Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025
Vườn rau dưới lòng biển

15/09/2015

Dự án "Vườn của Nemo" đang được xây dựng các nhà kính thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Italia. Với hình dạng khối cầu, các nhà kính đều nằm ngập trong nước và chứa một số các cây trồng khác nhau, như dâu tây, đậu và rau diếp. Chúng được tạo ra để tận dụng mức nhiệt độ ổn định và nồng độ CO2 cao của nước biển.
Khí thải CO2 đe dọa đại dương

15/09/2015

Theo nghiên cứu của 20 nhà khoa học biển hàng đầu thế giới, các đại dương đang nóng dần lên, mất ôxy và trở nên có tính axit hơn do sự kết hợp của các mối đe dọa liên quan đến khí CO2.
Diễn đàn khoa học về biến đổi khí hậu

15/09/2015

Ngày 7/7/2015, tại trụ sở UNESCO ở Pari (Pháp), đã khai mạc Diễn đàn khoa học về biến đổi khí hậu. Đây là sự kiện mang tính chuyên môn lớn nhất chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Biến đổi khí hậu COP-21 tại Pari cuối năm 2015.
Nguồn năng lượng từ sóng biển

15/09/2015

Theo các nhà khoa học, năng lượng do nguồn nước biển sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỷ năm. Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí.
Cộng hòa Mô-dăm-bích tiêu hủy ngà voi và sừng tê giác

15/09/2015

Ngày 6/7/2015, Cộng hòa Mô-dăm-bích đã tiêu hủy hơn 2,6 tấn ngà voi và sừng tê giác thu giữ trong các chiến dịch chống nạn săn bắn trộm động vật hoang dã quý hiếm. Đây là lần đầu tiên Mô-dăm-bích tiêu hủy một số lượng lớn ngà voi và sừng tê giác trái phép.
Ô nhiễm môi trường từ bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới

15/09/2015

Thị trấn Guiyu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã nổi tiếng là một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới. Vào thời kỳ đỉnh điểm, 5.000 nhà xưởng tại thị trấn tái chế trung bình khoảng 15.000 tấn rác thải/ngày, gây ô nhiễm môi trường.
Trung Quốc nghiêm khắc hơn với tội phạm môi trường

15/09/2015

Chính phủ Trung Quốc cho biết năm ngoái cảnh sát nước này đã bắt giữ hàng ngàn người bị nghi vi phạm các tội về môi trường. Cụ thể, đã có khoảng 3.400 công ty và 3.700 công trường xây dựng bị phát hiện vi phạm Luật BVMT, dẫn tới 3.100 xưởng sản xuất phải đóng cửa sau các đợt kiểm tra.
Braxin: Nguy cơ tuyệt chủng 70% số lượng loài hoang dã do đập thủy điện

15/09/2015

Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/7/2015 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ cho biết, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận. Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Braxin.
Mỹ cắt giảm lượng nước tiêu thụ

15/09/2015

TP. Los Angeles, bang California, Mỹ phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong suốt 4 năm qua. Do đó, chính quyền bang đã ban hành quyết định cắt giảm 20% lượng nước sử dụng trong khu vực thành phố vào năm 2017. Theo đó, việc tưới tiêu cảnh quan đô thị sẽ bị hạn chế 2 ngày/tuần và sẽ loại bỏ hoặc hạn chế những thảm cỏ trang trí.
Máy bay chạy bằng mặt trời vượt Thái Bình Dương

15/09/2015

Ngày 29/6/2015, máy bay sử dụng năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 bắt đầu hành trình 5 ngày-đêm vượt Thái Bình Dương. Máy bay cất cánh từ Nagoya (Nhật Bản) đến Hawaii (Mỹ). Sau khi hạ cánh ở Hawaii, máy bay sẽ tiếp tục bay đến Mỹ, châu Âu và trở về Abu Dhabi (Các Tueeur vương quốc Ả Rập Thống nhất), kết thúc hành trình 13 chặng bay sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời.
Trung Quốc cam kết cắt giảm lượng khí thải

15/09/2015

Ngày 30/6/2015, Chính phủ Trung Quốc đã soạn thảo một văn kiện về cắt giảm khí thải CO2 trong thời gian từ nay đến năm 2030, cũng như tăng cường các biện pháp chống biến đổi khí hậu.Theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ cắt giảm 60 - 65% lượng phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với năm 2005.
Mỹ bác bỏ “Đạo luật không khí sạch”

15/09/2015

Ngày 29/6/2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ “Đạo luật Không khí sạch” (Clean Air Act) của Cơ quan BVMT (EPA), theo đó quy định các nhà máy điện của Mỹ, nhất là các nhà máy điện sử dụng than đá và dầu lửa phải lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại để đến năm 2030 phải cắt giảm 30% khí thải CO2 so với mức năm 2005.