Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

Sự hủy hoại thế giới hoang dã bởi các “mô hình kinh doanh sáng tạo”

12/06/2020

     Trong những năm gần đây, có một cách tiếp cận mới về bảo tồn thiên nhiên, đó là tạo ra các “mô hình kinh doanh sáng tạo” để bảo tồn và phát triển “vốn tự nhiên” và “dịch vụ hệ sinh thái”. Các khu vực được bảo tồn xem là “vốn” để tạo ra tiền thù lao cho chủ sở hữu. Từ việc nhìn nhận thiên nhiên hoàn toàn có thể tính toán, đo lường, thì việc đầu tư cho phát triển du lịch dựa trên giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái là điều dễ hiểu và các khu bảo vệ ĐVHD thường là đòn bẩy đầu tiên để đầu tư sinh lãi. Trong khi đó các nghiên cứu cho thấy, tác động tiêu cực của du lịch (đặc biệt là tiếng ồn) đối với ĐVHD tăng lên theo cấp số nhân. Như vậy, việc tổ chức du lịch sinh thái ở các khu vực bảo vệ ĐVHD xem như không hợp lý.

Thiên nhiên, nơi để tạo “vốn tự nhiên”

    Trong thời gian từ 2 đến 3 năm trở lại đây, các công ty lớn, các tổ chức phi Chính phủ về môi trường đã đề xuất cụm từ về “vốn tự nhiên” (năm 2016). Đó là việc đề xuất các cơ chế mới và mô hình kinh doanh sáng tạo để kết hợp sự thịnh vượng về kinh tế và bảo vệ, hoặc tái tạo tự nhiên. Tuy nhiên hãy hình dung thiên nhiên là một cơ sở hạ tầng - “một cơ sở hạ tầng màu xanh” so với “một cơ sở hạ tầng màu xám” do con người tạo ra. Cơ sở hạ tầng màu xanh cung cấp các dịch vụ có giá trị như nước sạch, không khí thoáng mát, đất đai màu mỡ, đa dạng sinh học phong phú, bảo vệ và hạn chế thiên tai… Như vậy, nếu đầu tư vào các dịch vụ này có thể mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn cho cộng đồng, doanh nghiệp và cho cả Chính phủ.

 

Sơ đồ đại diện của một hệ sinh thái cho những người ủng hộ bảo tồn như một doanh nghiệp

 

Khi thị trường tài chính tham gia vào công tác bảo tồn

    Vào đầu mùa hè năm 2019, một trái phiếu trị giá 50 triệu USD, được gọi là trái phiếu “Nghĩa vụ tê giác” đã được phát hành vào thị trường tài chính để cứu loài tê giác đen, một loài cực kỳ nguy cấp có tên trong sách Đỏ IUCN. Tại Kenya, thủ phủ bảo tồn tê giác, một công ty hy vọng sẽ nhận được ngân phiếu trên vào năm 2020 để trang trải các nỗ lực bảo tồn của 700 con tê giác đen tại 5 địa điểm ở Nam Phi và Kenya. Thù lao được lập chit rả cho mục “Sự tăng trưởng của quần thể động vật có mục tiêu được đặt ở mức 10%”.

    Tầm nhìn bảo tồn này đã hoàn toàn bỏ qua các nghiên cứu khoa học mới nhất theo hướng bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái, thay vì bảo vệ từng trường hợp cụ thể cho từng loài. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà bảo tồn đã tập trung vào loài khỉ đột. Chiến lược này dựa trên ý tưởng bảo vệ “một loại” sẽ có tác động tích cực đến tất cả các loài khác có chung môi trường sống. Thật không may, ý tưởng này hoàn toàn sai vì bỏ bê các loài khác và có tác động đến các loài khác thông qua các tương tác vẫn chưa được biết và chưa được kiểm chứng, xác thực. Các nhà khoa học vẫn chưa nhận thức được tất cả các tương tác trong một hệ sinh thái và khi thao túng môi trường sống thì mang lại lợi ích cho một loài, nó có thể là thảm họa đối với các loài khác.

    Những trái phiếu tê giác như trên chỉ có thể mang lại lợi ích chủ yếu cho các nhà đầu tư và chủ sở hữu đất đai, sở hữu động vật. Tất cả những điều này giống như một hoạt động truyền thông và lợi dụng phạm vi truyền thông của một loài biểu tượng đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong khi đó thiên nhiên và hệ sinh thái đang mất dần.

Đối với du lịch thì sao ?

 

 

    Trong thế kỷ XX, ngành công nghiệp du lịch dựa trên săn bắn đã tạo ra doanh thu 2,8 tỷ USD (năm 2017) và khoảng 429.500 việc làm trực tiếp. Như vậy, việc kinh doanh trước “sức khỏe của các hệ sinh thái” đã được nghiên cứu cẩn thận, là dấu chân khách du lịch tăng 40% từ năm 2009 đến năm 2013 và có tới 8% tổng lượng khí thải nhà kính từ giao thông, đưa đón khách và tiêu thụ thực phẩm, rác thải, nước thải… từ ngành du lịch.

    Cuộc đua phát triển và công nghiệp hóa của Kenya đang hủy hoại các công viên quốc gia. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn được tài trợ bởi người phương Tây và Trung Quốc đã được thực hiện ở khu vực trung tâm của một số công viên và khu bảo tồn, bất chấp đó là lãnh thổ của ĐVHD. Chừng nào logic này còn tiếp diễn, ĐVHD vẫn sẽ phải chịu hậu quả trong bất kể mô hình bảo tồn nào.

    Trong Khu bảo tồn OiPejeta, có khoảng 60.000 du khách mỗi năm, điều này tương đương với trung bình 164 du khách mỗi ngày đi du lịch trong 38.000 ha của khu bảo tồn trên các phương tiện và trên mọi địa hình. Khó có thể tưởng tượng làm thế nào mà động vật không thể không bị làm phiền bởi một cuộc du lịch như vậy.

    Tại Hoa Kỳ, số lượng nai sừng tấm ở khu vực thuộc Colorado gần như bị xóa sổ do sự gia tăng các hoạt động ngoài trời. Quá nhiều người đi bộ có mặt trong suốt cả năm đã làm phiền các động vật trong chu kỳ sinh sản của chúng. Tương tự, du lịch đã làm ảnh hưởng tới các chú hổ con ở Ấn Độ và với những con Báo ở Kenya.

    Tại Sri Lanka, không dưới 658.000 khách du lịch đã đến thăm Công viên quốc gia Yala vào năm 2016, nơi đây được biết đến với các loài báo. Với 250 chiếc xe mỗi ngày và lên tới 700 xe trong những ngày cao điểm, công viên tập trung rất nhiều du khách. Ngay sau khi phát hiện ra một động vật, tin nhắn nhanh chóng truyền qua điện thoại di động, một trong số các hướng dẫn viên của công viên chạy qua khu vực, bất chấp tốc độ, gây tai nạn và đôi khi làm tổn thương động vật. 

    Ngoài những ảnh hưởng lâu dài của sự làm phiền này, còn có nhiều tác động khác như ô nhiễm không khí và các loại chất thải của khách du lịch để lại. Họ cũng có xu hướng cho động vật ăn, uống và có thể dẫn đến bệnh tật và làm chúng thay đổi hành vi.

    Một vấn đề khác làm ảnh hưởng tới công tác bảo tồn là vấn đề kinh doanh. Nền kinh tế địa phương đang phát triển và trở nên phụ thuộc vào doanh thu của du lịch, khách sạn, nhà hàng, hàng thủ công… Các cộng đồng địa phương đang chuyển từ một lối sống sinh hoạt, nơi họ lấy những gì họ cần từ tự nhiên sang nền kinh tế thị trường, nơi họ tiếp cận nhu cầu của mình thông qua trao đổi tiền tệ. 

    Khi con người không còn phụ thuộc trực tiếp vào tự nhiên để lấy thứ họ cần, thì tự động hệ thống tự nhiên sẽ bị phá hủy. Họ không còn chú ý đến và quan sát được. Thậm chí còn tồi tệ hơn ở Kenya và Botswana, nơi mà ĐVHD bị coi thường và được coi là một sở thích của những kẻ xâm lược trắng. Trên tờ The Guardian, ông Paula Kahumbu - Chủ tịch của Tổ chức ĐVHD NGO Kenya cho biết “Điều đáng lo ngại nhất là việc chúng tôi không cung cấp phản hồi tập thể. Dường như người Kenya không còn coi trọng hay khao khát một môi trường lành mạnh. Chúng tôi thậm chí không nhận thấy rằng tất cả các con sông đều bị ô nhiễm hoặc chúng ta mất đi sự đa dạng sinh học của các khu rừng. Chúng ta có thể nhận thấy rằng nó ấm hơn một chút và khô ráo hơn một chút và sau đó trồng một số cây để cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng chúng ta không ngăn chặn được nạn phá rừng bất hợp pháp”.

    Các cuộc khảo sát cho thấy, phần lớn thanh niên Kenya không quan tâm đến ĐVHD, vì họ coi đây là thứ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ khách du lịch giàu có và chủ đất trắng. Sự mất kết nối giữa con người và thiên nhiên chuẩn bị nền tảng cho những người có ảnh hưởng đến lập luận bảo tồn là một tầm nhìn phương Tây lỗi thời không còn chỗ đứng ở Kenya và biện minh cho sự không hoạt động của hệ thống bảo tồn với sự biến mất của ĐVHD

    Một hiện tượng tương tự xảy ra trên khắp mọi nơi ở châu Âu với sự phát triển của các cơ sở hạ tầng, đô thị hóa nông nghiệp và công nghiệp. Sự mất kết nối với thiên nhiên này đặc trưng cho tất cả các nước công nghiệp. Sự nỗ lực của họ trong việc cố gắng dung hòa sự phát triển kinh tế với việc bảo vệ ĐVHD. Điều này sẽ dẫn đến sự mất mát của chính họ. Nghiên cứu này được công bố vào năm 2016 với tên gọi “Phân tích tác động của cơ sở hạ tầng, của con người đến ĐVHD ở Châu Âu”. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, sự toàn năng của việc lưu thông ảnh hưởng rất lớn đến ĐVHD.

    Hiện nay, chúng ta thấy một tình huống hoàn toàn nghịch lý - nơi mà hàng trăm triệu đô la đổ vào để bảo vệ ĐVHD ở Châu Phi và hàng tỷ đô la đổ vào để đầu tư trong các dự án phát triển. Điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy đa dạng sinh học. Một nghiên cứu tổng hợp gần đây ước tính từ 1,2 - 2,4 tỷ mỗi năm chi phí cho bảo tồn các khu vực vẫn còn sự hiện diện của sư tử.

    Tập Bản đồ toàn cầu về Dòng chảy bất hợp pháp đã minh họa mức độ buôn bán ĐVHD trên toàn thế giới. Và ngay cả khi tất cả các hoạt động bất hợp pháp được thúc đẩy bởi cơ quan tạo quyền lực vương giả cho ngành công nghiệp thì đa dạng sinh học đang phải trả giá. Kenya là một ví dụ minh chứng về quá trình chuyển đổi này, không có lợi cho ĐVHD và không có một “Mô hình xã hội thống trị nào ma không hủy hoại đến thế giới hoang dã”.

                  
Ngọc Mai
Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 5/2020)
Ý kiến của bạn