Banner trang chủ

Giải pháp hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển trước thách thức của biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phía Nam

15/09/2015

     Ngày 9/7/2015, tại Bình Thuận đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Bàn giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phía Nam”. Tham dự Hội thảo có nhà quản lý, khoa học, nghiên cứu và đại diện lãnh đạo 22 tỉnh thành phía Nam.      Các tỉnh, thành phía Nam (từ Ninh Thuận đến Kiên Giang) có chiều dài bờ biển khoảng 1.200 km, với nhiều cửa biển, vịnh, là nơi đây chứa đựng nhiều hải sản quý như đồi mồi, hải sâm, tôm, cá, mực…), góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, trong nhiều thập niên trở lại đây, khí hậu đã, đang biến đổi theo hướng tiêu cực và biểu hiện ngày càng rõ rệt. Hạn hán, lũ lụt xảy ra bất thường, nắng nóng có xu hướng gia tăng cả về cường độ, tần suất và thời gian, tác động xấu đến phát triển kinh tế và môi trường. Các nhà khoa học đã dự báo, do ảnh hưởng của El Nino nên tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn sâu vào vùng cửa sông tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Trung bộ và kéo dài tới tháng đầu 9/2015.   BĐKH tác động mạnh đến đời sống và kinh tế củangười dân        Bình Thuận là một trong những nơi có thời tiết biến động dị thường thể hiện rõ nét của sự tác động mạnh về biến đổi khí hậu trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở do sóng cao kết hợp triều cường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và tính mạng của người dân. Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết thuỷ văn nguy hiểm như nắng nóng, bão lũ, lốc xoáy xảy ra thường xuyên đã làm thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, các công trình và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, riêng năm 2013, tổng giá trị thiệt hại của tỉnh do thiên tai lên tới khoảng 87 tỷ đồng.       Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe tham luận về sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống và sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng; Nguyên nhân khách quan tại một số vùng biển thường xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế vùng ven biển cũng như việc khai thác tiềm năng kinh tế biển; Đề xuất giải pháp khả thi để phát triển kinh tế biển bền vững… Theo đó, để các vùng ven biển phía Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế; Chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về lĩnh vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo. Đồng thời, cần hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản…   Nam Hưng  
Ý kiến của bạn