25/06/2024
Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê quyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau, với tổng diện tích 27.000 ha, trong đó diện tích các phân khu chức năng 18.000 ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.000 ha, phân khu phục hồi sinh thái 11.230 ha và phân khu dịch vụ - hành chính 3.970 ha) và vùng đệm 9.000 ha.
Việc thành lập Khu bảo tồn nhằm mục tiêu bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các loài sinh vật biển, loài quý hiếm có nguy có tuyệt chủng, loài có giá trị kinh tế, khoa học sống trong khu bảo tồn; bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học biến gắn với phát triến du lịch sinh thái bền vững, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân địa phương, góp phần phát triến kinh tế biến; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triến đa dạng sinh học biển.
Cụ thể, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù và quan trọng như: Rạn san hô đảo Hòn Chuối và Hòn Hàng; bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên độc đáo của cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng.
Phục hồi, tái tạo tự nhiên kết hợp với nhân tạo hệ sinh thái rạn san hô tại các khu vực bị suy thoái xung quanh đảo Hòn Chuối và Hòn Hàng. Bảo vệ, phục hồi và phát triển quần thể của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị bảo tồn, đặc biệt là các loài di cư như: thằn lằn đuôi vàng, sóc bông Hòn Khoai, bồ câu, đại bàng biển bụng trắng, san hô cành, tôm hùm đá, trai bàn mai, trai ngọc nữ…; bảo vệ các loài thuỷ sản: tôm he, tôm kính, cá chai, cá đục, cá bơn lưỡi bò, cá trích, cá bống trắng, cá lượng, cá đù, cá đục, cá đối, cá chim trắng, cá trỏng, cá trích, cá khế… tại vùng ven biển phía Đông Hòn Khoai và phía Tây Ngọc Hiển.
Cùng với đó, giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác động làm suy giảm chất lượng môi trường, cấu trúc của hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản và tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển, thích ứng với những biến động tự nhiên và biến đổi khí hậu…
Đối tượng bảo tồn gồm: hệ sinh thái san hô, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực bảo tồn, đặc biệt là các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và khoa học.
Bên cạnh đó, dự án phục hồi hệ sinh thái, sẽ tiến hành nghiên cứu, áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị để phục hồi và bảo tồn loài quý hiếm; tiếp tục thả rạn nhân tạo làm nơi trú ẩn, sinh trưởng cho các loài thuỷ sản; xây dựng chương trình bảo tồn loài thằn lằn đuôi vàng và sóc bông trên đảo Hòn Khoai.
Loại hình khu bảo tồn: Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.
Đối tượng bảo tồn: Hệ sinh thái san hô, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực bảo tồn; đặc biệt là các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và khoa học.
Phạm vi khu bảo tồn biển: Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau có phạm vi bao gồm vùng biến xung quanh các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, cụ thể:
- Cụm đảo Hòn Khoai: Phạm vi ranh giới Khu bảo tồn biển kéo dài từ đầu đến cuối và song song với đảo Hòn Khoai hưóng ra phía biển về phía Tây Bắc. Điểm gần nhất cách bờ (Khu du lịch Khai Long) khoảng 9,15 km và cách cửa biển Đất Mũi khoảng 14,2 km.
- Cụm đảo Hòn Chuối: Phạm vi ranh giới Khu bảo tồn biển được xác định từ mép đảo ra phía biến 2,5 km xung quanh đảo Hòn Chuối nối liền với Hòn Hàng. Điểm từ trung tâm đảo Hòn Chuối cách cửa biển Sông Đốc khoảng 33,4 km và cách cửa biến Cái Đôi Vàm khoảng 31,2 km.
- Cụm đảo Hòn Đá Bạc: Phạm vi ranh giới Khu bảo tồn biển được xác định từ kè chắn sóng hiện hữu kéo dài bao trùm toàn bộ khu vực thả rạn nhân tạo tại vùng biển Khánh Bình Tây. Điểm xa nhất cách cửa biển Hòn Đá Bạc khoảng 19,8 km và cách vuông góc với đường bờ xã Khánh Bình Tây Bắc khoảng 19,5 km.
Hồng Cẩm