Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Hơn 2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới bị đe dọa bởi ô nhiễm không khí

17/11/2016

     Theo công bố mới nhất từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 2,26 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải tiếp xúc với bầu không khí chưa đủ tiêu chuẩn so với mức độ trong lành đặt ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó có tới 300 triệu em phải chịu đựng mức ô nhiễm lớn gấp 6 lần mức an toàn của WHO. Công bố cũng là một phần nội dung được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

     Nám Á là địa điểm có mức độ ô nhiễm cao nhất khi 620 triệu trẻ em bị ảnh hưởng, theo sau đó là 520 triệu trẻ em ở châu Phi và 450 trẻ em ở Đông Á. Nguyên nhân chính gây nên hậu quả này là khí thải của phương tiện giao thông và chất đốt.

 

Trung bình mỗi năm có đến 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh viêm phổi

 

     Từ những bằng chứng xác thực trước đó, nếu không khí chứa hàm lượng lớn hơn 10 microgam bụi/m3 thì sẽ được coi là không an toàn. Hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm về hô hấp. Càng hít thở nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển, rủi ro càng cao. Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn nhiều so với người trưởng thành, đồng thời đường hít thở cũng dễ bị tắc nghẽn hơn.

     "Các nhân tố ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phổi của trẻ em mà còn đi theo đường máu và tác động xấu tới cả não bộ. Do đó, không bao giờ chúng ta được phép thờ ơ với vấn đề này", Anthony Lake, đại diện cấp cao tại UNICEF khuyến cáo.

     Khoảng 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh viêm phổi mỗi năm, một nửa trong số đó được chẩn đoán là do hít thở không khí ô nhiễm và dự kiến đến năm 2050, con số đó sẽ tăng lên gấp đôi nếu không có giải pháp. Do đó, giải pháp trước mắt là phải tuân theo những tiêu chuẩn và chỉ dẫn của WHO thì tỷ lệ trẻ em tử vong trên toàn thế giới có thể giảm 2,1 triệu người/năm.

 

Nhật Minh

Ý kiến của bạn