Banner trang chủ

Kết nối các khu Ramsar và khu bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long

11/01/2024

    Ngày 10/1/2024, tại TP. Cần Thơ, WWF Việt Nam tổ chức Toạ đàm Kết nối các khu Ramsar và khu bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long”, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, nhà khoa học, cán bộ chuyên môn thuộc Vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện cuộc sống của cộng đồng người nghèo thông qua các sinh kế thay thế thân thiện với các khu đất ngập nước Ramsar ở ĐBSCL” (SDC-Ramar).

Quản lýsử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và tiếp cận cảnh quan khu vực ĐBSCL

    Phát biểu tại Toạ đàm, ông Hoàng Xuân Huy - Giám đốc Đối ngoại, Tổ chức WWF Việt Nam cho biết: Thời gian qua, WWF đã hợp tác với các VQG, KBT ở ĐBSCL triển khai nhiều sáng kiến, hành động nhằm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học đất ngập nước, điển hình như: Phục hồi đa dạng sinh học vùng đồng tháp mười, phát triển du lịch sinh thái và hỗ trợ sinh kế cộng đồng hay giáo dục môi trường, hỗ trợ sinh kế người dân ở VQG Tràm Chim (2007); Bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với BĐKH với KBT đất ngập nước Láng Sen; Thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái, quản lý và phục hồi rừng ngập mặn KBT Thạnh Phú (2010); Du lịch sinh thái cộng đồng, phục hồi rừng ngập mặn, hỗ trợ sinh kế người dân tại VQG Mũi Cà Mau (2012); Bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các sinh cảnh đất ngập nước bị suy thoái ở VQG U Minh Thượng (2014); Quản lý thủy văn, phục hồi rừng tràm và các loại cây bản địa ở KBT&DLST Đồng Tháp Mười (2022); Quản lý thủy văn, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi rừng, hỗ trợ sinh kế và triển khai các mô hình canh tác mùa lũ mang tính thuận thiên tại Khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (2023). Bên cạnh đó, WWF đã và đang thúc đẩy cũng như hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế thuận thiên nhằm phục hồi các chu trình tự nhiên của đồng bằng... Trong khuôn khổ Dự án này, WWF đang hợp tác với 3 khu Ramsar gồm Láng Sen, U Minh Thượng và Mũi Cà Mau tập trung vào hoạt động: (1) Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu Ramsar nhờ xây dựng năng lực, cập nhật kiểm kê đa dạng sinh học và nâng cao quản lý R-MEET; (2) Quản lý chế độ thủy văn để phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh đất ngập nước đặc trưng; (3) Cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương (tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương nhất), an ninh lương thực và khả năng phục hồi khí hậu ở vùng đệm Ramsar; (4) Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Tọa đàm hôm nay là dịp chia sẻ về kinh nghiệm, các phương thức tiếp cận và quản lý các KBT, VQG đất ngập nước ở các góc độ từ nhà khoa học, cơ quan quản lý và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý thực tế ở thực địa và địa bàn do đại diện là các cán bộ chuyên môn ở VQG, KBT.

Ông Hoàng Việt - Giám đốc Chương trình Nước ngọt, WWF Việt Nam trình bày báo cáo tiếp cận cảnh quan trong bảo tồn

    Bàn về công tác quản lý bền vững các vùng đất ngập nước ở Việt Nam, ThS. Phan Thị Quỳnh Lê - Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học cho biết, Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quốc với sự đa dạng sinh học phong phú. Với những lợi thế sẵn có, vai trò của việc bảo tồn và sử dụng bên vững các vùng đất ngập nước nhằm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp dinh dưỡng và nơi sinh cư của nhiều loài động vật hoang dã; đồng thời, lưu trữ và tích tụ các-bon giúp giảm thiểu tình trạng BĐKH và BVMT.

    Tuy nhiên, giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại các khu Ramsar/KBT chưa được đánh giá đầy đủ cũng như phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, sự liên kết, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các khu Ramsar/KBT trong và ngoài nước còn hạn chế; nguồn lực tài chính và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu làm ảnh hướng lớn đến hiệu quả. Do đó công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước chưa thực sự hiệu quả. Các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và tác động của BĐKH; Nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng và giá trị đất ngập nước, nhiều vùng đất ngập nước còn bị coi là đất hoang hóa... Theo bà Phan Thị Quỳnh Lê, định hướng trong thời gian tới cần thúc đẩy việc xác lập, công bố danh mục các vùng đất ngập nước quốc tế, đặc biệt các vùng đất ngập nước có giá trị về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau nhằm bảo tồn...; Hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vì lợi ích của con người, tương thích với việc duy trì các thuộc tính tự nhiên của hệ sinh thái, đảm bảo sự bền vững các vùng đất ngập nước; Tăng cường thực thi pháp luật về quản lý đất ngập nước, chú ý chia sẻ lợi ích mà các vùng đất ngập nước mang lại một cách công bằng, minh bạch...; Tăng cường đào tạo và có chính sách thu hút nguồn nhân lực cho quản lý và bảo tồn...; Ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư nguồn lực cho bảo tồn, đặc biệt là đảm bảo nguồn tài chính bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước.

TS. Dương Văn Ni - Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong chia sẻ câu chuyện sinh kế người dân vùng đệm

    Đối với việc tiếp cận cảnh quan trong bảo tồn và phục hồi đất ngập nước ở ĐBSCL, ông Hoàng Việt - Giám đốc Chương trình Nước ngọt, WWF Việt Nam đưa ra 5 cách tiếp cận: (1) Các bên liên quan có chung mối quan tâm cùng đối thoại, hợp tác và hành động trên một nền tảng hợp tác đa biên; (2) Thực hiện một quy trình mang tính hệ thống để trao đổi thông tin và thảo luận các quan điểm để đạt được hiểu biết chung về các điều kiện, thách thức và cơ hội của cảnh quan; (3) Cho phép việc hợp tác quy hoạch để phát triển một kế hoạch hành động thống nhất; (4) Các bên liên quan từ đó thực hiện kế hoạch, chú ý đến việc duy trì các cam kết hợp tác; (5) Các bên liên quan cũng thực hiện việc giám sát công tác quản lý thích ứng và trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin cho các vòng đối thoại tiếp theo, trao đổi kiến thức và thiết kế các hợp động hợp tác mới. Đồng thời, ông Hoàng Việt cũng chỉ ra 8 thách thức chính của ĐBSCL như: Thiếu quy hoạch tổng hợp và những giải pháp thuận tự nhiên quy mô lớn; Sụt giảm lượng nước và trầm tích chảy về đồng bằng; Khai thác cát và cốt liệu khác ở đồng bằng và các con sông chảy về đồng bằng; Các cơ sở hạ tầng ở đồng bằng thường không có tính chống chịu với BĐKH; Các hệ sinh thái bị mất hoặc suy thoái cản trở các quá trình tự nhiên của sông hoặc nguồn cung cấp nước ngọt; Người dân không tham gia quá trình ra quyết định và kết nối với toàn hệ thống tự nhiên của vùng cảnh quan ĐBSCL; Doanh nghiệp không tôn trọng và bảo vệ các hệ tự nhiên làm gia tăng rủi ro về môi trường...; Đầu tư của tài chính khí hậu vào các giải pháp thuận tự nhiên để thích ứng...

    Là chuyên gia nghiên cứu các các khu Ramsar, khu bảo tồn, TS. Dương Văn Ni - Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong chia sẻ câu chuyện sinh kế của người dân sống trong vùng đệm các khu Ramsar, khu bảo tồn ĐBSCL thông qua các ví dụ sinh động bằng hình ảnh về khu ngập nước (ngập sâu) vùng Đồng Tháp Mười. Đó là mô hình thích nghi trong ruộng lúa; mô hình trồng sen kiêm thả cá, hay trồng bông điên điển nuôi cá đăng quầng...

    Đối với vùng Duyên hải (nhiễm mặn), trước thách thức về môi trường bị ô nhiễm cần xây dựng mô hình phục hồi môi trường và đa dạng sinh học. Theo đó, cần tìm cây - con thích hợp chịu mặn, cải tạo môi trường và phục hồi đa dạng sinh học; đào tạo nghề phù hợp với phụ nữ và người lớn tuổi như trồng cây cói, lục bình dạy nghề đan lát để tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo sinh kế bền vững, thu nhập ổn định, kích thích người yên tâm sản xuất...

Khó khăn và thách thức trong quản lý các khu Ramsar - Từ chính sách đến thực tiễn

    Theo các đại biểu, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học khu Ramsar VQG hiện nay chủ yếu nhân lực hạn chế chất lượng, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao về nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Đồng thời, thiếu nguồn kinh phí để hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm tại Tọa đàm

    Đại diện cho 04 khu Ramsar ở ĐBSCL tham dự Tọa đàm, TS. Trần Văn Thắng - Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng đưa ra bức tranh tổng quát về công tác quản lý các khu Ramsar, những cơ hội và khó khăn thách thức, đề xuất các giải pháp, kiến nghị từ đó phát huy hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nơi đây.

    Cụ thể, BĐKH dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài và nhiệt độ cao có thể dẫn tới nguy cơ cháy rừng tìm ẩn ảnh hưởng đến môi trường sống và đa dạng sinh học; thiếu nước, nước mặn xâm nhập dẫn tới suy thoái môi trường sống của các loài chim nước, ảnh hưởng tới sự di dời nơi sinh sản, làm tốt của các loài chim nước trong rừng tràm và chảng cỏ; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn chưa thống nhất dẫn tới sự chồng chéo và mâu thuẫn trong việc quản lý rừng đặc dụng và đất ngập nước; nhận thức về tầm quan trọng của các KBT chưa thực sự đầy đủ do thiếu thông tin về giá trị của đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của khu Ramsar, người dân sinh sống xung quanh chưa thực sự được hưởng lương từ những giá trị mà khu vực này mang lại. Do áp lực sinh khí, vẫn xảy ra hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học; năng lực quản lý vốn đầu tư cho các khu bảo tồn còn hạn chế do số lượng và trình độ viên chức còn hạn chế phương tiện để tiến hành các công tác thiếu thốn kinh phí nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý; thông tin cơ sở dữ liệu vì đa dạng sinh học của các khu tiêu cực nhất và chưa được thiết lập một cách hệ thống. Công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và giám sát đa dạng sinh học mới không được thực hiện thường xuyên nên không đủ dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý.

    Để công tác quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững khu vực Ramsar, cần xây dựng và chỉnh sửa hoàn thiện Đề án vị trí việc làm trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị; Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ và phát triển VQG; Phối hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nước triển khai thực hiện nhiều dự án về quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế cải thiện thu nhập cho cộng đồng dân cư; Chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giúp người dân nâng cao hiểu biết, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học...

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm

    Cũng tại Tọa đàm, các đại biểu đã chia nhóm thảo luận, từ những kinh nghiệm được đúc rút trong thực tiễn công việc hàng ngày (như phương thức/cơ chế quản lý, các giải pháp kỹ thuật, về chính sách, về nâng cao nhận thức của người dân…); những khó khăn, thách thức khi triển khai, qua đó, đề xuất kiến nghị để WWF tổng hợp báo cáo với đơn vị chức năng thuộc Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT nhằm có chính sách phù hợp để hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng hiệu quả các tài nguyên của hệ sinh thái đất ngập nước vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

Hương Mai

Ý kiến của bạn