Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Trình Quốc hội xem xét Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

15/09/2015

Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang trình bày Tờ trình về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)        Ngày 6/11/2013, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang dưới sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về Dự án Luật BVMT (sửa đổi) trước Quốc hội.      Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, việc xây dựng Luật BVMT nhằm mục đích cập nhật, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. Bên cạnh đó, khắc phục những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật về BVMT hiện nay, nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về BVMT. Ngoài ra, sẽ đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) gồm 19 Chương và 160 Điều, tăng thêm 4 Chương và 24 Điều so với Luật BVMT năm 2005.      Đặc biệt, Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật, không chỉ trên “lãnh thổ” mà còn trên “thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mở rộng khái niệm về môi trường; Bổ sung thêm nguyên tắc coi BVMT là lĩnh vực được ưu tiên; Làm rõ hơn một số nội dung bị nghiêm cấm trong Luật BVMT.      Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), khác với Luật BVMT năm 2005, Dự thảo Luật quy định cụ thể 3 nhóm dự án cần phải lập báo cáo ĐTM, bao gồm: Nhóm dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nhóm dự án sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dữ trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng; Nhóm dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội do Chính phủ quy định. Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định các dự án có quy mô lớn, có khả năng tác động nhiều mặt tới môi trường đều phải thực hiện ĐTM thông qua 2 bước: ĐTM sơ bộ và ĐTM, hạn chế tối đa việc đã lập dự án cụ thể và lập báo cáo ĐTM nhưng dự án không được phép thực hiện.      Về cam kết BVMT, so với Luật BVMT năm 2005, Dự thảo Luật đã loại bỏ quy định về cam kết BVMT do việc thực hiện không hiệu quả. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ lập kế hoạch BVMT để bảo đảm tính chủ động, khả thi, thích ứng với các thay đổi về quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động của cơ sở.   Theo Monre  
Ý kiến của bạn