Banner trang chủ

Tái chế chất thải từ chế biến cà phê ướt

15/09/2015

     Lâm Đồng có tới 162.000 ha diện tích đất trồng cà phê (lớn nhất Tây Nguyên và cả nước), trung bình mỗi năm, sản lượng cà phê của Đắc Lắc thu được khoảng 320.000 tấn. Tuy nhiên, viêc xử lý bã và nước thải sau chế biến cà phê ướt đang là vấn đề nam giải hiện nay.          Công nghệ mới: Lợi nhiều nhưng phát sinh ô nhiễm      Cả tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 100 doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê, nhưng chỉ có hơn 20 doanh nghiệp có vườn cây và có quy trình chế biến tương đối đồng bộ và khép kín (tương đương khoảng 20% sản lượng), còn lại 80% sản lượng vẫn do nhân dân tự thu hái, chế biến, bảo quản theo cách truyền thống rất thô sơ, đơn giản, nên không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng thất thoát rất lớn và sản phẩm kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao.      Được sự quan tâm, hỗ trợ của Chương trình khuyến công quốc gia, mà đầu mối là Cục Công nghiệp Địa phương, Sở Công nghiệp Đắc Lắc và một số cơ quan khác,  các cụm hộ nông dân trồng cà phê ở Đắc Lắc đã được chuyển giao công nghệ chế biến cà phê ướt .      Khác với cách làm truyền thống, quy trình chế biến cà phê ướt được bắt đầu từ khâu thu nhận quả tươi, sau đó dùng băng tải chuyển qua máy tách tạp chất và rửa quả. Tiếp đó, gầu tải chuyển những quả cà phê tốt, nặng chìm phía dưới vào máy xát vỏ, là một máy xát hàm vấu (có cả công đoạn thô và tinh). Cà phê xát vỏ xong, được bơm nước để đánh, rửa nhớt (từ vỏ tươi), sau đó chuyển sang máy sấy tĩnh. Sản phẩm đã được sấy khô này gọi là cà phê thóc. Chính vì được tróc sạch vỏ và nhớt, lại được sấy khô bằng máy, nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao, dễ bảo quản và thuận tiện khi bán ra thị trường.       Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế cho ra sản phẩm chất lượng hơn thì việc chế biến ướt đã cho ra một lượng nước thải lớn và bã vỏ cà phê ước, gây nan giải đối với môi trường bởi thành phần trong nước thải chế biến cà phê có hàm lượng BOD, COD SS cao, độ pH thấp, và nhiều các hợp chất hữu cơ, nito và photpho.      Giải quyết vấn đề này, Viện Môi trường Nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện nhiệm vụ môi trường "Xử lý ô nhiễm và tập huấn quản lý môi trường trong các cơ sở chế biến cà phê  nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" do TS. Đặng Thị Phương Lan chỉ trì. Các hoạt động của nhiệm vụ triển khai tại một số doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến cà phê ướt ở các tỉnh Đắk Lắc, Kon Tum và Lâm Đồng và cho kết quả khả quan.       Tái tạo phế phẩm – xử lý nước thải giảm nguy cơ ô nhiễm      Đối với nước thải phát sinh từ các nhà máy chế biến cà phê, các nhà khoa học  lắp đường ống để dẫn tới hố thu gom. Tại đây sẽ được lắp đặt song chắn rác để loại bỏ những loại rác có kích thước lớn để bảo vệ các thiết bị kế tiếp.  Sau khi được loại bỏ rác nước tiếp tục được đưa đến bể điều hòa, tại đây sẽ nhờ hệ thống khuấy trộn mà nước thải được điều hòa nồng độ và liều lượng thích hợp,      Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được đưa qua bể UASB và được bơm khí tại đây giúp cho vi sinh vật bám dính lên giá thể để có thể phân hủy và hấp thụ các chất hữu cơ làm dinh dưỡng sống và tiếp theo được đưa qua bể aerotank tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa và photpho hóa, giúp chuyển hóa nito và photpho thành những hợp chất dễ hấp thụ của vi sinh vật làm dinh dưỡng. Nước tiếp tục sẽ được chuyển qua bể bùn sinh học tại đây lượng bùn được thu gom và tạo điều kiện cho bông bùn lắng xuống đáy bể. Bùn sau khi được lắng sẽ đưa qua máy ép bùn và sau đó được đưa qua sân phơi bùn nhằm giảm mùi hôi thối.      Và tiếp theo là bể keo tụ tạo bông, mục đích của bể này là làm giảm độ đục và độ màu, cặn lơ lửng và vi sinh. Và nước thải sẽ được đưa qua bể lắng 2, tại đây bùn sẽ trượt về phía đáy bông bùn sẽ được lắng xuống đáy và được thu gom đưa về bể chứa bùn và xử lý. Cuối cùng sẽ đưa qua bể khử trùng, tại đây sẽ châm thêm hóa chất như chlo, … để tiêu diệt vi sinh vật có hại và để nước đầu ra đạt TCVN.      Kết quả kiểm tra mô hình cho thấy các biện pháp xử lý nước thài sau chế biến cà phê từ nhiệm vụ đạt kết quả cao, nước không còn mùi, trong và đạt quy chuẩn cho phép. Phương pháp triển khai mô hình phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa (80 m3nước thải/ngày). Chủ doanh nghiệp chế biến cà phê Như Tùng cho biết trước đây doanh nghiệp cũng có xây hệ thống xử lý nước thải, có áp dụng một số công nghệ xử lý nước thải nhưng không hiệu quả, nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Khi ứng dụng các  mô hình từ nhiệm vụ này, nhất là với sự bám sát của cán bộ và ứng dụng các chế phẩm của Viện, nước thải đã đạt chuẩn thải ra môi trường, được các cơ quan, ban ngành của địa phương đánh giá cao, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất nhưng vẫn bảo đảm công tác bảo vệ môi trường.      Đối với mô hình xử lý bã thải sau chế biến cà phê làm phân bón sử dụng chế phẩm vi sinh của Viện, các hộ nông dân làm mô hình đánh giá bã thải phân hủy nhanh, khử mùi rất tốt, phân bón có hàm lượng mùn cao, khi bón cho cây rau cho thấy hiệu quả rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp để bón trở lại cho cà phê.      Mô hình xử lý nước thải và bã thải sau chế biến làm phân bón hữu cơ sinh học được đánh giá có tiềm năng triển khai nhân rộng cho các doanh nghiệp tại Lâm Đồng nhằm phát triển sản xuất và BVMT. Theo Monre
Ý kiến của bạn