28/09/2017
Tóm tắt
Sau khi xả vào sông thoát nước, các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải đô thị sẽ được phân hủy nhờ các vi khuẩn có trong nước sông và quá trình này được đặc trưng bằng hệ số phân hủy sinh học các chất hữu cơ K1s phụ thuộc vào nhiệt độ nước, vận tốc dòng chảy sông và các yếu tố hiện trường khác. Trong trường hợp sông Cầu Bây với nguồn bổ cập chính là nước thải đô thị từ các quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội), hệ số K1s,sử dụng trong tính toán quá trình tự làm sạch sông thoát nước là 0,305 ngày-1 (mùa khô) và 0,388 ngày-1 (mùa mưa). Tương tự, hệ số động Kd trong mùa khô và mùa mưa là 3,05 ngày-1 và 3,9 ngày-1.
Từ khóa:Hệ số phân hủy sinh học chất hữu cơ, nước thải, tự làm sạch, sông Cầu Bây, mẫu nước, thông số chất lượng nước.
Determining the organic biodegradable coefficient K1S in Cau Bay river after receiving municipal Wastewater
Abstract
After discharginginto drainage river, organic pollutants of municipal wastewater are degraded by appearance of bacteria in river water and this process is specified by the organic biodegradable coefficient K1s, depending on on-site temperature, flow velocity and other factors. In the case of Cau Bay river, due to the fact that the main flow receives municipal wastewater from Long Bien and Gia Lam District (Hanoi), the coefficients K1s using in the calculation of river self-purification are 0.305 day-1 (dry season) and 0.388 day-1 (wet season). Similarly, the coefficients Kd in dryand wetseason are 3.05 and 3.9 respectively.
Key Words: Organic biodegradable coefficient, wastewater, self-purification, Cau Bay river, Water sampling, Water quality parameter.
1. Cơ sở lý thuyết về lan truyền và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ và phương pháp xác định hệ số phân hủy sinh học chất hữu cơ K1s trong dòng sông chảy
Trong sông tiếp nhận nước thải sinh hoạt, các chất ô nhiễm hữu cơ (đặc trưng bằng chỉ tiêu BOD5) được oxy hóa sinh hóa bởi các loại vi khuẩn có trong nước sông và quá trình này đặc trưng bằng hệ số phân hủy sinh học chất hữu cơ K1. Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong dòng sông được thể hiện trên Hình 1.
Hình 1. Sơ đồ lan truyền ô nhiễm trong dòng chảy sông sau khi tiếp nhận nước thải
Để đánh giá chất lượng nước sông sau khi tiếp nhận nước thải đô thị theo sơ đồ lan truyền và chuyển hóa chất ô nhiễm nêu trên người ta thường đưa hệ số K1 vào mô hình tính toán [6,7]. Hàm lượng BOD5 lớn nhất trong dòng hỗn hợp nước sông và nước thải Lt theo thời gian dòng chảy t là [5,6,7]:
(1)
trong đó: K1,s và K1,hh là các hệ số chuyển hóa chất ô nhiễm hữu cơ theo BOD trong nước sông thoát nước và trong dòng hỗn hợp nước sông và nước thải, ngày-1.
n - số lần pha loãng; Lb là lượng chất hữu cơ tính theo nồng độ BOD bổ sung vào dòng chảy.
Hệ số K1 là hằng số tốc độ phản ứng bậc 1 oxy hóa sinh hóa (phản ứng bậc 1) các chất hữu cơ trong hỗn hợp nước thải và nước sông, đặc trưng cho khả năng tự làm sạch các chất hữu cơ dễ oxy hóa sinh hóa (BOD) trong nước sông theo các yếu tố nhiệt độ, vận tốc dòng chảy và các yếu tố môi trường khác nên là đại lượng thực nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp coi nước thải xả vào các đoạn sông được xáo trộn hoàn toàn ngay trước điểm nghiên cứu nên biểu thức (1) có thể biểu diễn như sau:
(2)
trong đó: Li,t– BOD5 của hỗn hợp nước thải và nước sông cuối đoạn (i-1) – (i), mg/L;
Ls,i- BOD5 của hỗn hợp nước thải và nước sông đầu đoạn (i-1) – (i), mg/L;
Lb,i- BOD5 bổ sung do các miệng xả phân tán (các ống thoát nước ven sông D≤200 mm) vào sông, mg/L.
Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: xác định các hệ số K1,s và nồng độ BOD5 bổ sung phù hợp với đoạn sông theo biểu thức (2) để đưa vào mô hình tính toán pha loãng và chuyển hóa các chất ô nhiễm cho từng đoạn sông sau khi tiếp nhận nước thải theo biểu thức (1).
Trong mô hình chất lượng nước dòng chảy sau khi tiếp nhận nước thải đô thị, BOD ban đầu và K1S là hai thông số quan trọng, trong đó BOD cho biết chính xác mức độ ô nhiễm hữu cơ của thuỷ vực và K1s chỉ ra tốc độ phân huỷ của các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong thủy vực đó. Việc xác định các hệ số K1s khá phức tạp, nó phụ thuộc vào nồng độ và đặc điểm chất hữu cơ trong nước, nhiệt độ, vận tốc dòng chảy thủy vực,…Theo Rodzinler I.D., 1984, [7], hệ số K1s của dòng chảy sông có tiếp nhận nước thải được đặc trưng bằng biểu thức:
K1s= K1xKd (3)
trong đó: -K1: hằng số tốc độ oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ trong hỗn hợp nước sông lấy tại vị trí đầu tiên với điều kiện ủ mẫu 20o C trong phòng thí nghiệm.
-Kd: hệ số tính đến điều kiện thực tế của dòng chảy (thủy vực) nghiên cứu: nhiệt độ nước, vận tốc dòng chảy,…
Quá trình phân huỷ sinh học các hợp chất hữu cơ bằng vi sinh vật tuân theo phương trình động học bậc 1và lượng oxy hòa tan bị tiêu thụ sinh học yt sau thời gian t, mgL, được định như sau:
yt= L0[1-exp(-k1t)] hay yt= L0(1-10-K1t) (4)
trong đó:
-L0: BOD ban đầu, mg/l ;
-k1vàK1: hằng số tốc độ phân huỷ BOD; k1 = 2,303 K1 , ngày-1.
Giá trị L0.10-K1t chính là Lt và hàm lượng oxy hòa tan còn lại trong mẫu nước xt sau thời gian t sẽ là:
xt= x0-yt = x0- L0(1-10-K1t) (5)
Như vậy, hằng số tốc độ phân hủy chất hữu cơ trong hỗn hợp nước sông với nước thải ở 20oC trong điều kiện tĩnh (mẫu ủ) được xác định bằng cách theo dõi độ giảm sút (tiêu thụ) oxy hàng ngày, trong khoảng thời gian đủ dài, để các hợp chất hữu cơ có khả năng oxi hoá sinh học bị phân hủy gần như hoàn toàn, thông thường là 5 ngày trở lên.
Trên dòng chảy sông từ vị trí tương ứng thời điểm 0 đến vị trí tương ứng thời điểm n, BOD của hỗn hợp nước sông và nước thải thay đổi từ L0 đến Lt. Nếu chia chiều dài sông tương ứng thời gian dòng chảy t thành n đoạn thì ta sẽ có biểu thức:
(6)
Trong đó:
Từ các biểu thức (3) và (6) có thể xác định được đại lượng Kd của hỗn hợp nước sông và nước thải trên đoạn dòng chảy nghiên cứu.
Đối với từng sông khác nhau, hệ số K1,s sẽ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến khả năng tự làm sạch của sông: vận tốc dòng chảy, lượng oxy bổ cập, hệ vi sinh vật và thực vật thủy sinh trong sông,… Theo Vũ Quyết Thắng, 1984, nước sông ở Chao Phaya có K1khoảng 0,06 ngày-1÷0,1ngày-1, nước kênh ở Băng Cốc (Thái Lan) 0,07-0,19ngày-1 (30oC) [3]. Khi sử dụng mô hình Phelps-Streeter để tinhs toán khả năng tự làm sạch sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, Cái Anh Tú (2014) đã chọn hệ số K1s là 0,1304 ngày-1 [4]. Các kết quả nghiên cứu đối với sông thoát nước Hà Nội giai đoạn 1985-1988 cho thấy: khi vận tốc dòng chảy trong sông là v ≤0,2 m/s và nhiệt độ nước sông trung bình là 25oC (ứng với mùa khô) K1 có thể xác định theo biểu thức sau đây [5]:
K1s=0,0142+0,14lg L0 , ngày-1 ( 13 )
trong đó: L0 là giá trị BOD ban đầu của hỗn hợp nước sông và nước thải, tính theo mg/L.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sông Cầu Bây là là con sông đào, chảy từ khu đô thị Việt Hưng , quận Long Biên, qua địa phận huyện Gia Lâm và đổ ra sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy (xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm). Sông có tổng chiều dài 12 km hiện do Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lâm quản lý.
Do tiếp nhận lượng lớn nước thải chưa xử lý từ các khu đô thị và các khu công nghiệp, sông Cầu Bây nay đã bị ô nhiễm nặng nề. Các chỉ tiêu như SS, BOD5, COD, TN, TP, coliform,… vượt quy định cho phép mức B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT nhiều lần. Nước sông không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng rõ rệt đến hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, nơi tiếp nhận nguồn nước sông này.
Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã định ra được một số nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung trong khu vực sông Cầu Bây. Đó là các nhà máy XLNT Ngọc Thụy (30.000 m3/ngày), Phúc Đồng (55.000 m3/ngày), An Lạc (53.000 m3/ngày), Đông Dư (45.000 m3/ngày) và Phú Thị (10.000 m3/ngày). Tuy nhiên, cũng có những cơ sở dịch vụ và công trình công cộng nhỏ có nguồn nước thải không thu gom được vào HTTN tập trung. Trong giai đoạn trước mắt cần thiết phải đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông, khả năng tự làm sạch (tiếp nhận nước thải) để làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông cũng như tổ chức thoát nước và XLNT trong khu vực cho phù hợp.
Hệ số tự làm sạch của sông Cầu Bây chính là hệ số phân hủy sinh học chất hữu cơ K1s được xác định trên cơ sở lấy mẫu nước phân tích nhiệt độ, DO và BOD5vào các thời điểm mùa mưa và mùa khô.Mười một (11) điểm lấy mẫu được lựa chọn trên đoạn sông từ Đa Tốn đến Xuân Thụy (huyện Gia Lâm) thể hiện trên Hình 2. Đây là đoạn hạ lưu sông, nơi không có cácnguồn thải tập trung đổ vào, cóchiều dài 5000 m với kích thước mặt cắt sông ổn định.
Hình 2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên sông Cầu Bây
Phương pháp lấy mẫu nước sông theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6: hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
Hằng số K1trong điều kiện tĩnh được xác định theo tốc độ tiêu thụ oxy trong điều kiện ủ mẫu nước số 1 (điểm đầu đoạn sông) ở 20oC trong vòng 5 ngày. BOD5 trong sông dự kiến là 50-80 mg/L nên nước mẫu được pha loãng 20 lần. Quá trình nitrat hóa trong mẫu ủ được ức chế bằng dung dịch alylthioure (ATU) (C4H8N2S)0,05%. Oxy hòa tan (DO) được đo thường xuyên 12h/lần trực tiếp bằng điện cực theo TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990): Chất lượng nước - Xác định ôxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa, trong 11 bình oxy thể tích 300 mL chứa nước mẫu số 1 pha loãng.
Chỉ tiêu BOD5 của các mẫu nước sông phân tích bằng phương pháp pha loãng trong bình BOD theo TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allythioure.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mẫu nước sông Cầu Bây được lấy vào các thời điểm mùa mưa (tháng 7 và tháng 8 năm 2016) và mùa khô (tháng 2 và 3 năm 2017), tần suất 1 tháng/đợt với độ lặp 2 mẫu (sáng và chiều) trong 1 ngày. Kết quả lấy mẫu và phân tích các mẫu nước sông Cầu Bây theo các chỉ tiêu: nhiệt độ (đo tại chỗ), DO (đo tại chỗ) và BOD5 (đo tại phòng thí nghiệm) được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước đoạn sông Cầu Bây trong thời gian cuối năm 2016 và đầu năm 2017
Điểm lấy mẫu |
Khoảng cách tính từ điểm 1, m |
Số liệu phân tích mùa khô |
Số liệu phân tích mùa mưa |
||||
Nhiệt độ, oC |
DO, mg/L |
BOD5, mg/L |
Nhiệt độ, oC |
DO, mg/L |
BOD5, mg/L |
||
1 |
0 |
22,5 |
1,5 |
65±4,5 |
21,3 |
2,8 |
38,3±2,9 |
2 |
600 |
23 |
1,9 |
56,5±3,8 |
21,5 |
2,8 |
35,5±2,8 |
3 |
1000 |
22,5 |
2,1 |
50,5±3,5 |
22,3 |
2,6 |
32,8±2,8 |
4 |
1500 |
22,7 |
1,2 |
45,1±3,5 |
21,9 |
2,9 |
29,1±2,6 |
5 |
2000 |
23,1 |
1,9 |
40,3±3,5 |
21,7 |
2,9 |
27,9±2,6 |
6 |
2700 |
23,4 |
2,2 |
36,2±2,9 |
22,2 |
3,1 |
26,2±2,6 |
7 |
3100 |
22,8 |
2,2 |
35,2±2,9 |
22,5 |
3,1 |
25,2±2,5 |
8 |
3600 |
23 |
2,5 |
34,3±2,9 |
22,1 |
3,2 |
24,8±2,4 |
9 |
4000 |
22,5 |
2,6 |
33,6±2,7 |
21,8 |
2,9 |
24,5±2,3 |
10 |
4500 |
22,7 |
2,6 |
33±2,5 |
22,1 |
3,3 |
24,1±2,2 |
11 |
5000 |
23,5 |
2,8 |
32,2±2,5 |
22,4 |
3,3 |
23,9±2,2 |
Kết quả phân tích các mẫu nước sông cho thấy phần lớn (81% số mẫu) giá trị BOD5 vượt ngưỡng quy định đối với nguồn nước B2 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Sông trong tình trạng thiếu oxy (DO trong sông dao động từ 2 đến 4 mg/L). Trong các thời điểm lấy mẫu, nhiệt độ nước sông (tầng trên, cách mặt nước 0,4 m) nằm trong khoảng từ 23oC đến 28,5oC. Kết quả quan trắc nước sông Cầu Bây trong khu vực đoạn sông nghiên cứu trong năm 2015 của Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng cho thấy nước sông trong tình trạng ô nhiễm nặng, mức α-mezosaprobe [2].
Với mục tiêu xác định K1trong điều kiện tĩnh ở 20oC đối với nước sông Cầu Bây, giá trị DO trong 11 bình oxy tương ứng với thời gian ủ mẫu: 0, 0,5, 1, ……,5 ngày được nêu trên Hình 3.
Hình 3. Biểu đồ DO còn lại trong các mẫu nước theo thời gian lưu giữ trong các bình oxy ở 20oC
Phân tích tương quan các giá trị DO còn lại (Y), mg/L và thời gian ủ mẫu nước (X), ngày, bằng phần mềm exel , có được biểu thức quan hệ giữa hai đại lượng này là:
y = 6,7851e-0,229xvới R² = 0, 9004 (7)
Từ (7), xác định được k1=0,229 ngày-1 hay là K1=0,1 ngày-1.
Hệ số K1s của đoạn sông nghiên cứu sẽ dao động theo mùa khô và mùa mưa. Từ các số liệu phân tích BOD5 các mẫu nước sông theo các đợt mùa khô và mùa mưa, theo biểu thức (6) có được kết quả tính toán xác định hệ số K1s và Kd trong Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tính toán xác định K1s và Kd trên đoạn sông nghiên cứu về các mùa khô và mưa
TT |
Khoảng cáchX, m |
Mùa khô (tháng 2-3 năm 2016) |
Mùa mưa (tháng 7-8 năm 2015) |
||||||
t, ngày |
L0, mg/L |
Lt, mg/L |
K1s, ngày-1 |
t, ngày |
L0, mg/L |
Lt, mg/L |
K1s, ngày-1 |
||
1 |
0-600 |
0,17 |
65 |
56,5 |
0,548 |
0,08 |
38,3 |
35,5 |
0,4582 |
2 |
600-1000 |
0,115 |
56,5 |
50,5 |
0,6971 |
0,055 |
35,5 |
32,8 |
0,6971 |
3 |
1000-1500 |
0,145 |
50,5 |
45,1 |
0,8068 |
0,07 |
32,8 |
29,1 |
0,8068 |
4 |
1500-2000 |
0,145 |
45,1 |
40,3 |
0,3064 |
0,075 |
29,1 |
27,9 |
0,3064 |
5 |
2000-2700 |
0,202 |
40,3 |
36,2 |
0,3549 |
0,091 |
27,9 |
26,2 |
0,3545 |
6 |
2700-3100 |
0,115 |
36,2 |
35,2 |
0,3683 |
0,06 |
26,2 |
25,2 |
0,3683 |
7 |
3100-3600 |
0,144 |
35,2 |
34,3 |
0,1699 |
0,072 |
25,2 |
24,8 |
0,1699 |
8 |
3600-4000 |
0,115 |
34,3 |
33,6 |
0,1933 |
0,055 |
24,8 |
24,5 |
0,1933 |
9 |
4000-4500 |
0,145 |
33,6 |
33 |
0,1967 |
0,064 |
24,5 |
24,1 |
0,1967 |
10 |
4500-5000 |
0,145 |
33 |
32,2 |
0,1214 |
0,075 |
24,1 |
23,9 |
0,1214 |
|
1,441 |
0,305 |
0,697 |
|
|
0,388 |
Từ kết quả tính toán này xác định được:
Trong mùa khô, khi vận tốc dòng chảy nhỏ, hệ số phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong sông Cầu Bây K1s là 0,305 ngày-1 và hệ số điều chỉnh thực tế cho đoạn sông Kdlà 3,05.
Trong mùa mưa, khi vận tốc dòng chảy nhỏ, hệ số phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong sông Cầu Bây K1s là 0,388 ngày-1 và hệ số điều chỉnh thực tế cho đoạn sông Kdlà 3,9.
Các giá trị tính toán K1s và Kdxác định được có thể đưa vào biểu thức (1) và (2) để tính toán quá trình tự làm sạch nước sông do tiếp nhận nước thải sinh hoạt hoặc nước thải đô thị.
KẾT LUẬN
Sau khi tiếp nhận nước thải, các chất ô nhiễm sẽ được pha loãng và chuyển hóa theo các biểu thức (1) hoặc (2). Phân hủy sinh học các chất hữu cơ đặc trưng bằng hệ số K1s là quá trình chuyển hóa chủ yếu tạo nên khả năng tự làm sạch của dòng chảy sông. Tuy nhiên hệ số này phụ thuộc vào các điều kiện thực tế dòng chảy như: nhiệt độ, vận tốc dòng chảy và các điều kiện môi trường khác. Đối với sông Cầu Bây, dòng chảy chính tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt và dịch vụ từ các quận Long Biên và huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, hằng số K1trong điều kiện tĩnh liên quan đến thành phần hữu cơ trong nước thải xác định được là 0,1 ngày-1. Các hệ số điều chỉnh thực tế Kd về mùa khô là 3,05 và về mùa mưa là 3,9. Tương ứng, hệ số K1s dùng tính toán tự làm sạch nguồn nước sông Cầu Bây K1s là 0,305ngày-1 (mùa khô) và 0,388 ngày-1 (mùa mưa).
LỜI CẢM ƠN
Các tác giả bài báo là chủ nhiệm và thành viên của đề tài NCKH cấp thành phố Hà Nội “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tổng hợp để BVMT nước sông nội đô Thành phố Hà Nội (mã số: 01C-09/01-2016-3)”. Cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội đã tạo điều kiện và phối hợp đề tài mà một trong những nội dung nghiên cứu được trình bày trong bài báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đức Hạ, Trần Đức Minh Hải, Đinh Viết Cường
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
(Tạp chí Môi trường số chuyên đề II năm 2017)