Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 01/11/2024

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

01/04/2024

    Trước sức ép môi trường đang gia tăng, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, xử lý mới đủ sức giải quyết các vấn đề môi trường do phát sinh rác thải hiện nay đang đặt ra.

    1. Quy định pháp luật về phân loại CTRSH

    Tại Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định. Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định: CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

    a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.

    b) Chất thải thực phẩm.

    c) CTRSH khác.

    Khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:

    a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH;

    b) Chất thải thực phẩm và CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

    Khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTRSH sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

    a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

    b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

    c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

    d) CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

    Tại Khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 75 của Luật này. Khoản 5 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển CTRSH đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH.

    Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ CTRSH theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao CTRSH cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

    2. Ý nghĩa của việc phân loại CTRSH tại nguồn

    * Ý nghĩa của việc phân loại CTRSH tại nguồn:

    - Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến.

    - Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm.

    - Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.

    - Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

    - Phân loại CTRSH tại nguồn làm giảm lượng tỷ lệ chất thải rắn trơ chôn lấp - tiết kiệm tài nguyên đất; giảm ô nhiễm môi trường.

    - Tăng lượng rác tái chế, tái sử dụng - tận dụng, tiết kiệm tài nguyên; mang lợi ích kinh tế cho gia đình; gây quỹ cho hoạt động cộng đồng.

    - Là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội, đối với thành phố.

    * Tác hại của việc không phân loại CTRSH tại nguồn:

    - Khối lượng CTRSH cần xử lý lớn.

    - Hỗn hợp CTRSH chưa phân loại rất khó xử lý hiệu quả.

    - Diện tích đất cần sử dụng để xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp tăng nhanh.

    - Không tận dụng được tài nguyên từ nguồn CTRSH, ví dụ như: chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng giúp tiết kiệm khai thác nguyên liệu tự nhiên; chất thải thực phẩm làm phân compost và các CTRSH còn lại có thể đốt thu năng lượng.

    - Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.

    - Tốn nhiều chi phí xử lý, cải tạo đất để sử dụng lại sau khi đóng cửa bãi chôn lấp.

    3. Hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn

    Tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: CTRSH (hay còn gọi là rác) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

    - Rác có khả năng tái sử dụng, tái chế

    - Rác thực phẩm.

    - Rác sinh hoạt khác.

  • Rác thực phẩm

    - Rác thực phẩm bao gồm rác nhà bếp (thức ăn thừa;  rau quả, trái cây hư hỏng; vỏ trứng, sò, ốc; bã trà, bã cà phê; cành hoa; rác vườn (cỏ, hoa lá, cành cây nhỏ; xác động vật nhỏ,...). 

    - Bỏ rác vào thùng chứa màu xanh hoặc túi (bọc) màu trong, màu xanh.  Nếu bỏ rác vào túi phải đánh dấu trên túi đựng rác để phân biệt trước khi bàn giao cho đơn vị thu gom.

    - Các việc nên làm: Loại bỏ nước (nếu có) trong rác thực phẩm để giảm khối lượng,  hạn chế mùi hôi và côn trùng phát sinh trong quá trình lưu trữ; Tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho vật nuôi; Có thể tự ủ phân hữu cơ từ rác thực phẩm tại nhà để bón cho cây trồng

  • Rác sinh hoạt khác

    - Rác sinh hoạt khác bao gồm các vật dụng đựng thức ăn bị nhiễm bẩn (túi ni lông, hộp xốp, hộp nhựa), vỏ bánh kẹo, đầu lọc thuốc lá, các loại giấy có cán màng, giấy than, giấy ảnh, bông băng y tế tại gia đình, băng, giấy, tã vệ sinh; đồ bằng gốm sứ, thủy tinh; vải sợi, quần áo, khăn, giày dép cũ rách, găng tay cao su, thú nhồi bông, đồ da cũ; đồ chơi, mút xốp, ô dù, vật dụng bằng nhựa cứng, văn phòng phẩm, đĩa CD, DVD,…

    - Bỏ rác vào thùng chứa màu xám hoặc túi (bọc) màu tối, màu xám. Đây là nhóm rác sau khi thu gom được đưa về khu xử lý rác để chôn lấp hợp vệ sinh.

  • Rác tái chế

    - Rác tái chế bao gồm các loại đồ đựng bằng nhựa (chai, bình, ống, can, thùng, hộp, khay đựng…); túi ni lông, các vật dụng bằng nhựa khác; giấy vở, sách báo, tạp chí, thùng carton, giấy gói, hộp sữa, tờ rơi, hộp bánh kẹo…; vỏ lon bia, nước ngọt, hộp sữa thiếc, nồi chảo, móc kim loại, vật dụng bằng kim loại…

    - Thu gom vào túi/ thùng riêng để bán phế liệu hoặc giao cho đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt.

    Ngoài ra, căn cứ điểm 2 và điểm 6, Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn quy định về chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và rác thải cồng kềnh:

    - Rác thải cồng kềnh: là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây. các hộ dân chủ động liên hệ đơn vị thu gom để thỏa thuận thu gom vận chuyển.

    - Chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sinh hoạt: pin, bình đựng hóa chất tẩy rửa, bình xịt côn trùng thải; bóng đèn, thiết bị điện tử, gia dụng hư hỏng. Đây là nhóm rác sau khi thu gom sẽ được đưa về cơ sở có chức năng xử lý để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường hoặc điểm thu hồi chất thải nguy hại tại địa  phương.

    4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH

    Xác định vai trò, sứ mệnh quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước Trung ương về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, thể chế trong lĩnh vực môi trường liên quan đến quản lý  chất thải nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH; trong đó   đã phân định rõ các nhóm chất thải theo nguồn gốc phát sinh và đặc tính để có các quy định quản lý phù hợp; hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý nhằm thu hút các nguồn lực, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTRSH…

    Việc quản lý CTRSH là vấn đề phải thựchiện quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, thống nhất và có sự chung tay của nhiềucấp, nhiều ngành, của người dân, doanh nghiệp cùng toàn xã hội. Để nâng caohiệu quả quản lý CTRSH, thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và quản lý CTRSH; rà soát, phân công trách nhiệm cụ thể của các cơ quan chuyên môn của địa phương trong quản lý CTRSH đảm bảo thống nhất trên toàn quốc; thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dânđầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các bao bì, sản phẩm khó phân hủy…

    Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộngđồng về quản lý CTRSH và chất thải nhựa; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường của người dân; Trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý CTRSH…

Hồng Nhung

Ý kiến của bạn