Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 24/01/2025

Sản xuất và tiêu dùng bền vững

06/02/2017

   Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Đặc biệt, tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý và tiết kiệm, môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Sản xuất công nghiệp với quy trình lạc hậu kéo theo tỷ suất phát thải cao. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, chi phí tài nguyên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí.Chẳng hạn như ngành giấy: để sản xuất được một đơn vị sản phẩm đạt mức trên 500 m3/tấn giấy, gấp 5 lần so với chỉ tiêu trên thế giới (xấp xỉ 100 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cũng cao gấp 3,4 lần so với chỉ tiêu trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng cao phổ biến trong các ngành công nghiệp: ngành giấy tiêu hao 1.200 kwh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000 kwh/tấn thép thỏi và 25 kwh/tấn gang tinh luyện.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương

   Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh sâu với việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đã dẫn đến độ phì của đất nông nghiệp tiếp tục giảm. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác thiên về hóa chất và năng lượng hóa thạch đã làm ô nhiễm, xơ cứng đất dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa.

   Thực tế nước ta hiện nay, tiêu dùng bền vững còn chưa được quan tâm, các hoạt động triển khai còn hạn chế. Trong khi thói quen tiêu dùng bị chi phối bởi phong tục, tập quán và khả năng kinh tế. Với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, nhiêu thói quen tiêu dùng, nhất là ở thế hệ trẻ, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bến vũng. Các hoạt động đã triển khai mới dừng ở nâng cao nhận thức cộng đồng trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nilông sinh thái, 3R và là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy chưa có tính phổ biến và tính bền vững.

   Trước những thách thức nói trên, Việt Nam đã triển khai một số hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững như ký kết Tuyên ngôn quốc tế vế Sản xuất sạch hơn vào năm 1999, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia Sản xuất sạch hơn (SXSH) năm 2002, ban hành các chiến lược, quy định vê SXSH trong công nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng được triển khai tại Việt Nam hơn lo năm qua. Đến nay đã có trên 1.200 cơ sở sản xuất ở nhiều ngành và nhiều địa phương của Việt Nam đang thực hiện SXSH. Việc áp dụng phương thức SXSH vào thực tiễn là cách tốt nhất để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm và tránh phát thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người và thúc đẩy sản xuất bền vững.

   Bên cạnh đó, các hoạt động như: Xây dựng mô hình sản xuất bền vững trong công nghiệp, thiết kế sản phẩm bền vững bước đầu cũng được thực hiện, tuy nhiên, trên thực tế, còn ở phạm vi hẹp, đa phần nhờ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế.

   Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ TN&MT); Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai.

   Để triển khai có hiệu quả hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong thời gian tới, Việt Nam cần có các chính sách cũng như các hành động cụ thể như: Xây dựng các chính sách cụ thể liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững; Nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường; Cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; Phát triển mua sắm xanh, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm công, đây là nội dung quan trọng mà nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai hiệu quản

Trần Thị Tuyết

Trần Hữu Hải

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 12/2016

Ý kiến của bạn