Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Bảo tồn các loài lan tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

08/12/2021

    Họ Lan (Orchidaceae) ở Việt Nam rất phong phú về số loài. Theo các kết quả nghiên cứu, số lượng loài thuộc họ Lan ở Việt Nam liên tục tăng, từ 411 loài ghi nhận năm 1934 [1], 718 loài ghi nhận năm 1994 [2], đến năm 2016 đã ghi nhận 1.210 loài, 172 chi thuộc họ Lan [3]. Tuy nhiên, hiện nay số lượng và kích thước các quần thể các loài Lan ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm đáng kể bởi các nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do con người khai thác, buôn bán trái phép các loài làm cảnh, làm thuốc, chặt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến vùng phân bố và sinh cảnh sống của các loài Lan bị xâm hại… Hiện nay, nhiều loài Lan ở Việt Nam bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng, có 68 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam [4]; 8 loài thuộc chi Lan hài (Paphiopedium) thuộc Phụ lục I của Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP); 22 loài Lan thuộc nhóm IA, còn lại các loài không thuộc nhóm IA đều thuộc nhóm IIA của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (Nghị định số 06/2019/NĐ-CP). Có 14 loài Lan ở Việt Nam được đánh giá ở mức Sẽ nguy cấp (VU) trở lên trong Danh lục đỏ IUCN; 22 loài Lan thuộc Phụ lục I, còn lại các loài Lan không thuộc Phụ lục lục I đều thuộc Phụ lục II của Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

    Mô hình vườn Lan tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích 500 m2, trong nhà lưới khung thép. Giàn treo và giàn đặt chậu cây được lắp đặt bằng khung thép. Các chậu cây được treo trên giàn treo, đặt trên giàn cách mặt đất khoảng 30-60 cm hoặc đặt trên nền đất. Hệ  thống tưới phun sương được lắp đặt phục vụ tưới cho từng đối tượng với nhu cầu độ ẩm khác nhau. Cây giống được thu thập và bàn giao từ một số đề tài nghiên cứu. Các loại giá thể dùng để trồng Lan là gỗ, vỏ cây, than hoa, xơ dừa, mùn cưa trộn với đất và đá nhỏ.... Trước khi cấy Lan, các loại giá thể này được xử lý thuốc chống nấm để đảm bảo không gây hại cho Lan. Cây con được nhân giống bằng cách tách chồi. Phân bón cho Lan sử dụng phân bón khô (phân chậm tan) và phân bón lỏng (phân bón lá), bên cạnh đó có sử dụng một số loại chất điều hòa sinh trưởng, thuốc kích thích rễ. Quá trình trồng, chăm sóc có thể phòng một số bệnh cho Lan bằng cách cắt bỏ chỗ bị bệnh, bôi thuốc vào vết cắt, ngừng tưới nước 1-2 ngày chờ cho vết cắt lành, phun một số thuốc với mỗi loại bệnh có thể gặp.

    Một số kết quả bảo tồn

    Hiện nay, có 53 loài Lan hoang dại đã được thuần hóa và trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Bảng 1). Trong đó, chi Hoàng thảo (Dendrobium) nhiều nhất với 13 loài, chi Lan hài (Paphiopedilum) 4 loài, chi Lan kiếm (Cybidium) 3 loài, chi Thanh đạm (Coelogyne) 3 loài, chi Lan phích (Flickingeria) 3 loài, chi Giáng hương (Aerides) 2 loài, chi Kim tán (CaLanthe) 2 loài, chi Thạch tiên (Pholidota) 2 loài và chi Ngọc điểm (Rhynchostylis) 2 loài, còn lại các chi khác có 1 loài.

    Bảng 1: Danh sách các loài Lan bảo tồn tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

SĐVN (2007)

NĐ 06/2019

NĐ 64/2019

IUCN

(2021)

  1.  

Acampe rigida

A cam cứng

 

IIA

 

 

  1.  

Aerides falcata

Giáng hương

 

IIA

 

 

  1.  

Aerides odorata

Quế Lan hương

 

IIA

 

 

  1.  

Anoectochilus setaceus

Kim tuyến tơ

EN

IA

 

 

  1.  

Arachnis labrosa

Lan con nhện

 

IIA

 

 

  1.  

Bulbophyllum stenobulbon

Cầu diệp

 

IIA

 

 

  1.  

CaLanthe densiflora

Kim tán

 

IIA

 

 

  1.  

CaLanthe argenteo-striata

Kiều lam

 

IIA

 

 

  1.  

Cleisostoma paniculatum

Mật khẩu chùy

 

IIA

 

 

  1.  

Coelogyne assamica

Thanh đạm đà lạt

 

IIA

 

 

  1.  

Coelogyne fimbriata

Thanh đạm rìa

 

IIA

 

 

  1.  

Coelogyne nitida

Thanh đạm láng

 

IIA

 

 

  1.  

Cymbidium aloifolium

Đoản kiếm lô hội

 

IIA

 

 

  1.  

Cymbidium dayanum

Bích ngọc

 

IIA

 

 

  1.  

Cymbidium ensifolium

Thanh ngọc

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium aduncum

Hồng câu

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium amabile

Thủy tiên hường

EN

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium anosmum

Lưỡng điểm hạc

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium aphyllum

Hạc vĩ

VU

IIA

 

LC

  1.  

Dendrobium chrysanthum

Ngọc vạn vàng

EN

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium chrysotoxum

Kim điệp

EN

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium daoense

Ngọc vạn

EN

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium fimbriatum

Kim điệp

VU

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium lindleyi

Vảy rồng

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium loddigesii

Nghệ tâm

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium nobile

Đùi gà

 

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium nobile var. alboluteum

Hoàng thảo hoa trắng-vàng

EN

IIA

 

 

  1.  

Dendrobium trigonopus

Kim điệp thơm

 

IIA

 

 

  1.  

Eria pannea

Lan len rách

 

IIA

 

 

  1.  

Flickingeria fimbriata

Lan sóc sách

 

IIA

 

 

  1.  

Flickingeria forcipata

Lan phích

 

IIA

 

 

  1.  

Flickingeria ritaeana

Lan phích rita

 

IIA

 

 

  1.  

Hygrochilus parishii

Cẩm báo

 

IIA

 

 

  1.  

Liparis distans

Nhẵn diệp cách

 

IIA

 

 

  1.  

Luisia morsei

Lan san hô

 

IIA

 

 

  1.  

Malleola seidenfadenii

Lan ruồi

 

IIA

 

 

  1.  

Oberonia ensiformis

Móng rùa kiếm

 

IIA

 

 

  1.  

Paphiopedilum emersonii

Hài emerson

CR

IA

Nhóm I

EN

  1.  

Paphiopedilum henryanum

Hài henry

 

IA

 

CR

  1.  

Paphiopedilum hirsutissimum

Tiên hài

VU

IA

 

VU

  1.  

Paphiopedilum malipoense

Hài xanh

EN

IA

Nhóm I

EN

  1.  

Phaius indochinensis

Hạc đính chàm

 

IIA

 

 

  1.  

Phaius tankervilleae

Lan hạc đính

 

IIA

 

 

  1.  

Phalaenopsis mannii

Hồ điệp ấn

 

IIA

 

 

  1.  

Pholidota chinensis

Thạch tiên đào

 

IIA

 

NT

  1.  

Pholidota imbricata

Đuôi phượng

 

IIA

 

 

  1.  

Rhynchostylis gigantea

Ngọc điểm

 

IIA

 

 

  1.  

Rhynchostylis retusa

Đuôi chuồn

 

IIA

 

 

  1.  

Spathoglottis aurea

Cau diệp vàng

 

IIA

 

 

  1.  

Thrixspermum centipeda

Bạch điểm

 

IIA

 

 

  1.  

Tropidia curculigoides

Trúc kinh

 

IIA

 

 

  1.  

Vanda pumila

Vân đa trắng

 

IIA

 

 

  1.  

Vandopsis gigantea

Lan da báo

 

IIA

 

 

    Về giá trị bảo tồn: Ở cấp độ quốc tế, có 4 loài Lan hài được trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có tên trong Danh lục đỏ IUCN ở mức độ Nguy cấp (VU) trở lên đó là: Hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum) ở mức Sẽ nguy cấp (VU) (ảnh 1), Hài emerson (P. emersonii) (ảnh 2) và Hài xanh (P. malipoense) ở mức độ Nguy cấp (EN) (ảnh 3), Hài henry (P. henryanum) ở mức Rất nguy cấp (CR). Có 11 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam, 2007 đó là: Hạc vỹ (Dendrobium aphyllum), Kim điệp (D. fimbriatum) và Hài lông (P. hirsutissimum) ở mức Sẽ nguy cấp (VU); Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Thủy tiên (D. amabile), Ngọc vạn vàng (D. chrysanthum), Kim điệp (D. chrysotoxum), Ngọc vạn tam đảo (D. daoense), Hoàng thảo (D. nobile var. alboluteum), Hài xanh (P. malipoense) ở mức độ Nguy cấp (EN); Hài emerson (P. emersonii) ở mức Rất nguy cấp (CR).

    Về pháp luật bảo vệ: Cả 4 loài Lan hài trồng ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Phụ lục I, 49 loài Lan còn lại thuộc Phụ lục II của CITES; 2 loài Lan hài là Hài emerson (Paphiopedilum emersonii) và Hài xanh (Paphiopedilum malipoense) thuộc Nhóm I trong Danh mục các loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (theo Nghị định số 64/NĐ-CP); các loài Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum), Hài emerson (P. emersonii), Hài xanh (P. malipoense) và Hài henry (P. henryanum) thuộc Nhóm IA; 48 loài còn lại thuộc Nhóm IIA của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP).

    Về khả năng thích nghi của các loài Lan: Các cá thể Lan sau khi được bàn giao, đưa về thuần hóa trong điều kiện tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đều thích nghi với điều kiện ở Trạm ở các mức độ khác nhau. Sau khoảng 1-3 tháng, các loài bắt đầu sinh trưởng bộ rễ và ra lá mới, cây được ổn định trong chậu. Tỷ lệ cây sống sau khi trồng 6-12 tháng đạt trên 90%. Cây ít bị mắc các bệnh về nấm và vi khuẩn, trừ các loài Lan hài (Paphiopedilum) có thể mắc một số bệnh như thối rễ, thối cổ lá. Được trồng trong nhà lưới nên khả năng Lan bị sâu hại rất ít, chỉ hiếm khi gặp một số loài ốc sên ăn lá.  

    Về khả năng sinh trưởng và phát triển: Trong năm 2020-2021, các cá thể Lan trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh sinh trưởng  tốt. Có 1 loài là Kim tuyến (Anoectochilus setaceus) cây  sinh trưởng bình thường, rễ khỏe, tăng về chiều dài và số lá, nhưng không sinh sản phân nhánh và không có hiện tượng ra hoa. Có 8 loài cây phát triển tốt, rễ khỏe, tăng về chiều dài, số lá, nhưng không đẻ nhánh, chỉ có hiện tượng ra hoa, hoa nở không đậu quả, đó là các loài thuộc chi Ráng hương (Aerides), chi Lan hài (Paphiopedilum) và chi  Vân đa (Vanda). Còn lại các loài sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh, ra hoa và có 3 loài có cây con tái sinh bằng hạt là Kiếm lô hội (Cymbidium aloifolium) và 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium).

    Kết luận

    Mô hình trồng bảo tồn các loài Lan tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích 500 m2 với 53 loài Lan hoang dại được trồng, trong đó có nhiều loài có giá trị bảo tồn, được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Đây là kết quả của “Nhiệm vụ hoạt động của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) năm 2021, mã số: TXKHĐT.01/21-21”. Hiện nay, các loài đã thích nghi với điều kiện trong nhà lưới, sinh trưởng và phát triển ổn định. Việc trồng bảo tồn các loài Lan tại Trạm không chỉ nhằm mục đích bảo tồn chuyển vị, mà còn cung cấp các số liệu về sinh học, sinh thái của các loài Lan. Ngoài ra, khu vực trồng các loài Lan cũng là cơ sở thăm quan, học tập và tìm hiểu thiên nhiên. Thời gian tới, Trạm sẽ ưu tiên nhân giống và phát triển các loài Lan quý, hiếm đã thích nghi với điều kiện tại Trạm như các loài Lan hài, các loài Hoàng thảo…

Nguyễn Thế Cường*, Đặng Huy Phương, Trịnh Xuân Thành

Trần Đại Thắng, Phạm Thị Kim Dung, Đinh Thị Hạnh

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 11/2021)

    Tài liệu tham khảo

  1. Gagnepain, F. & A. Guillaumin, 1934. Orchidacees. In: Lecomte, H. & H. Humbert (eds), Flore Generale de l’Indo-chine 6: 142 - 647. Masson. Paris (on French).
  2. Averyanov, L.V. 1994. Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.). World & Family. St. Petersburg (on Russian).
  3. Averyanov, Van Duy Nong, Khang Sinh Nguyen, Tatiana V. Maisak, Van Canh Nguyen, Quang Thinh Phan, Phi Tam Nguyen, Thien Tich Nguyen, Ba Vuong Truong, 2016. New Species of Orchids (Orchidaceae) in the Flora of Vietnam. Taiwania 61(4): 319 - 354, 2016
  4. Bộ Khoa học và công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần II. Thực vật, trang 399-478, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

 

 

 

Ý kiến của bạn