13/10/2013
Quảng Ninh là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội và là địa phương đi đầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, tạo nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện sau năm 2020. Tuy nhiên, Quảng Ninh đang phải đối mặt với nhiều thách thức về phát triển bền vững do có sự mâu thuẫn trong phát triển kinh tế và BVMT.
Trước thực tế đó, Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và BVMT hướng tới phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, chú trọng đầu tư và từng bước nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường (KPSNMT) được tỉnh rất quan tâm. Công tác sử dụng KPSNMT 6 năm qua tại Quảng Ninh được thể hiện ở Bảng 1:
TT |
Nội dung |
Thực hiện 6 năm (2007 - 2012) |
Kinh phí phân bổ theo năm (triệu đồng) |
|||||
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
|||
1 |
SNMT do các ngành của tỉnh thực hiện chi |
307.286 |
50 |
300 |
430 |
4.149 |
1.033 |
301.324 |
2 |
SNMT do các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo phân cấp nhiệm vụ chi |
1.226.794 |
48.419 |
71.481 |
76.294 |
129.372 |
247.000 |
654.228 |
3 |
Kinh phí thực hiện xử lý chất thải và vệ sinh môi trường tại các cơ sở y tế |
4.340 |
625 |
680 |
775 |
930 |
1.330 |
0 |
Tổng cộng (1+ 2+ 3) |
1.538.420 |
49.094 |
72.461 |
77.499 |
134.451 |
249.363 |
955.552 |
Bảng 2. So sánh mức chi KPSNMT với chi NSNN của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 -2012
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Năm |
|||||
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
|||
1 |
Chi KPSNMT |
Tỷ đồng |
49,094 |
72,461 |
77,499 |
134,451 |
249,363 |
955,552 |
2 |
Chi NSNN |
Tỷ đồng |
4.966 |
5.714 |
7.314 |
8.771 |
12.199 |
12.838 |
3 |
Tỷ lệ % (1:2) |
% |
0,98 |
1,27 |
1,06 |
1,53 |
2,04 |
7,44 |
Theo số liệu thống kê, với mức chi tăng đều qua các năm, Quảng Ninh đảm bảo yêu cầu đề ra (chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) và tăng dần tỷ lệ theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế), trong đó năm 2012 tăng cao tới 7,44%, do thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 1/12/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Để thực hiện Nghị quyết này, Quảng Ninh tập trung nguồn lực cho công tác BVMT nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ "nâu" sang "xanh" và khắc phục các vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn. Đây là năm đầu tiên NSNN của tỉnh bố trí một khoản KPSNMT cho khối tỉnh (do Sở TN&MT và Sở Y tế tham mưu) phân bổ 300 tỷ đồng giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường trong năm, do đó tỷ lệ % KPSNMT so với tổng chi NSNN của tỉnh tăng đột biến.
Quảng Ninh khai thác nguồn du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường
Ngân sách tỉnh thực hiện chi các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm như: Hoạt động quan trắc và phân tích môi trường, đánh giá hiện trạng và các tác động của môi trường địa phương; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường... Các nhiệm vụ, dự án không thường xuyên như: Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình ô nhiễm; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (ONMT) nghiêm trọng; xử lý, chôn lấp, kiểm soát các nguồn thải và các điểm ONMT tồn lưu; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh... Đối với các cơ sở y tế đảm bảo công tác xử lý chất thải nguy hại và vệ sinh môi trường tại các bệnh viện.
Ngân sách cấp huyện thực hiện chi: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt trên địa bàn địa phương; rác thải tại các cơ sở y tế, trường học thuộc cấp huyện quản lý; đảm bảo vệ sinh các công trình công cộng như công viên, vườn hoa, cây xanh vỉa hè, cống rãnh thoát nước... Các dự án, nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường thuộc thẩm quyền của cấp huyện; công tác tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng...
Nguồn KPSNMT của Quảng Ninh chủ yếu tập trung phân bổ cho Sở TN&MT, Sở Y tế và các địa phương, trong đó các ngành khác không được phân bổ kinh phí này. Nguồn kinh phí được phân bổ cho các cơ quan cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào các hoạt động quan trắc môi trường, điều tra cơ bản về TN&MT, các hoạt động tuyên truyền và xử lý chất thải vệ sinh môi trường các cơ sở y tế. KPSNMT của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tập trung cho các hoạt động chủ yếu như: Nạo vét cống rãnh; xử lý rác; chăm sóc cây xanh, khuôn viên; quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng; xử lý nước thải; tưới đường. Hầu hết, các nhiệm vụ này chưa phù hợp với các nhiệm vụ chi theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT- BTC- BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ TN&MT hướng dẫn việc quản lý KPSNMT.
Mặc dù Quảng Ninh đã tích cực đầu tư cho công tác BVMT, tuy KPSNMT vẫn thấp so với yêu cầu thực tế. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng KPSNMT, Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường. Có thể thấy rõ, nguồn tài chính của tỉnh cho công tác BVMT vẫn từ NSNN, trong đó chủ yếu là nguồn KPSNMT. Tuy nhiên, chi sự nghiệp môi trường là nguồn chi thường xuyên nên không thể giải quyết được hết các vấn đề môi trường, đặc biệt là giải quyết hậu quả ONMT do hoạt động khai thác than nhiều năm để lại. Để ổn định tỷ lệ phân bổ hàng năm, đề xuất tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường Quảng Ninh lên 2% tổng chi NSNN của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu BVMT và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Hai là, ban hành“Quy định quản lý và sử dụng KPSNMT trên địa bàn tỉnh”. Trong đó tập trung phân bổ cụ thể tỷ lệ chi KPSNMT giữa cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã, giữa các cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố); Xây dựng quy trình về việc lập dự toán, hạch toán kế toán, đề cương nhiệm vụ; Phân định rõ vai trò của cơ quan tài chính và cơ quan TN&MT trong việc tham mưu quản lý sử dụng KPSNMT của tỉnh.
Ba là, bồi dưỡng kiến thức về quản lý KPSNMT cho cơ quan quản lý TN&MT địa phương. Tỉnh có thể lồng ghép nội dung này trong kế hoạch tăng cường năng lực cho cơ quan TN&MT các cấp hàng năm. Xây dựng bộ tài liệu thành các chuyên đề ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu phù hợp cho từng đối tượng học viên.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, Quảng Ninh sẽ thực hiện tốt công tác BVMT triển bền vững, phù hợp với định hướng của tỉnh là chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”.
Nguyễn Thu Huyền
Chi cục BVMT tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Tạp chí MT, số 7/2013