29/10/2018
Với tốc độ phát triển như hiện nay, nước Đức cũng có thể sớm hoàn thành mục tiêu 50% năng lượng tái tạo trước năm 2030, đồng thời, tiến đến cột mốc loại bỏ hoàn toàn nguồn điện từ năng lượng hóa thạch và hạt nhân vào năm 2050.
Theo đánh giá của Cơ quan Môi trường Liên bang Đức, chi phí chuyển đổi sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo thậm chí còn ít hơn nhiều so với số tiền mà nước này phải bỏ ra để giải quyết hậu quả về môi trường, biến đổi khí hậu trong tương lai.
Trong nửa đầu năm 2018, tỷ lệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo ở Đức - bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện, điện sinh học đã chiếm 36% tổng sản lượng điện toàn Liên bang. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ điện từ năng lượng tái tạo đã vượt qua tỷ lệ điện từ nguồn than đá, một cột mốc rất quan trọng trong tiến trình xây dựng nền kinh tế xanh của nước Đức.
Hiện tại, Đức cũng đã đóng cửa một số cơ sở trong tổng số 17 nhà máy điện hạt nhân trên toàn Liên bang. Những nhà máy được xây dựng từ năm 2013 vẫn tiếp tục hoạt động cho đến năm 2022, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Đức. Còn các nhà máy điện than cũng sẽ dần phải đóng cửa, do vấn đề ô nhiễm môi trường mà chúng gây ra.
Bích Hồng