Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 01/11/2024

Tăng cường công tác truyền thông về sự nguy hại của các chất hữu cơ khó phân hủy (POP/PCB)

15/09/2015

     Ngày 11/7/2014, tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Môi trường (Ban Quản lý Dự án) đã tổ chức Tọa đàm về các chất POP/PCB và giới thiệu các kết quả/sản phẩm của Dự án quản lý PCB tại Việt Nam. Tọa đàm nhằm nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về sự nguy hại của các chất hữu cơ khó phân hủy POP/PCB; Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin về hoạt động quản lý an toàn POP/PCB và một số hóa chất độc hại. Đồng thời, giới thiệu các kết quả, sản phẩm của Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam và các hoạt động liên quan khác của Bộ TN&MT, Bộ Công Thương; Đánh giá việc phổ biến và tiếp nhận thông tin của nhà báo về POP/PCB.   Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) Trần Thế Loãn phát biểu tại buổi Tọa đàm        Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) Trần Thế Loãn cho biết, POP/PCB là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong môi trường, có thể di chuyển và phát tán xa, có khả năng tích lũy sinh học cao, tích tụ theo các chuỗi thức ăn như dầu biến thế, dầu công nghiệp, chất phụ gia… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Năm 2010, Dự án quản lý PCB tại Việt Nam đã được triển khai với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân hàng Thế giới. Dự án nhằm thực hiện Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về POP/PCB. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam kết thời hạn dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028.   Toàn cảnh buổi Tọa đàm        Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia của Dự án đã trình bày tóm tắt về hoạt động kiểm soát ô nhiễm hóa chất POP/PCB tại Việt Nam; Những ảnh hưởng của PCB đến môi trường và sức khỏe con người; Các văn bản quy định việc quản lý, sử dụng PCB; Một số hoạt động và sản phẩm truyền thông liên quan đến Dự án; Vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông về BVMT đối với hóa chất nói chung và PCB nói riêng…      Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã cùng thảo luận, trao đổi về phương án truyền thông, việc kiểm soát ô nhiễm hóa chất POP/PCB tại Việt Nam; Kế hoạch hoạt động của Công ước Minamata về thủy ngân trong thời gian tới… nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý POP/PCB tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu quản lý an toàn và giảm thiểu phát sinh các chất POP/PCB theo đúng lộ trình và cam kết trong Công ước Stốckhôm.   Bùi Hằng
Ý kiến của bạn