Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 22/11/2024

Các giải pháp số có thể là chìa khóa giúp Đông Nam Á ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

16/10/2024

    Một báo cáo do Google và Deloitte công bố mới đây cho thấy, các quốc gia đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vốn có ít nguồn lực nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các dự án thích ứng, trong khi vẫn dễ bị tổn thương trước các cú sốc về khí hậu. Trong bối cảnh đó, các giải pháp số có thể là chìa khóa giúp khu vực này tăng cường khả năng phục hồi trước những tổn thất kinh tế và các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

    Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nặng nề đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là vấn đề mực nước biển dâng cao là nguyên nhân đe doạ đến cơ sở hạ tầng, cuộc sống của người dân các nước trong khu vực. Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Deltares, Hà Lan, hiện nay, khoảng 157 triệu người đang sống ở những nơi thấp 2 m so với mực nước biển, con số này sẽ tiếp tục tăng lên nếu như mực nước biển dâng cao trong những thập niên tới. Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) còn đưa ra cảnh báo mực nước biển có thể sẽ dâng thêm 0,8 m  năm 2100). Nếu như mực nước biển tăng lên 1m khiến cho một số vùng đồng bằng đông dân cư sẽ chìm sâu trong nước, 28 triệu người tại Indonesia, 23 triệu người tại Thái Lan và 38 triệu người Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ đó. 

    Hiện nay, các nước Đông Nam Á luôn nỗ lực thực hiện để đạt phát thải ròng bằng 0 và đạt được mục tiêu nhiệt độ không vượt ngưỡng 1,5 độ C cho tới năm 2030, tuy nhiên, những chiến lược của các nước để đạt được mục tiêu đó vẫn vướng phải những hạn chế nhất định. Theo báo cáo của Bain & Company và Temasek dựa trên những số liệu đầu vào từ Microsoft, các nước Đông Nam Á cần phải cắt giảm lượng carbon dioxide ít nhất 45% cho tới năm 2030. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Đông Nam Á vẫn đang ở mức phát thải 3 triệu tấn carbon dioxide từ khoảng 647 triệu xe ô tô trên đường mỗi năm. Điều đó khiến cho việc thực hiện mục tiêu cho tới năm 2030 vẫn đang bị bỏ xa. Thêm vào đó, chiến lược đầu tư để giảm phát thải khí carbon của một số nước chưa đạt được hiệu quả. Hiện nay, mức đầu tư đang ít hơn 20 triệu USD so với tiêu chuẩn là tương đương từ 1 đến 3 nghìn tỷ USD để thực hiện giảm phát thải khí các-bon. Báo cáo của Bain & Company và Temasek cho rằng mức đầu tư cần phải được nâng lên gấp 15 - 20 lần cho tới năm 2030.

lood Hub là một giải pháp trong công tác ứng phó khủng hoảng của Google nhằm cung cấp

cho mọi người quyền truy cập vào thông tin và tài nguyên đáng tin cậy trong những thời điểm quan trọng (Ảnh: Google)

    Bên cạnh đó, chính sách giảm phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch tại một số nước trong khu vực chưa cho thấy được kết quả. Ví dụ điển hình là Indonesia, nước này sẽ áp dụng thuế đối với than vào tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên với mức 30.000 rupiah (tương đương với 2,06 usd) được Bain & Company và Temasek dự đoán Indonesia sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Một thách thức khác đối với một số nước Đông Nam Á trong việc đối phó với biến đổi khí hậu là quá trình đô thị hoá nhanh tại các vùng ven biển dẫn tới việc bảo vệ môi trường khó khăn… 

    Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai châu Á, chỉ riêng trong năm 2022, các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, mưa bão, nhiệt độ khắc nghiệt và cháy rừng đã ảnh hưởng đến gần 13 triệu người ở Đông Nam Á. Là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do khí hậu trên toàn thế giới, Đông Nam Á phải đối mặt với thách thức kép: Thích ứng với biến đổi khí hậu chủ yếu do khí thải từ các nền kinh tế tiên tiến và xem xét lại các chính sách phát triển đang làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu. Trước những thách thức này, Ủy ban Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) cho rằng, chuyển đổi số là chìa khóa để APAC có thể giải quyết được cả hai vấn đề trên, cũng như bảo vệ các thành phố và nền kinh tế trong tương lai.

    Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng chỉ ra, đến cuối thế kỷ 21, các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu dự kiến sẽ làm giảm 11% GDP của các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong kịch bản nghiêm trọng nhất, vào năm 2050, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan có thể mất tổng sản lượng kinh tế cao gấp 7 lần GDP năm 2019 do những cú sốc khí hậu gây ra.

    Trong bối cảnh những rủi ro khí hậu đang ngày càng gia tăng, đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm đầy sáng tạo dưới dạng các giải pháp kỹ thuật số là một cách hiệu quả để bù đắp những tổn thất kinh tế và bảo vệ mạng sống con người. Google cam kết sẽ phát triển các giải pháp tiềm năng để giảm thiểu các cú sốc về khí hậu và tạo điều kiện để công nghệ đó được mở rộng quy mô. Trong đó, một trong những giải pháp là Flood Hub - sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp cảnh báo và dự báo thời gian thực về thông tin lũ lụt trước một tuần, cho phép các chính quyền địa phương có đủ thời gian để sơ tán và chuẩn bị ứng phó với thảm họa.

    Ben King - Giám đốc điều hành quốc gia của Google tại Singapore cho biết, Công ty đã phát triển các mô hình dự báo lũ lụt siêu cục bộ bằng AI để dự báo nơi lũ lụt ven sông sẽ xảy ra và mô hình này hiện có sẵn ở những nơi dễ bị lũ lụt như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật số cũng có thể cung cấp cho các thành phố, đặc biệt là các thành phố đang phát triển, quyền truy cập có giá cả phải chăng vào dữ liệu khí thải, cho phép những thành phố này đo lường và giải quyết lượng khí thải carbon của thành phố, để từ đó hướng tới mục tiêu giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Báo cáo của Google và Deloitte cho rằng, để tối đa hóa tác động của chuyển đổi số đối với khả năng phục hồi trước các rủi ro khí hậu của Đông Nam Á, cần cải thiện các lĩnh vực như kỹ năng kỹ thuật số, nhân lực có chuyên môn cao, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật số chiến lược trong giám sát khí hậu, cơ sở hạ tầng và đổi mới.

Hồng Cẩm

Ý kiến của bạn