Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 22/11/2024

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

15/09/2015

          Đánh giá tác động môi trường và quy hoạch môi trường là những vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng Luật BVMT (sửa đổi)             Đây là ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tại buổi làm việc với Ban Soạn thảo Dự án Luật BVMT (sửa đổi), ngày 25/6/2013. Tham dự buổi họp có Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải và đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.             Một số nội dung cơ bản được Ban Soạn thảo đưa ra thảo luận như quy hoạch môi trường (QHMT), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết BVMT (CBM), kế hoạch BVMT, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT… Các thành viên Ban Soạn thảo nhất trí cho rằng, QHMT được luật hóa trong Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) sẽ là cơ sở khoa học và pháp lý về môi trường để xây dựng hoặc điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), với mục đích gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KT - XH và BVMT. Khi xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển KT - XH cấp quốc gia, cấp vùng hay cấp tỉnh, nhất thiết phải có những thông tin về các hệ sinh thái, các vùng bảo tồn đa dạng sinh học, khả năng chịu tải của môi trường…             Đánh giá tầm quan trọng của QHMT, ông Nghiêm Vũ Khải - Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) liên quan nhiều đến nội dung quy hoạch của các luật khác, do đó Ban Soạn thảo cần  rà soát các quy phạm giữa các luật có liên quan, tránh sự chồng chéo.             Đối với công tác ĐMC, Dự thảo đã quy định cụ thể hơn về nội dung của báo cáo ĐMC; quy định kết quả ĐMC phải được xem xét và tích hợp với nội dung của chiến lược, quy hoạch. Trên cơ sở ĐMC, các cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm lập ĐMC; bổ sung nội dung cần tham vấn và đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch trong nội dung báo cáo ĐMC.             Riêng với công tác ĐTM, các dự án phải báo cáo tiền khả thi hoặc phải xin chủ trương lập dự án, Dự thảo Luật BVMT đã quy định bắt buộc phải có 2 bước là ĐTM ban đầu và ĐTM chi tiết.             `Để cụ thể hóa các nội dung của Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), Bộ trưởng đề nghị, Ban Soạn thảo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. ·        Góp ý hoàn thiện Luật BVMT (sửa đổi) tại khu vực phía Bắc             Tiếp tục các hoạt động lấy ý kiến nhằm hoàn thiện Luật BVMT (sửa đổi), ngày 10/6/2013, Tổng cục Môi trường phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các Sở TN&MT thuộc các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.             Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đã được chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở tiếp thu 76 ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và các Sở TN&MT tại khu vực phía Nam; Bổ sung cụ thể và cập nhật những chính sách liên quan đến môi trường sau năm 2005; Tham khảo có chọn lọc một số kinh nghiệm quốc tế trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật. Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến chủ trì Hội thảo ngày 10/6/2013             Tại Hội thảo, đa số các đại biểu đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật đã toàn diện và chi tiết hơn, khắc phục những tồn tại của Luật BVMT năm 2005; Tạo sự gắn kết giữa BVMT thích ứng với biến đổi khí hậu; Khuyến khích hình thành văn hóa môi trường; Quy định rõ việc nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, vượt quá quyền hạn cho phép, làm trái các quy định về môi trường; Hạn chế sự lạm dụng trong sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường và tăng hiệu quả của ngân sách BVMT; Làm rõ hơn các quy định về thuế BVMT; Tạo sự chủ động, đảm bảo lợi ích cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về lĩnh vực môi trường; Quy định cụ thể về quyền được cung cấp thông tin, đối thoại, tham gia các hoạt động BVMT; Quyền được hồi tố; Quyền được hưởng các chính sách ưu đãi…             Đóng góp cho 20 nội dung cụ thể cần lấy ý kiến (Quy hoạch môi trường; ĐMC; ĐTM; CBM; Giấy phép môi trường; BVMT biển và hải đảo, nước sông và đất; Kế hoạch BVMT; Giấy chứng nhận các hoạt động liên quan đến BVMT; BVMT làng nghề, nhập khẩu phế liệu, quản lý chất thải, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước thải; Xử lý phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm; Ứng phó với sự cố môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường; Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT…), đại diện một số Sở TN&MT kiến nghị nên thay cam kết BVMT bằng kế hoạch BVMT; Về quy hoạch môi trường phải quy định thời gian cụ thể thực hiện quy hoạch là 10 năm, thay vì 5 năm và UBND cấp tỉnh được quyền phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, phải có hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về ĐTM; Xác định cụ thể các đối tượng phải lập báo cáo ĐMC, ĐTM, CBM và trách nhiệm của Bộ TN&MT, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như UBND cấp tỉnh trong công tác thẩm định ĐMC. Trong khi đó, nội dung về nước thải còn sơ sài, nên quy định rõ trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải bồn cầu của các khu du lịch; Bổ sung thêm quy định các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ TN&MT trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về môi trường. Không nên trao quyền quản lý môi trường cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mà tăng cường nguồn lực BVMT cho các cấp cơ sở (cụ thể là UBND xã, huyện, tỉnh); Yêu cầu thành lập tổ công tác chuyên trách về BVMT tại các địa phương; Khuyến khích xây dựng hương ước về BVMT; Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ Quốc phòng và Công an trong phòng chống tội phạm về môi trường CHÂU LOAN Nguồn: Tạp chí MT, số 6/2013    
Ý kiến của bạn