08/08/2018
Khoảng chục năm trở lại đây, trên thị trường bất động sản đã bùng nổ làn sóng xây dựng nhà chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng. Thế nhưng, nhiều công trình được xây dựng với mật độ dày đặc, không bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển mạnh trên thế giới và gần đây tại một số dự án của Việt Nam, bất động sản xanh đã được nhiều chủ đầu tư chú trọng như một xu hướng tất yếu của tương lai, hướng đến một cuộc sống tiện nghi nhưng gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
Không thể phủ nhận giá trị của không gian xanh trong cuộc sống. Trên thị trường bất động sản hiện nay, không gian sống hiện đại được tìm kiếm không chỉ gói gọn trong hệ thống tiện ích đa dạng được cung cấp mà còn ở không gian sống xanh đúng nghĩa.
Tại buổi tọa đàm “Bất động sản Xanh: Trào lưu hay xu thế?” do Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng chưa nhiều chủ đầu tư tại Việt Nam hiện nay đủ khả năng, nguồn lực cũng như ý chí để thực hiện những dự án xanh chuẩn mực. Do đó, Nhà nước nên tạo điều kiện khuyến khích các chủ đầu tư mạnh dạn phát triển nhiều dự án hơn trong phân khúc này. So sánh với đất nước láng giềng Singapo, theo lộ trình, đến năm 2030, khoảng 80% công trình tại quốc gia này phải là công trình xanh. Nếu so với 37% công trình xanh tại thời điểm hiện tại, thì Việt Nam đang thiếu các dự án bất động sản xanh chất lượng.
Dạo quanh khu vực nội thành có thể kể tên một số dự án xanh như dự án 203 Nguyễn Huy Tưởng, Imperia Garden Hà Nội được thiết kế, xây dựng theo phong cách “vườn trong phố”. Quy mô dự án là 42.159 m2, trong đó diện tích phát triển cây xanh, cảnh quan và đường nội bộ lên đến 17.7042 m2... Một dự án xanh khác cũng nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân là dự án Rivera Park Hà Nội ở 69 Vũ Trọng Phụng. Tại đây, cư dân được tận hưởng phong cách sống resort giữa lòng thành phố với hệ thống cây xanh dày đặc quanh khuôn viên dự án, khu vui chơi ngập sắc xanh và vườn nướng trên tầng mái, bể bơi, vườn hoa, khu vui chơi của trẻ em, khu sinh hoạt chung... chiếm hơn 60% diện tích dự án. Hay dự án The ZEN Residence của chủ đầu tư Gamuda Land (Hoàng Mai, Hà Nội), với mật độ phủ xanh lên tới 16% diện tích. Những chủng cây xanh và hoa với bóng mát, mùi hương dễ chịu được lựa chọn để tô điểm thêm cho hệ thống tiện ích hiện đại như khu vui chơi ngoài trời tầng 5, vườn thượng uyển tầng cao, bể bơi vô cực và không gian sinh hoạt chung…
Tuy nhiên, để thực hiện một “dự án xanh” bài bản, căn cơ và đang tạo được tiếng vang trên thị trường bất động sản thì không thể không kể đến dự án Forest in the Sky của Tập đoàn Flamingo Group. Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất trong khu nghỉ dưỡng 5 sao Flamingo Đại Lải Resort, Forest in the Sky được bao phủ bởi hơn 7,6 vạn cây xanh cùng 188 vườn treo Babylon độc đáo nuôi dưỡng nhiều giống hoa hồng quý.
Bà Lê Thị Vân Anh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Flamingo Group cho biết, toàn bộ 181 căn biệt thự trên cao Sky Villa là một bước đột phá về kiến trúc. Tiếp nối thành công của công viên nghệ thuật ngoài trời Flamingo Art in the Forest, bên trong mỗi căn biệt thự lại là một không gian hội họa riêng biệt và đặc sắc, trưng bày các tác phẩm tranh vẽ độc đáo của nhiều họa sĩ khác nhau với bút tích từ chính tác giả. Ngoài ra, dự án còn có tổ hợp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng đầu châu Á - SEVA Spa & Beauty Destination, trung tâm giải trí Flamingo Play World, bể bơi ốc đảo bốn mùa Palm Pool, vườn địa đàng Flamingo Babylon, hay trung tâm thể hình Fitness Centre.
Với những thiết kế đặc biệt kể trên, Flamingo Đại Lải Resort đã chính thức đón nhận 4 kỷ lục mới nhất từ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, nâng tổng số giải thưởng và kỷ lục đặc biệt lên đến con số 46. Trong số đó, có 3 kỷ lục mới được trao cho Forest in the Sky nói riêng (tòa nhà có số lượng vườn treo nhiều nhất Việt Nam, tòa nhà có vườn treo độc đáo và lớn nhất Việt Nam, cùng tổ hợp Spa chăm sóc sức khỏe và làm đẹp lớn nhất Việt Nam - SEVA Spa & Beauty Destination) và 1 kỷ lục dành cho quần thể nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort - Khu Resort có số lượng giải thưởng kiến trúc nhiều nhất Việt Nam.
Thế giới đã có cuộc cách mạng về công trình xanh từ năm 1990 trong khi Việt Nam mới đang chỉ ở vạch xuất phát với thị phần khá nhỏ, chỉ khoảng 100 công trình xanh. Tuy nhiên đến nay, công trình xanh đã trở thành xu thế tất yếu bởi giúp gia tăng giá trị sức khỏe, tuổi thọ, chỉ số hạnh phúc của cộng đồng thông qua không gian xanh, tiện ích xanh và lối sống xanh mà họ sẽ được hưởng.
An Bình (Theo Hà Nội mới)