Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Bảo tồn và giám sát động vật hoang dã tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

09/06/2021

    Khu bảo tồn (KBT) Thiên nhiên - văn hóa (TN-VH) Đồng Nai được thành lập vào năm 2004, đến năm 2009 KBT mới được đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học (ĐDSH) qua Dự án “Điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, kết quả dự án đã cung cấp dẫn chứng cơ sở về giá trị ĐDSH.

    Từ năm 2010 đến nay, nhiều chương trình, dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn của KBT TN - VH Đồng Nai, điển hình như: Dự án “Đầu tư trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu Đ - tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2009-2015”, Dự án “Quy hoạch tổng thể KBT”, Dự án “Xây dựng hệ thống dữ liệu về Sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ” một số chương trình cải tạo sinh cảnh cho các loài thú, chương trình điều tra giám sát một số loài quý hiếm và các dự án phục vụ du lịch trong KBT. Tuy vậy, để đánh giá được thay đổi về ĐDSH ở KBT cần phải thực hiện các hoạt động điều tra tổng thể và chuyên sâu theo chu kỳ lặp lại. Đặc biệt, đối với khu hệ động vật rừng vì có đặc điểm biến động nhiều hơn so với các khu hệ khác. Dự án “Điều tra, giám sát và xây dựng bộ tiêu bản các loài động vật hoang dã (ĐVHD) theo chu kỳ 10 năm tại KBT TN - VH Đồng Nai” được thực hiện trong năm 2020 - 2021 cho thấy rõ hơn những dấu hiệu tích cực cho việc phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ở đây, nhất là về đối tượng ĐVHD.

    Trên cơ sở kế thừa kết quả dữ liệu điều tra từ 2010, việc rà soát bổ sung năm 2020-2021 sẽ là chuỗi số liệu hữu ích phục vụ cho công tác giám sát  ĐVHD ở KBT TN-VH Đồng Nai.

1. Kết quả đánh giá những biến động về ĐDSH của các loài ĐVHD ở KBT sau 10 năm

Các loài thú

    Để đánh giá về độ đa dạng khu hệ thú của KBT theo chu kỳ 10 năm, nhóm nghiên cứu so sánh từng bậc phân loại của lớp thú đã ghi nhận từ năm 2010 ở KBT TN-VH Đồng Nai với khu hệ thú Việt Nam, theo đó thành phần loài thú KBT TN - VH Đồng Nai có 85 loài (chiếm 28,3% tổng số loài thú đã biết ở Việt Nam); số họ thú: 27 (chiếm 67,5%); số bộ thú: 10 (chiếm 71,4% tổng số bộ thú ở Việt Nam). Như vậy, có thể khẳng định KBT TN-VH Đồng Nai có tầm quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng của thú rừng ở vùng Đông Nam bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

    Trong số 85 loài thú rừng đã được ghi nhận có 30 loài quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và Khu vực Đông Nam Á (chiếm 35,3% tổng số loài có mặt trong KBT TN-VH Đồng Nai). Trong đó, 18 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2009); có 26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); có 27 loài ghi trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.

Bảng 1. Danh sách các loài thú quý hiếm KBT TN - VH Đồng Nai

TT

Tên Việt Nam

 

Tên khoa học

 

Giá trị bảo tồn

 

Nơi

phân bố

SĐVN

(2007)

IUCN (2020)

NĐ06 (2019)

  1.  

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

VU

VU

IB

R2

  1.  

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

VU

VU

IIB

R2,R3

  1.  

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

 

NT

IIB

R2,R3

  1.  

Khỉ đuôi lợn

Macaca  leonina

VU

VU

IIB

R1,R2,R3

  1.  

Chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

EN

EN

IB

R1,R2

  1.  

Voọc bạc

Trachypitecus villosus

VU

 

IB

R1,R2

  1.  

Vượn má vàng

Nomascus gabriellae

EN

VU

IB

R1

  1.  

Gấu chó

Ursus malayanus

EN

DD

IB

R1,R2,R3

  1.  

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea

VU

NT

IB

R1

  1.  

Rái cá thư­ờng

Lutra lutra

VU

NT

IB

R1

  1.  

Rái cá lông mượt

Lutrogale perspicillata

EN

VU

IB

R1

  1.  

Cầy mực

Arctictis binturong

EN

 

IB

R1,R2

  1.  

Cầy giông

Viverra zibetha

 

 

IIB

R1,R2

  1.  

Cầy hư­ơng

Viverricula indica

 

 

IIB

R1,R2

  1.  

Báo lửa

Catopuma temminckii  

EN

VU

IB

R1,R2,R3

  1.  

Báo hoa mai

Panthera pardus 

CR

 

IB

R1,R2,R3

  1.  

Hổ

Panthera tigris

CR

EN

IB

R1,R2,R3

  1.  

Báo gấm

Pardofelis nebulosa

EN

VU

IB

R1,R2,R3

  1.  

Mèo rừng

Prionailurus bengalensis

 

 

IB

R1,R2,R3

  1.  

Mèo cá

Prionailurus viverrinus

EN

VU

IB

R1, R2

  1.  

Voi

Elephas maximus

CR

EN

IB

R1, R2, R3

  1.  

Cheo cheo nam dương

Tragulus javanicus

VU

 

IIB

R1,R2

  1.  

Hươu vàng

Axis porcinus

EN

 

IB

R2,R3

  1.  

Nai

Cervus unicolor

VU

 

 

R2,R3

  1.  

Hoẵng nam bộ

Muntiacus muntjak annamensis

VU

 

 

R2,R3

  1.  

Bò tót

Bos gaurus

EN

VU

IB

R2,R3

  1.  

Bò rừng

Bos javanicus

EN

EN

IB

R2,R3

  1.  

Tê tê java

Manis javanica

EN

NT

IIB

R1,R2

  1.  

Sóc đen

Ratufa bicolor

VU

 

 

R1

  1.  

Sóc bay lớn

Petaurista philippensis

VU

 

IIB

R1,R2

 
Chú thích : R1: Rừng nguyên sinh; R2:  Rừng thứ sinh xen nương rãy; R3: Trảng cỏ tiếp giáp rừng thứ sinh; Nhóm IB: động vật thuộc nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ  tuyệt chủng cao; Nhóm IIB: động vật thuộc nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Khu hệ chim

    Từ số liệu khảo sát trên thực địa, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã được phân tích, tổng hợp và thống kê được ở KBT TN-VH Đồng Nai (năm 2010) ghi nhận có 284 loài chim thuộc 53 họ, 18 bộ. Trong đó có: 37 loài có mẫu, 187 loài ghi nhận được bằng quan sát trực tiếp; 31 loài ghi nhận theo tài liệu và 4 loài ghi nhận được qua phỏng vấn.

    Kết quả nghiên cứu và tổng hợp năm 2020 (sau 10 năm) đã xác định có 304 loài chim thuộc 55 họ, 19 bộ.

    So sánh với khu hệ chim Việt Nam cho thấy, số loài chim ở KBT TN-VH Đồng Nai, chiếm 31,3% tổng số loài chim của Việt Nam, số họ chiếm 65,4% tổng số họ chim của Việt Nam và số bộ chiếm 94,7% tổng số bộ chim của Việt Nam. So sánh với các VQG lân cận ở Bảng 2 cho thấy, số lượng loài chim ở KBT TH-VH Đồng Nai chỉ ít hơn  so với VQG Cát Tiên, nhưng nhiều hơn so với VQG Bù Gia Mập, VQG Phước Bình và VQG Lò Gò - Xa Mát.

Bảng 2. So sánh sự đa dạng chim của KBT TN-VH Đồng Nai với một số VQG lân cận

 Khu vực

Diện tích (ha)

Số loài

Số họ

Số bộ

Mức độ nghiên cứu

Khu BTTN và Di tích Vĩnh Cửu

 100.303

304

55

19

Trung bình

VQG Cát Tiên (Đồng Nai)

71.920

348

64

18

Nhiều

VQG Bù Gia Mập (Bình Phước)

26.032

168

51

15

Trung bình

VQG Phước Bình (Ninh Thuận)

19.814

131

46

13

Trung bình

VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh)

18.765 

177

50

17

Trung bình

     Trong 259 loài chim đã ghi nhận ở Khu BTTN-VH Đồng Nai, đã xác định được 20 loài chim quý, hiếm (Bảng 3), chiếm 7,7% tổng số chim ghi nhận trong vùng nghiên cứu. Trong đó: Nghị định 06/2019/NĐ-CP có 15 loài, gồm: 4 loài trong nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại); 11 loài trong nhóm IIB (Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại).; Sách Đỏ Việt Nam, năm 2007 có 13 loài, gồm: 3 loài ở bậc EN; 8 loài ở bậc VU; 2 loài ở bậc LR;  Danh lục Đỏ IUCN, năm 2019 có 12 loài, gồm: 1 loài ở bậc EN; 2 loài ở bậc VU; 9 loài ở bậc NT.

Bảng 3. Danh sách các loài chim quý, hiếm KBT TN - VH Đồng Nai theo sinh cảnh

TT

Tên Việt Nam

 

Tên khoa học

 

Giá trị bảo tồn

Nơi phân bố

SĐVN

(2007)

IUCN (2020)

NĐ06 (2019)

  1.  

Cò lạo ấn độ

Mycteria leucocephala

VU

NT

 

R3

  1.  

Hạc cổ trắng

Ciconia episcopus

VU

 

IIB

R3

  1.  

Già đẫy java

Leptoptilos javanicus

VU

VU

IB

R2, R3

  1.  

Le khoang cổ

Nettapus coromandelianus

EN

 

 

R3

  1.  

Diều cá bé

Icthyophaga humilis

VU

NT

 

R3

  1.  

Diều cá đầu xám

Icthyophaga ichthyaetus

 

NT

 

R2, R3

  1.  

Diều hoa miến điện

Spilornis cheela

 

 

IIB

R2, R3

  1.  

Cắt nhỏ họng trắng

Polihierax insignis

LR

NT

IIB

R2, R3

  1.  

Gà so cổ hung

Arborophila davidi

EN

EN

IIB

R2,R3

  1.  

Gà so ngực gụ

Arborophila charltoni

LR

NT

IIB

R2,R3

  1.  

Gà lôi hông tía

Lophura diardi

VU

NT

IB

R2,R3

  1.  

Gà tiền mặt đỏ

Polyplectron germaini

VU

NT

IB

R2,R3

  1.  

Công

Pavo muticus

EN

VU

IB

R2,R3

  1.  

Vẹt lùn

Loriculus vernalis

 

 

IIB

R1,R2

  1.  

Vẹt ngực đỏ

Psittacula alexandri

 

 

IIB

R1,R2

  1.  

Niệc mỏ vằn

Aceros undulatus

VU

 

IIB

R1,R2

  1.  

Hồng hoàng

Buceros bicornis

VU

NT

IIB

R1

  1.  

Chích chòe lửa

Copsychus malabaricus

 

 

IIB

R2,R3

  1.  

Rồng rộc vàng

Ploceus hypoxanthus

 

NT

 

R2,R3

  1.  

Yểng

Gracula religiosa

 

 

IIB

R1

Chú thích: R1: Rừng nguyên sinh; R2:  Rừng thứ sinh xen nương rãy; R3: Trảng cỏ tiếp giáp rừng thứ sinh

Các loài bò sát, ếch nhái

    Kết quả các đợt khảo sát giai đoạn 2010, kết hợp với các số liệu quan sát trực tiếp trong tự nhiên và phỏng vấn người dân địa phương đã ghi nhận được ở KBT TN - VH Đồng Nai có tổng số 97 loài bò sát và ếch nhái, bao gồm 64 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ và 33 loài ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ.

    Kết quả các đợt khảo sát giai đoạn 2020, ghi nhận có 68 loài bò sát thuộc 17 họ, 3 bộ và 33 loài ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ.  

    Các họ có số lượng loài nhiều bao gồm họ rắn nước có (20 loài), họ nhái bầu (10 loài), họ nhông (9 loài), họ ếch cây và tắc kè (mỗi họ có 8 loài).

    Đối với lớp ếch nhái, các họ chiếm ưu thế được ghi nhận theo thứ tự sau: Họ Microhylidae (chiếm 30,3% tổng số loài ếch nhái ghi nhận được), tiếp theo là họ Dicroglossidae (24,2%), họ Rhacophoridae (21,2%), họ Ranidae (18,1%), họ Bufonidae (6,06%).

    Đối với lớp bò sát có họ Colubridae với 20 loài (chiếm 31,25% tổng số loài bò sát ghi nhận được), tiếp theo là họ Agamidae (14%), họ Gekkonidae (12,5%), họ Geoemydidae (9,4%), hai họ Elapidae và Scincidae (7,8%), 7 họ còn lại chỉ có từ 1 - 3 loài.

Hình 1. So sánh số loài và tỷ lệ các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận ở KBT TN-VH Đồng Nai

    Sử dụng tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc & Nguyễn Quảng Trường (2005, 2009) để so sánh mức độ đa dạng của bò sát, ếch nhái tại KBT TN-VH Đồng Nai với một số VQG lân cận cho thấy, so với Danh lục năm 2010, các loài: Dixonius melanostictus, D. siamensis hiện nay đã đổi thành loài D. minhlei; Loài Calotes mystaceus đổi thành Calotes bachae; Loài Cyrtodactylus irregularis được định danh lại là loài C. cattienensis; Các loài Trimeresurus albolabris, Trimeresurus stejnegeri định danh lại là loài T. Rubeus (Hình 1).

    So với Danh lục năm 2010, các loài: Nhái bầu hoa được đổi tên thành nhái bầu muklesri; nhái bầu trơn được đổi tên thành nhái thóc mã đà; ếch nhẽo được đổi tên thành ếch nhẽo ban na; ếch cây sần nhỏ được đổi tên thành ếch cây taylo; ếch cây sần aspơ được đổi tên thành ếch cây sần đốm trắng; ếch cây sần taylo được đổi thành ếch cây sần Việt Nam; loài ếch cây phê phân bố ở độ cao trên 1.000 m nên sẽ không phân bố ở đây, được bỏ ra khỏi Danh lục.

    So với một số VQG lân cận (Bảng 4) thì thành phần loài của KBT TN-VH Đồng Nai chỉ kém VQG Cát Tiên (97/134 loài) còn đều nhiều gấp hơn 2 lần so với VQG Bù Gia Mập (97/47), VQG Phước Bình (97/47), VQG Lò Gò - Xa Mát (97/33), như vậy, thành phần loài bò sát, ếch nhái của KBT TN-VH Đồng Nai rất đa dạng.

Bảng 4. So sánh sự đa dạng của bò sát và ếch nhái ở  KBT TN -VH Đồng Nai với một số VQG lân cận

 Khu vực

Diện tích (ha)

Số loài

Số họ

Số bộ

Mức độ nghiên cứu

Khu BTTN và Di tích Vĩnh Cửu

 100.303

97

18

3

Trung bình

VQG Cát Tiên (Đồng Nai)

71.920

134

23

5

Nhiều

VQG Bù Gia Mập (Bình Phước)

26.032

47

18

4

Trung bình

VQG Phước Bình (Ninh Thuận)

19.814

47

18

3

Trung bình

VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh)

18.765 

33

14

3

Trung bình

    Ghi nhận về các loài bò sát, ếch nhái quý, hiếm tại Khu BTTN-VH Đồng Nai có 27 loài quý hiếm (chiếm 23,5% tổng số loài). Ở mức độ đe doạ toàn cầu (Danh lục Đỏ IUCN, 2009) có 13 loài trong đó có 4 loài ở mức nguy cấp (EN), 6 loài mức sẽ nguy cấp (VU), 2 loài sắp bị đe doạ (NT), 1 loài ít lo ngại (LC) và 1 loài thiếu dẫn liệu (DD). Có 19 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 8 loài nguy cấp (EN), 8 loài sẽ nguy cấp (VU) và 3 loài rất nguy cấp (CR). Có 15 loài ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: 1 loài nhóm IB, 14 loài nhóm IIB.

Các loài cá

    Theo số liệu điều tra, nghiên cứu thời điểm năm 2010, đã ghi nhận được 108 loài cá phân bố ở các thủy vực suối, sông, hồ tại KBT TN - VH Đồng Nai. Qua kết quả điều tra và phân tích tổng hợp, sau 10 năm đã xác định được tổng số có 143 loài cá ghi nhận ở khu vực này. Đáng lưu ý là trong thời gian khảo sát năm 2020 qua hai mùa mưa và khô đã ghi nhận bổ sung mới cho KBT 6 loài cá bám đá vây bằng vảy (2000); cá nút (Fowler, 1934); cá chát  (1931); cá đòng đong - (Kottelat, 2000); cá chiên suối (Ng & Kottelat, 2000); cá chiên suối. Có thể nói thành phần loài cá ở đây rất đa dạng, tiềm ẩn một số loài còn chưa được phát hiện ở khu vực này.

2. Xác định các khu vực giám sát ĐVHD tại KBT TN-VH Đồng Nai

     Để giám sát ĐVHD tại KBT TN - VH Đồng Nai, nhất là nhóm đối tượng ĐVHD, cần thiết phải xây dựng bản đồ phân bố những nhóm loài nguy cấp quý hiếm trên cơ sở phối hợp các nhóm chuyên môn cung cấp thông tin cơ bản để thực hiện; kết hợp nguồn cơ sở dữ liệu đã có. Công việc giám sát ĐDSH cần phải lập thứ tự ưu tiên theo ba mức cho phù hợp: Ưu tiên rất cao (vùng lõi KBT); ưu tiên cao (vùng đệm, rừng đặc dụng); ưu tiên vừa (cho các vùng khác có tính nhạy cảm) và xác định đối tượng giám sát cho từng điểm, cụ thể:  Xác định khoảng 40 tuyến đại diện trên 3 khu vực (Hiếu Liêm, Mã Đà và Vĩnh An); Xác định 20 điểm giám sát cố định trên 3 khu vực (Hiếu Liêm, Mã Đà và Vĩnh An); Giám sát các loài chim nước sẽ sử dụng 10 điểm định vị quan trắc tại các khu vực trảng, bàu, đất ngập nước; Giám sát voi, bò tót, thú nhỏ vào ban đêm ở điểm gần trạm kiểm lâm Suối Sai, Suối Ràng, Suối Cốp, Bù Đăng...

Đoàn khảo sát thực tế tại KBT TN - VH Đồng Nai

3. Kết luận

    Công tác bảo tồn các loài ĐVHD tại KBT TN-VH Đồng Nai sau 10 năm (từ 2010 đến 2020) đã đạt được nhiều kết quả như: Gia tăng số lượng loài ĐVHD mà trước đây chưa ghi nhận được; những đối tượng như bò sát, ếch nhái, cá suối có số lượng loài tăng lên rõ rệt; môi trường sống của những loài nguy cấp, quý, hiếm đã được gìn giữ; những đối tượng thú lớn như voi đã được bảo vệ và ngăn cách xung đột với người dân qua hệ thống hàng rào điện; đối tượng bò tót và nhóm linh trưởng được quan tâm giám sát vùng phân bố về quần thể. Do đó, cần thiết phải xây dựng chương trình quan trắc, giám ĐDSH tại KBT TN-VH Đồng Nai nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững. Công tác giám sát ĐVHD tại đây được đầu tư và triển khai sẽ góp phần tích cực cho vấn đề duy trì danh hiệu vốn có và khả năng đăng ký thêm những Danh hiệu mới như: Khu RAMSAR Đồng Nai; Vườn Di sản Đông Nam Á.

Lê Hùng Anh, Đặng Huy Phương, Lê Xuân Cảnh

 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Trần Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Hảo, Đoàn Văn Hoàn

                                              Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 5/2021)

Tài liệu tham khảo

  1. Phùng Tửu Bôi, 2000, Tình hình tái sinh tự nhiên và phục hồi rừng sau 30 năm rải chất độc hoá học đối với thảm thực vật rừng vùng trọng điểm Mã Đà - Tỉnh Đồng Nai. Báo cáo chuyên đề. Cục Môi trường.
  2. Nguyễn Duy Chuyên, Ngô An và nnk, 1994. Báo cáo kết quả điều tra lâm học rừng cây họ dầu vùng Đông Nam bộ. Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng II, 1994.
  3. Đặng Huy Huỳnh (1983), Hiện trạng quần thể thú (Mammallia) ở hệ sinh thái rừng  Mã Đà bị tác động chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh, Kỷ yếu Hội thảo Chất độc hóa học Ủy bản 10-80.
  4. Đặng Huy Huỳnh, 1993. Tài nguyên động vật rừng Mã Đà.
  5. Kaliakim M.V, Korzun V.L., Đặng Huy Huỳnh, Trần Văn Đức, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, 1998. Những tư liệu để so sánh tình trạng của các phức hợp chim rừng đồng bằng miền Nam qua ví dụ rừng đặc dụng nam Cát Tiên và Lâm trường Mã Đà. Các công trình nghiên cứu sinh thái nhiệt đới tại phía Nam Việt Nam (1988-1998), Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga chi nhánh phía Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1998: trang 9-11.
Ý kiến của bạn