Banner trang chủ

Tập đoàn Tín thành - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo tuần hoàn

15/07/2021

     Tập đoàn Tín Thành (TTG) là doanh nghiệp hoạt động hàng chục năm trong lĩnh vực môi trường, nhiên liệu, năng lượng và nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, TTG đã trở thành doanh nghiệp hoạt động đa ngành, với nhiều đơn vị thành viên.

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình “Nông nghiệp - Năng lượng - Môi trường - Bền vững

từ cây cao lương” của TTG

     Là doanh nghiệp tiên phong trong việc sử dụng năng lượng tái tạo và giảm phát khí thải toàn cầu, TTG đã có nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong việc sử dụng nhiên liệu tái tạo (chủ yếu là Biomass) thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (NG, CNG, LPG, dầu DO, FO, than đá...). TTG đã và đang thực hiện thành công việc thay thế nhiên liệu cho hơn 30 nhà máy của các thương hiệu lớn tại Việt Nam như Bia Sài Gòn (Sabeco), Bia Hà Nội (Habeco), Bia Carlsberg, Coca-Cola, Cao su Đà Nẵng (DRC), Casumina, Tôn Hoa Sen, Vocarimex, Cholimex… TTG đã sử dụng nhiên liệu Biomass này để thay thế cho hàng triệu tấn dầu FO và góp phần giảm phát thải hàng triệu tấn CO2 cho nhiều địa phương trên cả nước. Hiện nay, TTG đang chuyển sang thời kỳ mới phát triển lĩnh vực công - nông nghiệp khép kín theo chuỗi giá trị gia tăng, thực hiện song song việc cấp điện, cấp hơi và đặc biệt là TTG có đủ nguồn nhiên liệu sinh khối (Biomass) từ cây cao lương sinh khối (Biomass Sorghum) để làm những tổ hợp phát điện và cấp hơi lớn. Mũi nhọn của TTG là sự kết hợp của chuỗi liên hoàn phát triển năng lượng tái tạo từ cây cao lương với năng lượng tái tạo từ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Do đó, TTG đã đặt mục tiêu để xây dựng Chương trình “Nông nghiệp - Năng lượng - Môi trường - Bền vững từ cây cao lương”.

Tổng Giám đốc Tập đoàn TTG và Tổng Giám đốc Công ty Đa Lộc ký kết hợp đồng hợp tác về việc xử lý rác thải

thành phân bón và viên nén RDF đốt phát điện từ rác

     Đối với năng lượng sinh khối từ Biomass Sorghum, qua kết quả trồng khảo nghiệm và thực nghiệm, TTG khẳng định rằng, cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt hóa thạch như than, dầu, khí là hoàn toàn khả thi.

     Đối với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, TTG có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư vào ngành môi trường, đặc biệt TTG đã nghiên cứu và chế tạo thành công công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, tạo ra các sản phẩm sau quá trình xử lý có thể sử dụng hiệu quả cho ngành năng lượng. Tất cả các nhà máy xử lý rác gần như 95% tự động hóa. Sau quá trình phân loại và xử lý, TTG thu hồi lại được 3 loại sản phẩm chính:

  • Sản phẩm hữu cơ từ mùn làm phân bón phục vụ cho các vùng trồng cây cao lương.
  • Sản phẩm vô cơ còn lại chuyển thành nhiên liệu đốt RDF (Refuse-Derived Fuel), để phát điện từ rác.
  • Sản phẩm vô cơ như chất thải trơ, tro xỉ, xà bần được dùng để sản xuất các loại gạch không nung.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc TTG Trần Đình Quyền tham dự Hội thảo Quốc tế về năng lượng tại Việt Nam và ký kết Thỏa thuận hợp tác 3 bên giữa TTG, Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội năng lượng Việt  Nam về việc phát triển bền vững năng lượng sinh khối từ cây cao lương (Sorghum)

     Với công nghệ này, TTG sẽ xử lý và giải quyết triệt để các bãi rác chôn lấp lâu năm dưới lòng đất và rác thải phát sinh hàng ngày, từ các khu dân cư và cơ sở công nghiệp khác nhau. Có thể nói rằng, công nghệ này rất phù hợp để xử lý vấn đề rác không được phân loại đầu nguồn tại Việt Nam như hiện nay. Công nghệ của TTG sẽ cho ra sản phẩm là nhiên liệu RDF dùng để đốt phát điện, không đốt rác tươi để phát điện như những công nghệ mà các nhà máy xử lý rác hiện nay đang áp dụng dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong môi trường và hậu xử lý.

     Ngoài ra, TTG đã hỗ trợ Tập đoàn Air Products (Hoa Kỳ) trong hơn hai năm, đóng góp cả về kỹ thuật và tài chính, để phát minh ra bằng sáng chế “Hệ thống làm giàu oxy tăng cường cho lò hơi công nghiệp tích hợp sấy khô nhiên liệu đốt sinh khối” và đang chờ Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office - USPTO) cấp chứng nhận quyền sở hữu. Phòng thí nghiệm do Air Products thực hiện cho thấy, bằng cách sử dụng sự kết hợp không khí giàu oxy và làm khô nhiên liệu bằng nitơ làm tăng hiệu suất lò hơi, tăng hiệu quả trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, qua đó làm giảm tiêu thụ nhiên liệu, tăng sản lượng hơi quá nhiệt. Việc tăng nhiệt độ ngọn lửa có kiểm soát làm cháy kiệt nhiên liệu, giảm lượng nhiên liệu chưa cháy hết, dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, đồng thời giảm phát thải SOx và NOx thấp hơn ra môi trường. Việc hợp tác mạnh mẽ và bền vững với Tập đoàn Air Products (Hoa Kỳ), một tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất khí tự nhiên như qxy, nitơ, argon với giá thành rẻ để đưa vào các lò hơi của các nhà máy phát điện, đây là điểm độc đáo và lợi thế to lớn của TTG.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc TTG Trần Đình Quyền tại vùng trồng cây cao lương (Sorghum)

     Vừa qua, TTG và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã ký kết thỏa thuận nguyên tắc cho “Dự án hợp tác thực hiện đồng đốt nhiên liệu co-firing cho Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình”. Việc thực hiện thử nghiệm đồng đốt nhiên liệu co-firing tại Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình với tỷ lệ biomass 30% thay cho than đưa vào lò hơi đã đạt được kết quả là lượng SOx và NOx phát thải vào môi trường giảm đến 95%.

     Cùng với đó, TTG đã ký kết “Hợp đồng Hợp tác phát triển nhà máy điện rác, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” với Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc để xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày + 100 tấn rác thải công nghiệp/ngày + 70 tấn lốp xe/ngày và phát điện từ rác với công suất 15MW. Đây sẽ là Nhà máy xử lý rác và phát điện từ rác thải đầu tiên tại Việt Nam với công nghệ của Việt Nam.

Sơn Tùng

 

 

Ý kiến của bạn