Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 01/11/2024

9 nội dung chính trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030

22/02/2024

    Ngày 6/2/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 161/QĐ-TTg phê duyệt duyệt kế hoạch thực hiện xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh giai đoạn đến năm 2025 để cụ thể hóa nội dung Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên nước và giám sát tài nguyên nước quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước. (Ảnh minh họa)

    Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, Kế hoạch đề ra 9 nội dung chính bao gồm: (1) Lập, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; (2) Lập, rà soát các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước; (3) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng thể chế, chính sách; (4) Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên nước và giám sát tài nguyên nước quốc gia; (5) Điều hòa, phân phối, phát triển tài nguyên nước; (6) Nâng cao hiệu quả sử dụng nước; (7) Chương trình an toàn đập, hồ chứa nước; (8) Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; (9) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.

    Trong đó, các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương cần khẩn trương hoàn thành các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông chưa được ban hành; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông sau khi được ban hành; lập, rà soát các quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh, quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 2 tỉnh trở lên, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được ban hành để phù hợp với các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đã được phê duyệt và đồng bộ với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

    Lập, rà soát các quy hoạch cấp, thoát nước đô thị đã được ban hành để phù hợp với các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đã được phê duyệt và đồng bộ với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

    Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng thể chế, chính sách về tài nguyên nước trong Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và pháp luật có liên quan, bao gồm những nội dung chính: Xây dựng cơ chế chính sách về điều hòa, phân phối nguồn nước thông qua hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định trên cơ sở quản lý vận hành các hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước;

    Rà soát, bổ sung chính sách về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo hướng tính đúng, tính đủ giá trị của tài nguyên nước; Xây dựng Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);

    Rà soát, xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các Thông tư, Định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước; Kiện toàn các tổ chức lưu vực sông;

    Rà soát, hoàn thiện quy định, chính sách, nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước; Rà soát, bổ sung chính sách về dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ, phát triển rừng, nguồn sinh thủy…

    Nghiên cứu, nâng cao hiệu quả việc điều tiết để tăng khả năng tích trữ nước của các hồ chứa thủy lợi; nghiên cứu các giải pháp trữ lũ, giữ nước ngọt, tích trữ nước nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

    Thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Xây dựng giải pháp chủ động nguồn nước cho các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các hải đảo;

    Kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi phù hợp chức năng nguồn nước, mục tiêu chất lượng nước và dòng chảy tối thiểu;

    Xây dựng và thực hiện đề án thí điểm cải thiện, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm trên khu vực sông Nhuệ-Đáy, sông Cầu; hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và sông Ngũ Huyện Khê. Trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ xem xét triển khai các dự án cải thiện, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm sông Vu Gia, hạ lưu sông Trà Khúc (sau đập Thạch Nham), thượng lưu sông Ba (sau đập An Khê) và hạ lưu khu vực sông Đồng Nai;

    Đồng thời, phục hồi, bảo vệ các khu vực, tầng chứa nước dưới đất bị suy giảm mực nước, ô nhiễm, nhiễm mặn; hoàn thành việc phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khoanh vùng các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; Phân vùng mức độ khan hiếm nước, dự báo, cảnh báo mức độ thiếu nước, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước phục vụ điều hòa phân phối nguồn nước và xây dựng bộ chỉ số an ninh nguồn nước; Triển khai thực hiện các Chương trình, dự án nhằm tăng cường năng lực thoát nước, chống ngập và xử lý nước thải đô thị.

Châu Long

Ý kiến của bạn