa phương.

   Về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Trong tổng số 45 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các tỉnh thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, đến nay đã có 43/45 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 95.56%; còn lại 2/45 cơ sở (tỉnh Hà Nam) chưa hoàn thành hoặc đang triển khai xử lý triệt để, chiếm tỷ lệ 4.44%. Đối với 27 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các tỉnh thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 21/27 cơ sở hoàn thành xử lý triệt để (chiếm tỷ lệ 77.78%); 6 cơ sở (tỉnh Hà Nam 5 cơ sở và tỉnh Ninh Bình 1cơ sở) cơ bản đã hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (chiếm tỷ lệ 22.22%).

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu tại Hội nghị

    Trong các năm 2016-2020, Bộ TN&MT đã phối hợp với 5 tỉnh, TP tiến hành triển khai công tác thanh, kiểm tra tại hơn 164 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính với 97 cơ sở, số tiền phạt hơn 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát môi trường trong giai đoạn 2008-2020 đã tiến hành trực tiếp xử lý trên 2000 vụ việc vi phạm, xử phạt gần 43 tỷ đồng. Từ năm 2015 - 2019, TP. Hà Nội đã thanh, kiểm tra tại 12.907 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 5.530 cơ sở với tổng số tiền phạt là gần 76 tỷ đồng; tỉnh Hòa Bình đã thanh tra, kiểm tra 240 cơ sở và xử phạt 41 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng; tỉnh Nam Định (từ năm 2008 - 2020) đã thanh tra 1.319 cơ sở; ban hành quyết định xử phạt 673 cơ sở, tổng số tiền xử phạt hơn 16 tỷ đồng; tỉnh Ninh Bình (từ năm 2008 - 2020), đã thanh tra, kiểm tra 800 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ban hành quyết định xử phạt 334 cơ sở với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng; tỉnh Hà Nam (từ năm 2003 – 2020) đã thanh tra 352 cơ sở; ban hành quyết định xử phạt 209 cơ sở, tổng số tiền xử phạt hơn 5 tỷ đồng. 139 6.

    Đối với công tác thu gom, xử lý nước thải LV sông Nhuệ - sông Đáy: Khoảng 76% các KCN các tỉnh trên LV sông Nhuệ - sông Đáy đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cơ sở trong KCN (mà chưa có HTXLNT tập trung) hầu hết đều có trạm xử lý nước thải riêng và tuân thủ khá tốt các quy định về BVMT; các CCN cũng đã và đang xây dựng trạm xử lý tập trung nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 30%); nước thải làng nghề, thực tế từ các tỉnh: Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình phát sinh không nhiều, không được thu gom và xử lý; tỷ lệ nước thải sinh hoạt thải ra sông Nhuệ - sông Đáy chiếm tỷ lệ lớn trên 65% tổng lưu lượng nước thải ra sông Nhuệ - Đáy, phần lớn không được xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận và đi vào sông Nhuệ - Đáy. Bên cạnh đó, các tỉnh, TP đều có mạng lưới quan trắc giám sát môi trường, giám sát môi trường nước sông định kỳ.

    Nhìn chung, môi trường nước LV sông Nhuệ - sông Đáy tại các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu vực có các hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Trên các đoạn sông khác nhau, diễn biến chất lượng nước cũng có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng nước sông Nhuệ luôn ở mức thấp, nhiều đoạn sông nước đã bị ô nhiễm nặng, điển hình là đoạn sông Nhuệ qua địa phận TP Hà Nội. Mức độ ô nhiễm đặc biệt cao vào các tháng mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau). Sông Đáy có chất lượng nước tốt hơn sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Đáy có xu hướng tăng dần theo dòng chảy từ Hà Nội đến Ninh Bình, một số điểm trên địa phận Ninh Bình, nước có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các sông nội thành Hà Nội, do tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề nội đô nên chất lượng nước luôn ở mức thấp, ô nhiễm nặng và hầu như chưa được cải thiện.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Đề án BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy vẫn còn những khó khăn và hạn chế như: Việc vi phạm pháp luật BVMT trên LV sông Nhuệ - sông Đáy vẫn diễn biến phức tạp. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động vi phạm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Ý thức trách nhiệm về BVMT của một bộ phận lãnh đạo các cấp chính quyền còn chưa cao, còn nặng ưu tiên phát triển kinh tế mà xem nhẹ các yêu cầu về BVMT. Ngoài ra, chất lượng nước LV sông vẫn chưa được cải thiện rõ rệt. Xuất hiện tình trạng gia tăng ô nhiễm cục bộ; Công tác thống kê các nguồn nước thải vào LV sông Nhuệ - sông Đáy của các địa phương đã được thực hiện, nhưng chưa thường xuyên, chưa xây dựng thành cơ sở dữ liệu dẫn đến chia sẻ, tổng hợp và đánh giá trên toàn LV khó khăn; Chưa được giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - Đáy liên tỉnh giữa TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam…

    Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, trong giai đoạn tới, Ủy ban sẽ tiếp tục hướng dẫn thực hiện Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT về quy định đánh giá khả năng tiếp nhận và đánh giá sức chịu tải của sông, hồ, đặc biệt về tính toán sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước vào sông liên tỉnh trên các đoạn sông thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy; xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật về tính toán sức chịu tải đã quy định trong Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT nêu trên; phục vụ quy hoạch BVMT LV sông; thực hiện Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/1/2018 về việc phê duyệt "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải" để đưa qua các quy định thống nhất về quản lý và cơ chế chia sẻ, báo cáo các nguồn thải trong toàn quốc trong đó có các nguồn thải trên LV sông và các văn bản liên quan khác; Đồng thời, xem xét việc hạn chế thu hút các Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc 16 loại hình35 công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang xả thải ra LVS; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải từ 100 m3 /ngày, đêm trở lên; chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra môi trường, bảo đảm không chồng chéo, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp…

Toàn cảnh Hội nghị

    Cùng với đó, UBND các tỉnh cần chuẩn bị xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh và các nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội quy định tại Điều 8 và 9 của Luật BVMT năm 2020; Tiếp tục tập trung lựa chọn những nhiệm vụ, hoạt động thực sự cụ thể và cấp thiết, đưa vào chương trình hoạt động trong từng năm như quản lý, kiểm soát ô nhiễm làng nghề, trong đó trọng tâm là kiểm soát và xử lý nước thải cụm công nghiệp, làng nghề; quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Vũ Nhung

Ý kiến của bạn