Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

10 thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới

15/09/2015

   1 Delhi, Ấn Độ -  Nồng độ bụi PM2.5  là 153 µg/m3    Không khí tại Dehli bị ô nhiễm do khí thải từ công nghiệp và giao thông, theo đó các hoạt động này thải ra môi trường lượng lớn các chất như CO, NO2, SO2 và các hỗn hợp khí thải độc hại khác. Theo số liệu đưa ra của CNN, TP này có 8,5 triệu phương tiện giao thông đang hoạt động. Khói bụi bao phủ các tòa nhà thủ đô New Dehli    2. Patna, Ấn Độ -  Nồng độ bụi PM2.5 là 149 µg/m3    Patna là TP lớn thứ hai vùng Đông Bắc Ấn Độ, có số dân là 1,68 triệu người(năm 2011). Đây là trung tâm thương mại nông nghiệp, chủ yếu là các hoạt động xuất khẩu lúa mỳ, mía đường, vừng và gạo.    3. Gwalior, Ấn Độ -  Nồng độ bụi PM2.5 là 144 µg/m3    Đây là TP lớn nhất miền trung Ấn Độ, được bao quanh bởi 3 trung tâm công nghiệp và thương mại lớn: Sitholi, Banmore và Malanpur. Bầu trời u ám của TP Gwalior nhìn từ Pháo đài Gwalior được xây dựng từ thế kỷ thứ 8    4.Raipur, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 134 µg/m3    TP hiện là trung tâm lớn về thương mại và công nghiệp trong các ngành than, năng lượng, luyện sắt thép và nhôm và là thị trường thép lớn nhất Ấn Độ.    5. Karachi, Pakistan - Nồng độ PM2.5 là 117 µg/m3    Không khí ô nhiễm, thiếu hạ tầng cơ sở quản lý chất thải thích hợp, suy giảm chất lượng các vực nước là những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường ở Karachi. Không khí TP ngày càng ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông như xe ba bánh, xe buýt, khí thải công nghiệp, khói thải từ đốt rác, rơm rạ và sinh hoạt. Rác thải lấp đầy một con kênh trong khu ổ chuột ngoại ô karachi    6. Peshawar, Pakistan - Nồng độ bụi PM2.5 là 111 µg/m3    Khí thải từ hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, lò nung gạch, đốt rác thải và sử dụng các phương tiện giao thông cũ nát là những nguồn gây ô nhiễm chính tại TP. Khói thải đen từ lò gạch thủ công tại Peshawar    7.Rawalpindi, Pakistan - Nồng độ bụi PM2.5 là 107 µg/m3    Đây là TP có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực phía bắc bang Punjab. Rawalpindi là trung tâm công nghiệp với nhiều nhà máy dệt may mọc lên. Bên cạnh đó, khí thải từ giao thông cũng góp phần lớn dẫn đến tình trạng ÔNKK.    8. Khorramabad, Iran- Nồng độ bụi PM2.5 là 102 µg/m3    Theo số liệu của Bộ Y tế Iran, trong năm 2012, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến 4.500 ca chết yểu tại Teheran và khoảng 80.000 người trên toàn lãnh thổ Iran.    9. Ahmedabad, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 100 µg/m3    Hiện nay, TP đã trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp quan trọng của Ấn Độ, là nơi sản xuất bông lớn thứ nhì toàn quốc. Các công trình xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng là nguyên nhân gây nên tình trạng ÔNKK tại đây. Các công trường xây dựng là nguồn phát thải gây ÔNKK tại Ahmedabad    10. Locknow, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 96 µg/m3    TP thủ phủ bang Uttar Pradesh là một trong những nơi ô nhiễm nhất tại Ấn Độ. Hạ tầng cơ sở giao thông kém, gia tăng nhanh số lượng các phương tiện đã và đang làm cho tình trạng ÔNKK trở nên trầm trọng. Đỗ Hoàng (Theo UNEP) (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 7 - 2015)
Ý kiến của bạn