Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại các nước trên thế giới

26/10/2018

    Thời gian gần đây, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các giống cây trồng có nhiều bước tiến mới, tích cực. Xin giới thiệu một số thành công trong nghiên cứu, ứng dụng và thương mại các giống cây biến đổi gen (BĐG) tại một số nước trên thế giới.
• Giống cây BĐG đầu tiên sẽ sớm được thương mại hoá tại Inđônêxia
    Chính Phủ Inđônêxia vừa phê duyệt giống cây BĐG đầu tiên và dự kiến cho phép thương mại hóa sớm để đáp ứng các nhu cầu về mía và phụ phẩm từ mía của quốc gia này. Tháng 8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Inđônêxia đã hoàn tất cấp phép phê duyệt an toàn thức ăn chăn nuôi cho sự kiện NXI-4T được phát triển bởi công ty PT Perkebunan Nusantara XI (PTPN XI) – một Công ty đường vốn nhà nước. Công ty PTPN XI đang lên kế hoạch để thương mại hoá các giống mía đường tích hợp sự kiện này trong thời gian sớm nhất. 
 
 
 
   
    Gen biểu hiện thành phần “osmoprotectant” được đưa vào nhờ phương pháp chuyển gen qua vi khuẩn đất “Agrobacterium Tumefaciens”. Sự kiện biến đổi gen NXI-4T được tạo ra có khả năng chịu hạn - là kết quả của nỗ lực hợp tác và làm việc của Công ty PTPN XI, Đại học Jember và Công ty Ajinomoto. Giống mía BĐG tích hợp sự kiện này kỳ vọng có thể cho ra được lượng đường nhiều hơn 10-30% so với đường giống đường thông thường trong điều kiện hạn hán. 
• Hạt bông sớm sẽ có thể sử dụng làm thực phẩm 
    Các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã “mở đường” cho nông dân trồng các giống bông biến đổi gen (BĐG) để tạo ra hạt bông có thể ăn được – đây được xem là một nguồn thực phẩm mới giàu protein có thể đặc biệt hữu ích cho người dân các nước trồng bông đang phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng.
    Ngày 16/10, Cơ quan Giám sát Sức khỏe Động vật và Thực vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dỡ bỏ quy định cấm nông dân canh tác các giống bông được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Texas A & M. Tuy vậy, hạt bông của cây bông giống này vẫn chưa thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc làm thức ăn gia súc ở Hoa Kỳ vì đang đợi thêm phê duyệt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
 
 
Bông trồng thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứ Texas A&M – Nguồn: Reuters
 
 
    Bông được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, chất xơ của chúng được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành hàng dệt may và hạt bông được sử dụng là một trong các nguồn cung thức ăn cho động vật như gia súc và cừu – những loài có nhiều khoang dạ dày. Hạt bông thông thường không thích hợp cho con người và nhiều loài động vật ăn vì nó chứa hàm lượng cao gossypol - một chất độc hại.
    Một nhóm các nhà khoa học được dẫn dắt bởi Tiến sỹ nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật Keerti Rathore thuộc Ban Nghiên cứu Nông nghiệp Ứng dụng (Agrilife) của Texas A&M đã sử dụng phương pháp RNAi, hay còn gọi là công nghệ can thiệp RNA để “tắt” một gen giúp loại bỏ hầu như hoàn toàn “gossypol” ra khỏi hạt bông. Họ để lại lượng “gossypol” ở mức độ tự nhiên trong các phần còn lại của cây để giúp cây chống côn trùng và bệnh hại.
   "Đối với cá nhân tôi, tôi thấy nó có vị hơi giống như đậu xanh và nó có thể dễ dàng được sử dụng để làm một món hummus ngon", Tiến sỹ Rathore nói về hạt bông không gossypol.
   Dâu hạt bông một loại nguuyên liệu nấu ăn, sau khi được chiết xuất, phần khô đầu còn lại có rất nhiều công dụng, ông Rathore nói thêm. “Nó có thể được nhào thành bột làm bánh mì, bánh mỳ dẹt và các loại bánh nướng khác cũng như được sử dụng trong các thanh protein. Trong khi đó, nhân hạt bông là một món ăn vặt khi rang và muối hay có thể dùng để làm bơ đậu phộng".
 
 
Tiến sỹ Keerti Rathore - Nguồn: AgriLife Today
 
 
    Theo ông Rathore, nếu sử dụng tất cả các hạt bông đã sản xuất trên toàn thế giới làm thực phẩm, nó có thể đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày của khoảng 575 triệu người. Mục đích thương mại lớn nhất của hạt cottton là để sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, lợn và các loài thuỷ sản nuôi như cá và tôm.
   Rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đang sản xuất bông, khoảng 80 nước. Việc cho ra các giống bông mới này thực sự có ý nghĩa, đặc biệt tại Châu Á và Châu Phi – khu vực đang có rất nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng.
• Tổng thống Kenya ủng hộ trồng Bông biến đổi gen 
   Tổng thống Kenya – Ngài Uhuru Kenyatta đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Thương mại, Bộ Công nghiệp & Hợp tác tìm hiểu các khả năng canh tác Bông BĐG (Bt) nhằm mục đích khôi phục lại ngành bông của nước này. 
   Trong bài phát biểu của ông với toàn dân trong ngày lễ kỷ niệm Ngày Anh hùng (Heroes' Day) ngày 20/10 vừa qua, Tổng thống Kenyatta chỉ đạo ba bộ nêu trên phối hợp làm việc và đưa ra một cơ chế nhanh chóng để phục hồi sản xuất bông, trong đó tính đến khả năng giới thiệu một số giống bông CNSH (BĐG). 
Chỉ thị này của Tổng thống đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thương mại hóa các giống cây BĐG hiện đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm (National Performance Trials - NPTs). Tuyên bố cũng tạo thêm động lực bổ sung cho Kế hoạch hành động “4 trọng tâm” – (Big Four) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Theo Kế hoạch, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho việc ứng dụng Bông BĐG bt để tạo tiền đề khôi phục lại ngành dệt may và kỳ vọng tăng trưởng đóng góp vào GDP của ngành sản xuất này từ mức 9,2% hiện nay lên 20% vào năm 2022. Là một phần của tiến trình khôi phục kinh tế đất nước, Chính phủ đặt mục tiêu tạo ra 680.000 việc làm trực tiếp thông qua trồng bông, 210 việc làm trong ngành dệt may, 6.000 lao động tại các nhà máy tích hợp và 25.000 lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất hàng may mặc. 
 
 

Tổng thống Uhuru phát biểu trong ngày kỷ niệm Heroes' Day - Nguồn: Stardard Media

 
   Chỉ có 30.000 nông dân hiện đang trồng bông trong khi ngành công nghiệp có tiềm năng hỗ trợ hơn 200.000 nông dân. Theo Tổng cục Lâm nghiệp của nước này, nhu cầu thị trường vải trong nước là 140.000 kiện so với sản lượng hiện tại là 21.000 kiện. "Trồng bông đã từng là nguồn thu nhập chính và sinh kế của nhiều người dân trong khu vực này" - Tổng thống chia sẻ. 
   Việc áp dụng bông BĐG dự kiến sẽ tăng năng suất từ mức ước tính hiện tại là 572 kg/ha lên 2.500 kg/ha và giảm chi phí sản xuất tới 40%. Cái gật đầu của Tổng thống về canh tác bông BĐG xuất hiện sau chuyến đi nghiên cứu về ngành bông của Ấn Độ. Câu chuyện thành công về bông BĐG của Ấn Độ đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách tại Kenya rằng công nghệ giống cải tiến sẽ góp phần rất lớn giúp nông dân kiểm soát được các sâu hại trên bông tại quốc gia này.
 
 
Đức Anh
Ý kiến của bạn