11/04/2019
Mục tiêu của Đạo luật này là đến năm 2020, sẽ giải quyết toàn bộ các loại rác thải nằm tại các bãi rác, hiện TP đã hoàn thành mục tiêu đến 80%. Để thực hiện Đạo luật trên, TP đã lắp đặt rất nhiều vòi nước tịa các khu vực công cộng trong TP để người dân uống. Trong trường hợp có người cố tình vi phạm, chính quyền TP đưa ra mức phạt hành chính với hành vi vi phạm lần đầu là 1.000 USD và nếu tái phạm phải chịu mức phạt cao hơn.
Sản phẩm nước đóng chai bị cấm tại TP. San Francisco (Mỹ)
San Francisco không phải là TP đầu tiên trên thế giới đưa ra Đạo luật này, mà trước đó, chính quyền thị trấn Bundanoon (bang New South Wales, Ôxtrâylia) cũng đã ban hành quy định cấm kinh doanh nước đóng chai để BVMT. Hàng trăm người dân trong thị trấn cũng đồng tình và đã đến Tòa Thị chính để bỏ phiếu, tuy nhiên, chỉ có một phiếu phản đối, chống lại quy định này.
Giáng Hương (Theo Môi trường và đô thị)
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm, thế giới sử dụng đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần. Một nửa số sản phẩm nhựa là loại sản phẩm để dùng một lần từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em, hay túi bọc đồ. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. Chất thải nhựa đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người bởi đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi ni lông, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500 - 1.000 năm. Đáng nói là hiện nay, gần 1/3 số túi ni lông, mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý. Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái đất. Nghề cá, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động giải trí và phúc lợi toàn cầu đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ô nhiễm rác thải nhựa. Theo một nghiên cứu được công bố trên Bản tin về ô nhiễm hàng hải, mỗi tấn chất thải nhựa gây thiệt hại đến môi trường ước tính khoảng 33.000 USD. |