Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Thành phố ô nhiễm nhất thế giới

15/09/2015

     Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch.   Khói bụi bao trùm thành phố        Khói bụi từ các phương tiện giao thông hay sương mù từ châu Âu có thể gây cản trở cho bầu không khí ở London, Anh, và gây cảnh báo trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, đối với thành phố ô nhiễm nhất thế giới, không khí của London có thể được coi là khá dễ chịu. Tại thủ đô New Delhi các báo cáo về chất lượng không khí giờ đây là thông tin thiết yếu đối với cư dân, những người đang từng ngày lo lắng cho sự an toàn của chính họ.      Nồng độ hạt bụi phân tử PM 2,5 trong không khí ở London tuần trước là 57 microgram/m3, cao hơn gần 6 lần so với giới hạn cho phép. Nhưng ở New Delhi, đây vẫn là một bầu không khí "sạch" được mơ ước.      Tại thành phố này, nồng độ các hạt gây ung thư thâm nhập qua phổi và đi vào các mạnh máu này là 215 microgram/m3 - gấp 21 lần so với khuyến cáo của thế giới. Cách đây vài tuần, nồng độ PM 2,5 hạ thấp ở mức hiếm hoi là dưới 300 microgram/m3. Ở thành phố này, nhiều người thậm chí còn mô tả đây là "không khí ngày tận thế".      Giống với phần lớn người dân trên thế giới, người dân ở New Delhi có thể tin rằng Bắc Kinh là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Tuy nhiên vào tháng 5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo không khí ở đây còn độc hại gấp hai lần. Theo WHO, hệ quả của tình trạng này là căn bệnh ung thư phổi, khiến khoảng 1,3 triệu người chết mỗi năm. Sau bệnh tim, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai tại Ấn Độ.      Chỉ trong hai tháng qua, các kênh truyền hình và tạp chí của Ấn Độ mới bắt đầu đưa tin về tình hình này một cách chi tiết. Còn người dân, họ cảm thấy như bị mắc kẹt trong một viễn cảnh hoảng loạn, tương tự như khi được thông báo rằng, họ đang sống cạnh một ngọn núi lửa có thể phun trào bất kỳ lúc nào.      Ban đầu, họ chỉ có thể nghĩ ra các biện pháp đơn giản như đóng cửa ra vào, cửa sổ và niêm phong tất cả những nơi có khoảng trống để tránh bụi, rồi bắt đầu kiểm tra chỉ số chất lượng không khí. Họ ra đường với khẩu trang, mặt nạ chống ô nhiễm, hoặc chỉ ngồi trong xe khi di chuyển.   Khói bốc lên từ ống khói của các lò nung gạch ở ngoại ô thành phố        Tuy nhiên, bất chấp những lời cảnh báo, nhiều người vẫn phản ứng một cách thờ ơ và cho rằng, "Đó là bụi từ sa mạc" hay khẳng định "Không có vấn đề gì mà phép chữa vi lượng đồng cân không thể giải quyết được".      Khi sử dụng thiết bị đo mức độ ô nhiễm môi trường để kiểm tra PM 2,5 trong nhà, phóng viên Anu Anand của đài BBC cho biết thiết bị dừng ở mức 1.000. Trong khi đó theo chỉ số trên bảng hướng dẫn, con số 3.000 là mức nguy hiểm.      Khi biết rằng có một số loại cây trồng trong chậu có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà, người dân đã nhanh chóng đến các vườn ươm để mua cây cau vàng. Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ lắp đặt nhiều thiết bị theo dõi chất lượng không khí hơn ở Delhi, đồng thời cấm các loại xe diesel có tuổi thọ hơn một thập kỷ hoạt động. Tuy nhiên, các biện pháp này không giúp ích đáng kể khi nền kinh tế Ấn Độ vẫn dựa chủ yếu vào dầu diesel bẩn và trợ cấp từ nước ngoài.      Trong vài tháng qua, không ít gia đình đã chuyển đi, hoặc đến những thành phố và thị trấn sạch hơn, trong lành hơn, hoặc rời khỏi Ấn Độ.   Anh Hoàng (Theo BBC)
Ý kiến của bạn