14/12/2017
Tạp chí Endangered Species Research vừa công bố nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi năm có hàng trăm con rùa biển chết sau khi bị vướng vào rác đại dương, trong khi những con khác thì buộc phải sống chung với việc bị đính kèm các mảnh vụn lớn hơn thân thể của chúng.
Cụ thể, cuộc khảo sát trên toàn thế giới của Đại học Exeter với 106 chuyên gia hàng hải đã phát hiện ra rằng, hơn 1.000 con rùa mỗi năm đang bị giết chết sau khi mắc kẹt trong lưới đánh cá bị mất, sợi dây thừng bằng sợi nylon và dây đánh cá, cũng như sáu vòng gói từ thức uống đóng hộp, bao bì nhựa, dây nhựa dai, dây diều, bao bì bằng nhựa và dây neo bỏ đi và cáp địa chấn. Trong đó, 91% rùa bị mắc kẹt được tìm thấy đã chết với nhiều những vết thương nghiêm trọng phải chịu đựng như bị cắt cụt chân hoặc chèn chúng đến chết. Những con khác sống sót bị buộc phải kéo lượng rác hoặc mảnh vụn khổng lồ cho đến khi chúng chết.
Theo thông tin từ dailymail, kể từ những năm 1950, ngành đánh bắt cá đã thay thế các sợi tự nhiên như bông bằng các vật liệu nhựa như nylon, polyethylene, và polypropylene, không phân hủy sinh học trong nước. Loại nhựa vứt đi mà chúng ta sử dụng chỉ trong vài phút có thể biến thành cái bẫy nổi đối với các sinh vật biển như cá voi và rùa. Do đó, cần phải cắt giảm mức độ rác thải nhựa và thúc đẩy các giải pháp thay thế có thể phân hủy sinh học nếu chúng ta muốn giải quyết mối đe dọa nghiêm trọng này đối với sự an toàn của rùa.
Vũ Hồng