Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 24/01/2025

10 tòa nhà “xanh” ấn tượng trên thế giới

14/04/2020

   

 Những tòa nhà này có thiết kế tận dụng tối đa các nguồn năng lượng từ tự nhiên, góp phần BVMT và hạn chế biến đổi khí hậu.

     1. Tòa nhà Pixel (Melbourne, Úc)

 

     Tòa nhà lấy ánh sáng tự nhiên từ ánh sáng mặt trời và hạn chế tối đa lượng nhiệt bức xạ bằng 2 lớp kính, những ô cửa sổ tại đây giúp tòa nhà được thông gió tốt nhất.

     Tại đây, người ta cũng sử dụng năng lượng mặt trời để sản sinh ra điện, nước, lưu trữ nước mưavà giảm khí thải, cung cấp lương thực cho cả tòa nhà.

     Những ô cửa kính màu sắc giúp tòa nhà tận dụng tối đa năng lượng mặt trời để chiếu sáng mỗi ngày. Nhiệt lượng hấp thụ ban ngày sẽ được sản sinh ra năng lượng điện cho cả tòa nhà. Tòa nhà đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực công trình xanh, bền vững.

    2. The Change Initiative (Dubai)

     The Change Initiative được biết đến với tên “công trình xây dựng bền vững nhất thế giới” theo kết quả đánh giá và chứng nhận của LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) - một giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ.

     3. Tòa nhà The Crystal (Anh)

     Tòa nhà sử dụng một mạng pin quang năng được lắp tại mái nhà với khoảng 120 tấm pin năng lượng mặt trời giúp tạo ra 50.000 kWH điện năng mỗi năm và cung cấp 15% nhu cầu điện tiêu thụ của tòa nhà.

     The Crystal được xây dựng bởi công ty Siemens, một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại nước Anh.

     Một tính năng thú vị khác của The Crystal là dự trữ nước mưa và tái chế. Nước mưa từ mái nhà sẽ được thu gom lại và được tái chế chuyển thành nước sinh hoạt cũng như nước uống được.Tòa nhà sử dụng ánh sáng tự nhiên “thắp sáng” mỗi ngày, được kết hợp với công nghệ ánh sáng thông minh. Điện năng tiêu thụ của tòa nhà được cung cấp từ những tấm pin nặng lượng mặt trời quang điện gắn trênmái nhà. Những bóng đèn LED và huỳnh quang trong nhà sẽ bật tắt tùy thuộc vào độ sáng hiện tại của các căn phòng bên trong.

     4. Bullitt Center (Seattle, Mỹ)

     Không gian quanh tòa nhà được giữ nguyên trạng để trồng trọt, thân thiện với động vật hoang dã. Tòa nhà cũng tái sử dụng nước mưa để cung cấp nước tiêu thụ cũng như nước uống cho những người sống trong đó.

     5. ACROS Fukuoka Foundation Building (Fukuoka, Nhật Bản)

     Tại đây người ta sử dụng năng lượng từ tấm pin nặng nượng trên mái nhà. Hệ thống sưởi ấm bên trong bằng địa nhiệt. Nhiều cửa sổ được lắp ghép nhằm đón ánh sáng và gió để thông gió cho tòa nhà.

 

     Tòa nhà ACROS Fukuoka Foundation Building được mở cửa vào năm 1995 và được xem là biểu tượng hoàn hảo về những công trình xanh bền vững.

     Tòa nhà có kiến trúc đặc biệt với một bên là nhà văn phòng cao tầng, bên còn lại là công viên phủ thảm cây xanh khổng lồ. Thiết kế của tòa nhà có 35.000 cây xanh thuộc 76 loài không chỉ giúp tòa nhà giảm nhiệt độ mà còn tạo ra sự sống cho nhiều loài chim, giúp thoát nước dễ dàng trong tiết trời mưa hay tuyết.

     6. Bệnh viện Khoo Teck Puat (Singapore)

     Tổ hợp bệnh viện này cũng sử dụng hệ thống làm ấm nước bằng năng lượng mặt trời và các phương pháp tiết kiệm năng lượng khác, do đó làm cho tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn 27% so với các bệnh viện thông thường.

     7. Trung tâm thương mại thế giới Bahrain (Manama, Bahrain)

     Các tấm pin mặt trời được sử dụng để biến năng lượng mặt trời thành điện năng, trong khi hệ thống nhiệt mặt trời cung cấp nước nóng cho nhu cầu của bệnh viện.

     Trung tâm thương mại thế giới Bahrain (BWTC) là một tòa tháp đôi gồm 50 tầng, được xây dựng vào năm 2008 bởi công ty kiến trúc nổi tiếng thế giới Atkins. BWTC là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới kết hợp các tuabin gió vào bản thiết kế.

     8. Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)

     Hai tòa tháp được kết nối với nhau bằng 3 cây cầu trên bầu trời, mỗi cây cầu đang giữ tuabin gió 225 kW. Những tuabin này cung cấp tới 15% năng lượng tháp đôi cần, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà và thải carbon.

 

     Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải.

     Bên cạnh đó, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.

     9. Tòa nhà City Hall (London, Anh)

     Mục đích chính khi xây dựng tòa nhà là không gây ô nhiễm môi trường, bằng các loại vật liệu bền vững.Tòa nhà được thiết kế nằm cạnh sông Thames, thuộc khu Southwark của London. Tòa nhà được ví như một viên ngọc treo bên cạnh dòng sông của thành phố.

     10. Tòa nhà Jumptown (Mỹ)

     Tòa nhà Jumptown được xây dựng nhằm mục đích để trở thành tòa nhà xanh ở thành phố Oregon. Các tính năng thân thiện với môi trường của thiết kế này bao gồm năng sử dụng lượng mặt trời, tái chế nước thải và nước mưa, sử dụng vật liệu bền vững.

     Thiết kế nổi bật của Jumptown là khu vườn độc đáo có điểm xuất phát từ đỉnh tòa nhà chạy dọc xuống như một thác nước xanh.

 

Nam Việt (Theo Petro Times)

 

 

Ý kiến của bạn