14/04/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 1063/QĐ-KHCNQG ngày 6/8/1999 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Với nhiệm vụ chính là nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và phối hợp với địa phương, các cơ quan khoa học liên quan, tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh thái tài nguyên sinh vật, xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình vùng trung du miền núi các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhân dân địa phương, cũng như nhận thức về lợi ích kinh tế của sự ĐDSH.
Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nay toàn bộ 170,3 ha đất tại Trạm ĐDSH Mê Linh chủ yếu là thảm cỏ cây bụi đến nay cơ bản đã phục hồi thành các trạng thái rừng khác nhau với cây gỗ vừa và nhỏ xen lẫn tre nứa, độ che phủ tăng lên đáng kể, chất lượng rừng được nâng cao rõ rệt. Đến nay, Trạm ĐDSH Mê Linh đã thu thập và trồng được gần 60 loài cây gỗ, tre trúc và song mây bản địa với trên 5000 cá thể. Vườn bảo tồn lan rộng 2500 m2 với hơn 400 mẫu của gần 50 loài đã được thu thập từ các vùng sinh thái khác nhau về trồng; Vườn bảo tồn cây thuốc rộng 1ha với 46 loài đã được trồng. Bên cạnh đó, khu cứu hộ, bảo tồn động vật rộng 1 ha với hệ thống hàng rào, chuồng trại đạt tiêu chuẩn và hiện nay đang duy trì số lượng 100 cá thể thuộc 14 loài rùa, Vượn đen má trắng, Khỉ, Cu li; khu nuôi sinh sản các loài bò sát, ếch nhái có giá trị bảo tồn; phòng giáo dục môi trường…
Tuy nhiên, Trạm ĐDSH Mê Linh với mục tiêu ngoài là nơi lưu giữ bảo vệ nguồn gen thực vật, cứu hộ động vật còn là nơi nghiên cứu sinh học sinh thái, nhân nuôi sinh sản phát triển các loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn kết hợp với giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô, nội dung hoạt động cũng như khai thác hết công năng của Trạm, cần phải nâng cao công tác quản lý và phát triển Trạm Mê Linh theo mô hình là địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn ĐDSH của Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Nội dung 1 và 2: Bổ sung, duy trì, theo dõi sinh trưởng phát triển của vườn Cây thuốc, vườn Lan tại Trạm ĐDSH Mê Linh.
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các phương pháp truyền thống trong ươm giống, trồng, chăm sóc các loài thực vật đã và đang được thực hiện ở các vườn thực vật trong nước và ngoài nước.
- Phương pháp thu thập giống thực vật ngoài thực địa và trồng bổ sung các nhóm cây trồng dựa trên bản quy hoạch tổng quát của Trạm đã được phê duyệt và thông qua tham vấn ý kiến các chuyên gia vườn thực vật.
Nội dung 3: Bổ sung, duy trì, theo dõi sinh trưởng phát triển của các loài động vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh.
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các phương pháp truyền thống trong nhân giống, sinh sản, chăm sóc các loài động vật đã và đang được thực hiện ở các vườn thú trong và ngoài nước.
- Phương pháp thu thập các loài ngoài tự nhiên và nhân nuôi bổ sung các loài động vật (nhóm động vật cứu hộ và nghiên cứu) theo quy hoạch đã được phê duyệt và tham vấn ý kiến các chuyên gia vườn thú, các trung tâm cứu hộ.
- Nghiên cứu nâng cấp và mở rộng một số chuồng nuôi động vật theo tiêu chuẩn của các vườn thú nước ngoài (Đức), ưu tiên cho các loài quý hiếm cần cứu hộ và các loài cần nghiên cứu về sinh học, sinh thái.
3. KẾT QUẢ
3.1. Bổ sung, duy trì và theo dõi vườn cây thuốc
Đến nay, Vườn cây thuốc được duy trì mô hình bảo tồn các loài cây thuốc trên diện tích 1 ha với gần 50 loài đã được trồng và chăm sóc. Các loài cây thuốc sinh trưởng và phát triển tốt. Một số loài như Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf), Ba kích (Morinda officinalis How), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và Trà vàng pêtêlô (Camellia petelotii (Merr.) Sealy)... đã cung cấp nguồn giống để phát triển.
3.2. Bổ sung, duy trì và theo dõi vườn lan
Vườn Lan tại Trạm ĐDSH Mê Linh đã xây dựng mô hình bảo tồn các loài lan rừng với hơn 450 mẫu của gần 100 loài, trong đó 57 loài sinh trưởng và phát triển ổn định, đã được xác định tên khao học. Trong năm 2021, đã bổ sung khoảng 50 cá thể lan thuộc 2 loài Lan hài về bảo tồn, các cá thể đã sinh trưởng phát triển ổn định tại Trạm.
Hình 1: Hoa lan Ngọc vạn Tam Đảo tại Trạm
Bảng 1. Danh sách các loài Lan bảo tồn tại Trạm ĐDSH Mê Linh
STT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Chất lượng cây |
Thời gian ra hoa |
Dạng sống |
|
Acampe rigida (Buch.-Ham. ex Smith) Hunt. |
A cam cứng |
TB |
Tháng 10 |
Phong lan |
|
Aerides falcata Lindl. |
Giáng hương |
T |
Tháng 4 |
Phong lan |
|
Aerides odorata Lour. |
Quế lan hương |
T |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Anoectochilus setaceus Blume. |
Kim tuyến tơ |
TB |
Tháng 11 |
Địa lan |
|
Arachnis labrosa (Lindl.) Reichb. f. |
Lan con nhện |
T |
Tháng 10 |
Phong lan |
|
Bulbophyllum concinnum Hook. f |
Cầu diệp xinh |
TB |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Bulbophyllum stenobulbon Parish & Reichb. f |
Cầu diệp củ hẹp |
TB |
Tháng 12 |
Phong lan |
|
Calanthe densiflora Lindl. |
Kim tán |
T |
Tháng 4 |
Địa lan |
|
Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng |
Kiều lam sọc trắng |
TB |
Tháng 3 |
Địa lan |
|
Cleisostoma paniculatum (Ker-Gawl.) Garay |
Mật khẩu hoa chùy |
TB |
Tháng 10 |
Phong lan |
|
Coelogyne assamica Linden & Reichb. f |
Thanh đạm đà lạt |
T |
Tháng 12 |
Phong lan |
|
Coelogyne fimbriata Lindl. |
Thanh đạm rìa |
T |
Tháng 12 |
Phong lan |
|
Coelogyne nitida (Wall. ex D. Don.) Lindl. |
Thanh đạm láng |
T |
Tháng 2 |
Phong lan |
|
Cymbidium aloifolium (L.) Sw. |
Đoản kiếm lô hội |
T |
Tháng 5 |
Địa lan |
|
Cymbidium dayanum Reichb. f |
Bích ngọc |
T |
Tháng 8 |
Phong lan |
|
Cymbidium ensifolium (L.) Sw. |
Thanh ngọc |
T |
Tháng 2 |
Địa lan |
|
Dendrobium aduncum Wall. ex Lindl. |
Hồng câu |
TB |
Tháng 4 |
Phong lan |
|
Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien. |
Thủy tiên hường |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Dendrobium anosmum Lindl. |
Lưỡng điểm hạc |
TB |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Dendrobium aphyllum (Roxb.) C. Fisch. |
Hạc vĩ |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Dendrobium chrysanthum Lindl. |
Ngọc vạn vàng |
T |
Tháng 9 |
Phong lan |
|
Dendrobium chrysotoxum Lindl. |
Kim điệp |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Dendrobium daoense Gagnep. |
Ngọc vạn tam đảo |
T |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Dendrobium draconis Reichb. f |
Nhất điểm hồng |
T |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Dendrobium fimbriatum Hook. |
Kim điệp |
T |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Dendrobium lindleyi Steud. |
Vảy rồng |
TB |
Tháng 4 |
Phong lan |
|
Dendrobium loddigesii Rolfe. |
Nghệ tâm |
T |
Tháng 5 |
Phong lan |
|
Dendrobium nobile Lindl. |
Hoàng thảo đùi gà |
TB |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Dendrobium nobile var. alboluteum Huyen & Aver. |
Hoàng thảo trắng-vàng |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Dendrobium podagraria Hook. f |
Tiểu thạch hộc |
TB |
Tháng 4 |
Phong lan |
|
Dendrobium trigonopus Rchb.f |
Kim điệp thơm |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Eria pannea Lindl. |
Lan len rách |
TB |
Tháng 2 |
Phong lan |
|
Flickingeria fimbriata (Blume) Hawkes. |
Lan sóc sách |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Flickingeria forcipata (Kraenzl.) Hawkes. |
Lan phích dạng càng |
TB |
Tháng 8 |
Phong lan |
|
Flickingeria ritaeana (King & Pantl.) Hawkes. |
Lan phích rita |
T |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Hygrochilus parishii (Reichb. f.) Pfitz. in Engl. in Prantl. |
Cẩm báo |
T |
Tháng 6 |
Phong lan |
|
Liparis distans C. B. Clarke. |
Nhẵn diệp cách |
T |
Tháng 12 |
Phong lan |
|
Luisia morsei Rolfe in Forbes & Hemsl. |
Lan san hô |
TB |
Tháng 10 |
Phong lan |
|
Malleola seidenfadenii Christenson. |
Lan ruồi |
T |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Paphiopedilum callosum |
Hài vân |
|
Tháng 10 |
Địa lan |
|
Paphiopedilum helenae |
Hài helen |
|
Tháng 10 |
Địa lan |
|
Paphiopedilum henryanum |
Hài henry |
|
Tháng 12 |
Địa lan |
|
Oberonia ensiformis (Smith) Lindl. |
Móng rùa kiếm |
TB |
Tháng 5 |
Phong lan |
|
Paphiopedilum emersonii Koop. & Cribb. |
Lan điểm ngọc |
T |
Tháng 10 |
Địa lan |
|
Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl.) Stein. |
Tiên hài |
T |
Tháng 10 |
Địa lan |
|
Paphiopedilum malipoense S. C. Chen & Z. H. Tsi. |
Hài vân nam |
TB |
Tháng 3 |
Địa lan |
|
Phaius indochinensis Seidenf. |
Hạc đính chàm |
T |
Tháng 11 |
Địa lan |
|
Phaius tankervilleae (Banks ex L’Hér) Blume. |
Lan hạc đính |
T |
Tháng 3 |
Địa lan |
|
Phalaenopsis mannii Reichb. f |
Hồ điệp ấn |
T |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Pholidota chinensis Lindl. |
Thạch tiên đào |
T |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Pholidota imbricata Roxb. ex Hook. |
Đuôi phượng |
T |
Tháng 9 |
Phong lan |
|
Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. |
Ngọc điểm |
T |
Tháng 2 |
Phong lan |
|
Spathoglottis aurea Lindl. |
Cau diệp vàng |
TB |
Tháng 2 |
Địa lan |
|
Thrixspermum centipeda Lour. |
Bạch điểm |
T |
Tháng 7 |
Phong lan |
|
Tropidia curculigoides Lindl. |
Trúc kinh |
TB |
Tháng 6 |
Địa lan |
|
Vanda pumila Hook. f |
Vân đa trắng |
TB |
Tháng 3 |
Phong lan |
|
Vandopsis gigantea (Lindl.) Pfitz. |
Lan da báo |
T |
Tháng 4 |
Phong lan |
3.3. Theo dõi sinh trưởng, phát triển một số loài cây gỗ
Hiện nay, Trạm ĐDSH Mê Linh ưu tiên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của 25 loài cây gỗ bản địa được trồng tại Trạm từ đầu những năm 2000 đến nay. Toàn bộ các cá thể loài của các loài trên được gắn biển, hằng năm được đo các chỉ số như đường kính (DBH), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới tán (Hdc), đặc điểm vật hậu (ra hoa, kết quả…), khả năng tái sinh tự nhiên.
Bảng 2. Các loài cây gỗ được theo dõi sinh trưởng tại Trạm ĐDSH Mê Linh
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên khoa học |
Họ thực vật |
|
Pơ mu |
Fokienia hodginsii |
Cupressaceae |
|
Kim giao núi đá |
Nageia fleuryi |
Podocarpaceae |
|
Thông tre lá ngắn |
Podocarpus pilgeri |
Podocarpaceae |
|
Nhọc |
Polyanthia consanguinea |
Annonaceae |
|
Chè đắng |
Ilex kaushue |
Aquifoliaceae |
|
Trám trắng |
Canarium album |
Burseraceae |
|
Trám đen |
Canarium pimela |
Burseraceae |
|
Dọc |
Garcinia multiflora |
Clusiaceae |
|
Dàu nước |
Dipterocarpus alatus |
Dipterocarpaceae |
|
Chò nâu |
Dipterocarpus retusus |
Dipterocarpaceae |
|
Sao đen |
Hopea odorata |
Dipterocarpaceae |
|
Chò chỉ |
Parashorea chienesis |
Dipterocarpaceae |
|
Táu mật |
Vatica odorata |
Dipterocarpaceae |
|
Côm tầng |
Elaeocarpus griffithii |
Elaeocarpaceae |
|
Lim xanh |
Erythrophleum fordii |
Fabaceae |
|
Lim xẹt |
Peltophorum dasyrrhachis |
Fabaceae |
|
Sưa |
Dalbergia tonkinensis |
Fabaceae |
|
Dẻ đỏ |
Lithocarpus cerebrinus |
Fagaceae |
|
Gù hương |
Cinnamomum balansae |
Lauraceae |
|
De gừng |
Cinnamomum bejolghota |
Lauraceae |
|
Giổi |
Michelia tonkinensis |
Magnoliaceae |
|
Lát |
Chukrasia tabularis |
Meliaceae |
|
Sến |
Madhuca pasquieri |
Sapotaceae |
|
Trầm hương |
Aquilaria crassna |
Thymelaeaceae |
|
Nghiến |
Excentrodendron tonkinense |
Tliliaceae |
3.4. Bổ sung, duy trì, theo dõi sinh trưởng phát triển các loài động vật
Để thu thập nguồn giống phục vụ công tác nhân nuôi sinh sản tại trạm ĐDSH, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý và các đối tác như chi cục kiểm lâm các tỉnh, trung tâm cứu hộ, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện nay, Trạm ĐDSH Mê Linh đã bổ sung, duy trì và theo dõi sinh trưởng và phát triển về nhân nuôi, cứu hộ các nhóm động vật khác nhau.
Hình 2: Rùa núi vàng sinh sản tại Trạm
Hiện nay có 31 loài đang được nhân nuôi theo các mô hình khác nhau, trong đó: Mô hình bảo tồn các loài rùa gồm 14 loài đại diện từ vùng sinh thái khác nhau. Mô hình bảo tồn các loài bò sát - ếch nhái gồm 11 loài đại diện từ vùng sinh thái khác nhau, nhiều loài bò sát và ếch nhái đã sinh trưởng, sinh sản tốt tại Trạm. Mô hình bảo tồn, cứu hộ các loài linh trưởng của Việt Nam với 6 loài đang được chăm sóc nuôi dưỡng.
Trong tổng số 31 loài có 12 loài nằm trong Sách đỏ Việt nam (2007) gồm 1 loài bậc CR (rất nguy cấp), 6 loài bậc EN (nguy cấp), 5 loài bậc VU (sắp nguy cấp) và 7 loài đặc hữu của Việt Nam. Từ năm 2012 đến nay có nhiều loài đã sinh sản trong điều kiện nuôi tại Trạm, con non phát triển tốt như Thằn lằn cá sấu, Thạch sùng mí lu-i, Rùa Trung bộ…Một số loài đã sinh sản nhưng trứng không phát triển hoặc chưa ấp trứng thành công sẽ được theo dõi và điều chỉnh chế độ nuôi phù hợp hơn (nguồn thức ăn, chế độ ấp trứng).
Bảng 3. Danh sách các loài vật nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh
STT |
Tên phổ thông |
Tên khoa học |
Ghi chú |
|
Thạch sùng mí lu-i |
Goniurosaurus luii |
|
|
Thạch sùng mí lich-ten-phen-do |
Goniurosaurus lichtenfelderi |
|
|
Thạch sùng mí Cát Bà |
Goniurosaurus catbaensis |
|
|
Thạch sùng mí Hữu Liên |
Goniurosaurus huulienensis |
|
|
Cá cóc ziegler |
Tylototriton ziegleri |
|
|
Cá cóc Tam Đảo |
Paramesotriton deloustali |
|
|
Cá cóc Việt Nam |
Tylototriton vietnamensis |
Đã sinh sản thành công |
|
Cá cóc gờ sọ mảnh |
Tylototriton anguliceps |
|
|
Cá cóc Quảng Tây |
Paramesotriton guangxiensis |
|
|
Cá cóc sần sparreboom |
Tylototriton sparreboom |
|
|
Thằn lằn cá sấu |
Shinisaurus crocodilurus |
|
|
Rùa đất lớn |
Heosemys grandis |
|
|
Rùa đất pul-kin |
Cyclemys pulchristriata |
|
|
Rùa hộp trán vàng miền Bắc |
Coura galbinifrons |
|
|
Rùa sa nhân |
Coura mouhotii |
|
|
Rùa đầu to |
Platysternon megacephalum |
|
|
Rùa hộp lưng đen |
Coura amboinensis |
|
|
Rùa cổ sọc |
Mauremys sinensis |
|
|
Rùa Trung bộ |
Mauremys annamensis |
Đã sinh sản thành công |
|
Rùa đất se-pon |
Cyclemys oldhamii |
|
|
Rùa bốn mắt |
Sacalia quadriocellata |
|
|
Rùa ba gờ |
Malayemys subtrijuga |
|
|
Rùa núi vàng |
Indotestudo elongata |
Đã sinh sản thành công |
|
Rùa núi viền |
Manouria impressa |
|
|
Ba ba đốm lớn |
Pelodiscus variegatus |
|
|
Cu li nhỏ |
Nycticebus pygmaeus |
|
|
Khỉ mặt đỏ |
Macaca artoides |
|
|
Vượn đen má trắng |
Nomascus leucogenys |
|
|
Khỉ đuôi lơn |
Macaca leonia |
|
|
Khỉ đuôi dài |
Macaca fascicularis |
|
|
Khỉ vàng |
Macaca mulatta |
|
3.5. Các kết quả hoạt động khác
Cho đến nay đã xác định được hệ thực vật có mạch phân bố trên toàn bộ diện tích trạm ĐDSH Mê Linh bao gồm 1.220 loài (species), phân loài (subspecies) và thứ (variates), thuộc 642 chi (genera), 171 họ (families) của 5 ngành thực vật (có Danh lục kèm theo). Trong đó, ngành Thông đất - Lycopodiophyta có 2 họ, 3 chi, 6 loài; ngành Cỏ Mộc tặc - Equisetophyta có 1 họ, 1 chi, 1 loài; ngành Dương xỉ - Polypodiophyta có 19 họ, 35 chi, 65 loài; ngành Thông (Hạt trần) - Pinophyta (Gymnospermae) có 3 họ, 8 chi, 9 loài; ngành Mộc lan (Hạt kín) - Magnoliophyta (Angiospermae) có 121 họ, 451 chi, 890 loài. Trong ngành Mộc lan, chúng tôi chia thành 2 lớp là lớp Mộc lan (Hai lá mầm) - Magnoliopsida (Dicotyledones) có 111 họ, 393 chi, 615 loài và dưới loài; lớp Hành (Một lá mầm) - Liliopsida (Monocotyledones) có 26 họ, 144 chi, 246 loài.
Về khu hệ động vật, đã thống kê được lớp thú có 26 loài thuộc 14 họ, 7 bộ; Lớp chim có 107 loài, thuộc 37 họ 11 bộ; Bò sát có 34 loài thuộc 7 họ 3 bộ; Lưỡng cư: 23 loài 5 họ 1 bộ; Côn trùng có 1.088 loài thuộc 105 họ 10 bộ.
Về thảm thực vật, dựa vào bảng phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh gồm: (1) lớp quần hệ rừng kính có nhóm quần hệ Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (< 500 m), Rừng tre nứa nhiệt đới địa hình thấp và núi thấp; (2) Lớp quần hệ rừng thưa có nhóm quần hệ Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và núi thấp, Rừng thưa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp; (3) Thảm cây bụi và thảm cỏ.
Đặng Huy Phương & cs (2015-2017) thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch giao cấp Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam (HLKHCNVN) đã xây dựng mới, cải tạo mới 2 mô hình bảo tồn các loài cây thuốc (khoảng 1 ha với gần 50 loài) và bảo tồn các loài lan rừng (khoảng 500 m2, 256 cá thể của 54 loài). Xây dựng được 4 mô hình nhân nuôi các nhóm động vật: Mô hình nhân nuôi các loài ếch nhái gồm khu nuôi trong nhà (18 chuồng), khu nuôi ngoài trời (12 chuồng), và khu ươm ếch non (8 chuồng) nuôi 13 loài; Mô hình nhân nuôi các loài bò sát gồm hệ thống chuồng nhân nuôi bảo tồn loài Thằn lằn cá sấu (11 chuồng), khu nuôi cứu hộ các loài bò sát cỡ lớn (6 chuồng), khu nuôi cứu hộ và bảo tồn rùa (22 chuồng), khu ươm bò sát non (6 chuồng); Mô hình nhân nuôi bảo tồn các loài linh trưởng: khỉ (2 chuồng), cu li (2 chuồng), vượn (2 chuồng); Mô hình nhân nuôi động vật kết hợp với giáo dục môi trường (1 chuồng nuôi và 1 phòng phục vụ đào tạo, giáo dục môi trường)…
Nguyễn Thế Cường (2017-2019) thực hiện đề tài cấp Viện HLKHCNVN đã điều tra thành phần cây thuốc và cây có độc được đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi Tam Đảo, nghiên cứu đề xuất bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf), Ba kích (Morinda officinalis How), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và Trà vàng pêtêlô (Camellia petelotii (Merr.) Sealy) trong khu vực nghiên cứu.
Trạm ĐDSH Mê Linh tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với Vườn thú Cologne (CHLB Đức) về xây dựng các chương trình nhân nuôi bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như: chương trình nhân nuôi sinh sản loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus), chương trình nhân nuôi bảo tồn quần thể loài Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis), chương trình cứu hộ các loài bò sát cỡ lớn, phòng nuôi trưng bày và khu nuôi bán tự nhiên các loài bò sát, ếch nhái Việt Nam, khu cứu hộ linh trưởng.
IV. KẾT LUẬN
Thực hiện “Nhiệm vụ hoạt động Trạm ĐDSH Mê Linh (Vĩnh Phúc) năm 2022, mã số TXKHĐT.01/22-22”. Trạm ĐDSH Mê Linh đã tiến hành bổ sung, duy trì và theo dõi sinh trưởng phục vụ công tác bảo tồn các loài động vật, các loài thực vật tại Trạm.
Quản lý tốt diện tích 131 ha rừng phòng hộ tự nhiên.
Xây dựng các mô hình theo dõi diễn biến rừng trong khu vực nghiên cứu.
Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình vườn cây thuốc với gần 50 loài, vườn lan gần 100 loài, theo dõi sinh trưởng và phát triển 25 loài cây gỗ bản địa.
Bổ sung, duy trì theo dõi sinh trưởng, sinh sản của các loài động vật nhân nuôi, cứu hộ, bảo tồn tại Trạm. Mô hình bảo tồn các loài rùa gồm 14 loài; mô hình bảo tồn các loài bò sát - ếch nhái gồm 11 loài; mô hình bảo tồn, cứu hộ các loài linh trưởng gồm 6 loài.
Trạm ĐDSH Mê Linh tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế trong nghiên cứu về đa dạng và bảo tồn các loài sinh vật, giáo dục môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thế Cường, Đặng Huy Phương, Trần Đại Thắng, Phạm Kim Dung, Trịnh Xuân Thành
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt I/2022)