Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 21/01/2025

Nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng đánh giá kết quả đạt mục tiêu các quy hoạch ngành tài nguyên và môi trường

31/12/2024

    TÓM TẮT

    Trong thực tiễn, hoạt động đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu của các quy hoạch ngành TN&MT tại Việt Nam là công việc thực hiện thường xuyên vào giữa kỳ và cuối kỳ quy hoạch, để chuẩn bị cho lập quy hoạch giai đoạn mới. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá, bao gồm các thông số, chỉ thị, chỉ số. Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030 của các quy hoạch, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số để đánh giá kết quả thực hiện 6 quy hoạch ngành TN&MT, bao gồm: Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Quy hoạch Tài nguyên nước; Quy hoạch BVMT; Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH). Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành tài nguyên và môi trường bao gồm các bước cơ bản sau đây: Thu thập, tính toán các thông số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành tài nguyên và môi trường (Xnji); Tính mức tiệm cận đến mục tiêu (PTnji); Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Ynj) từ các mức tiếp cận tới mục tiêu (PTnj); Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn) từ các chỉ thị (Ynj) hoặc từ các thông số (Xnji). Kết quả cho thấy, phương pháp định lượng có thể áp dụng để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT trong kỳ quy hoạch vừa qua và những kỳ quy hoạch tới.

    Từ khóa: Quy hoạch, tài nguyên, môi trường, phương pháp định lượng.

    Ngày nhận bài: 12/11/2024; Ngày sửa chữa: 15/12/2024; Ngày duyệt đăng: 18/12/2024.     

RESEARCH ON DEVELOPING A QUANTITATIVE METHOD FOR EVALUATING THE ACHIEVEMENT OF OBJECTIVES IN NATURAL RESOURCES

AND ENVIRONMENT SECTOR PLANNING

    ABSTRACT:

    In practice, evaluating the results and degree of achieving objectives for Natural Resources and Environment (NR&E) sector plans in Vietnam is a routine task performed mid-term and at the end of the planning period, in preparation for developing plans for the new phase. However, this evaluation activity still faces many difficulties and limitations due to the lack of an evaluation criteria system, including parameters, indicators, and indices. Based on the objectives set for 2030 in these plans, the research team has developed a system of parameters, indicators, and indices to evaluate the implementation results of 6 NR&E sector plans, including: National Meteorological and Hydrological Station Network Planning; Comprehensive Planning for Sustainable Exploitation and Utilization of Coastal Resources; Geological Basic Survey Planning for Minerals; Water Resources Planning; Environmental Protection Planning; and Biodiversity Conservation Planning. The research team used a quantitative method to evaluate the implementation results of natural resources and environment sector plans, which includes the following basic steps: Collecting and calculating evaluation parameters for NR&E sector plan implementation (Xnji); Calculating the proximity to objectives  (PTnji); Calculating indicators for evaluating NR&E sector plan implementation (Ynj) from the proximity levels to objectives (PTnj); Calculating indices for evaluating NR&E sector plan implementation (Zn)  from the indicators (Ynj) or from the parameters (Xnji). The above quantitative method can be applied to evaluate the implementation results of natural resources and environment sector plans in the previous planning period and future planning periods.

    Keywords: Planning, natural resources, environment, quantitative method.

    JEL Classifications: N52, N54, O13.

    ​1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong thời gian qua, hoạt động quy hoạch đã dần đi vào nề nếp, đặc biệt là sau khi ban hành Luật Quy hoạch và các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư) góp phần quản lý hoạt động quy hoạch ngày càng chặt chẽ hơn. Trong thực tiễn, hoạt động đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu của các quy hoạch ngành TN&MT tại Việt Nam là công việc thường xuyên thực hiện khi giữa kỳ và cuối kỳ quy hoạch, để chuẩn bị cho lập quy hoạch giai đoạn mới. Để đánh giá giữa kỳ hay cuối kỳ kết quả và mức độ đạt được của các quy hoạch ngành TN&MT, cần phải dựa trên hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá, bao gồm các thông số, chỉ thị, chỉ số và thiếu phương pháp đánh giá phù hợp.

    Sau khi xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá, bao gồm các thông số, chỉ thị, chỉ số, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp bán định lượng đánh giá kết quả đạt được mục tiêu các quy hoạch ngành TN&MT. Ưu điểm của phương pháp bán định lượng là có thể kết hợp giữa số liệu và mô tả định tính, đồng thời sử dụng thang điểm để đánh giá nhưng khi sử dụng để đánh giá tổng thể, tính chính xác và tính khách quan có thể bị ảnh hưởng. Do đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn còn thiếu một phương pháp với mức độ chính xác cao hơn nhằm đánh giá tổng thể kết quả đạt được mục tiêu các quy hoạch ngành TN&MT. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng đánh giá tổng thể kết quả đạt được mục tiêu các quy hoạch ngành TN&MT được nhóm nghiên cứu đưa ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

    2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

    Cách tiếp cận đánh giá kết quả tổng hợp thực hiện quy hoạch ngành TN&MT thông qua tính toán các thông số (X), chỉ thị (Y), chỉ số (Z). Để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nói chung, quy hoạch ngành TN&MT nói riêng, trước hết cần phải thu thập các thông số (parameters) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch (Xnji). Thông số là đại lượng có thể đo được, điều tra được hay tính toán được. Tiếp theo, dựa trên các thông số thu thập được để tính toán các chỉ thị (indicators) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch (Ynj). Dựa trên các thông số hoặc chỉ thị để để tính toán các chỉ số (indeces) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch (Zn). Dựa trên chỉ số tính toán được có thể đánh giá được kết quả thực hiện từng quy hoạch ngành TN&MT.

    Để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT có thể sử dụng rất nhiều chỉ thị (Ynj), thông số (Xnji). Vì vậy, để đánh giá tổng hợp tất cả các thông số, các chỉ thị cần sử dụng một chỉ số được gọi là “Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn)”. Chỉ số này cũng tương tư như “Chỉ số phát triển bền vững” (Sustanable Development Index - SDI) hay “Chỉ số hiệu quả môi trường” (Environmental Perfprmance Index - EPI).

    Sử dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn) bao gồm các bước cơ bản sau đây:

    Bước 1: Thu thập, tính toán các thông số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Xnji)

    Bước 2: Tính mức tiệm cận đến mục tiêu (PTnji).

    Nếu giá trị đo càng cao càng tốt thì giá trị PTnji được tính như sau :

         (1)

    Nếu giá trị đo càng cao càng xấu thì giá trị PTnji được tính như sau :

     (2)

    Nếu Xnji  > Xnji_mt thì PTnji = 0

    Nếu Xnji < Xnji-mt thì PTnji = 1

    Trong đó:

    PTnji: Mức tiệm cận đến giá trị mục tiêu của thông số Xnji

    Xnji_mt: Giá trị mục tiêu

    Xnji: Giá trị điều tra, đo đạc, tính toán thực tế của thông số i, lấy giá trị trung bình trong dãy số liệu thu được từng năm trong kỳ quy hoạch trước

    Xnji_max: Giá trị lớn nhất của thông số i trong dãy số liệu thu được từng năm trong kỳ quy hoạch trước

    Xnji_min: Giá trị nhỏ nhất của thông số i trong dãy số liệu thu được từng năm trong kỳ quy hoạch trước.

    Bước 3: Đánh giá mức độ thuận chiều hay ngược chiều của các thông số trong việc tính toán chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn).

    Đối với các thông số ảnh hưởng tốt đến chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn): (+)

    Đối với các thông số ảnh hưởng xấu đến chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn): (-)

    Trong đó, số lượng chỉ số (Zn) là 6, bao gồm Z1, Z2, Z3, Z4, Z5, Z6 tương ứng với Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Quy hoạch Tài nguyên nước; Quy hoạch BVMT; Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH.

    Bước 4: Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Ynj)  từ các mức tiếp cận tới mục tiêu (PTnj).

Ynj = SUM (PTnji) =         (3)

    Trong đó: số lượng thông số i thay đổi từ 1 đến k, số lượng các chỉ thị j thay đổi từ 1 đến p.

    Bước 5: Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn) từ các chỉ thị (Ynj) hoặc từ các thông số (Xnji).

    Zn = SUM (Ynj) =       (4)

    Trong đó: số lượng các chỉ thị j thay đổi từ 1 đến p, số lượng các chỉ số n thay đổi từ 1 đến 6.

    Hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá 6 quy hoạch ngành TN&MT được trình bày tại công trình nghiên cứu (Nguyễn Ngọc Phát và cộng sự., 2024). Phương pháp bán định lượng đánh giá 6 quy hoạch ngành TN&MT được trình bày tại công trình nghiên cứu (Phùng Chí Sỹ và cộng sự., 2024).

    Trên cơ sở các bước tính toán ở trên, nhóm nghiên cứu lập phần mềm Excell để tính toán các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá kết quả và mức độ đạt được mục tiêu của quy hoạch ngành TN&MT.

    3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    3.1. Đánh giá định lượng Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được tính toán dựa trên 14 thông số, 2 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X1ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT1ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia (Y1j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia (Z1) từ các chỉ thị (Y1j) hoặc từ các thông số (X1ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (như các thông số từ X121 đến X125 về mức độ tự động hóa các trạm quan trắc tự động trong Bảng 1) thì giá trị PT1ji được tính theo công thức (1). Đối với các thông số có giá trị đo càng cao càng xấu (như các thông số từ X111 đến X119 về mật độ trạm quan trắc trong Bảng 1) thì giá trị PT1ji được tính theo công thức (2).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Thông số (X1ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT1ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y1j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z1)  

 X111

 PT111

Y11

Z1

X112

PT112

X113

PT113

 X114

 PT114

X115

PT115

X116

PT116

 X117

 PT117

 X118

 PT118

 X119

 PT119

X121

PT121

Y12

X112

PT112

 X123

 PT123

X124

PT124

X125

PT125

    3.2. Đánh giá định lượng Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ dựa trên 13 thông số, 5 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X2ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT2ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ (Y2j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ (Z2) từ các chỉ thị (Y2j) hoặc từ các thông số (X2ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với  Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, tất cả các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (bảng 2) thì giá trị PT2ji được tính theo công thức (1).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được trình bày tại Bảng 2.

Bảng 2. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Thông số (X2ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT2ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y2j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z2)  

 X211

 PT211

Y21

Z2

X212

PT212

X221

PT221

Y22

 X222

 PT222

X223

PT223

X224

PT224

 X225

 PT225

 X231

 PT231

Y23

 X241

 PT241

Y24

X242

PT242

X243

PT243

 X251

 PT251

Y25

    3.3. Đánh giá định lượng Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản dựa trên 9 thông số, 4 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X3ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT3ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (Y3j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (Z3) từ các chỉ thị (Y3j) hoặc từ các thông số (X3ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tất cả các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (Bảng 2) thì giá trị PT3ji được tính theo công thức (1).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được trình bày tại Bảng 3.

Bảng 3. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Thông số (X3ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT3ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y3j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z3)  

 X311

 PT311

Y31

Z3

X321

PT321

Y32

X331

PT331

Y33

 X332

 PT332

X333

PT333

X334

PT334

 X335

 PT335

 X341

 PT341

Y34

 X342

 PT342

    3.4. Đánh giá định lượng Quy hoạch Tài nguyên nước

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch Tài nguyên nước dựa trên 7 thông số, 4 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X4ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT4ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Tài nguyên nước (Y4j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Tài nguyên nước (Z4) từ các chỉ thị (Y4j) hoặc từ các thông số (X4ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với Quy hoạch Tài nguyên nước, các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (trừ thông số X431) thì giá trị PT4ji được tính theo công thức (1). Đối với các thông số có giá trị đo càng cao càng xấu (Thông số X431 - Giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước trong Bảng 4) thì giá trị PT4ji được tính theo công thức (2).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Tài nguyên nước được trình bày tại Bảng 4.

Bảng 4. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Tài nguyên nước

Thông số (X4ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT4ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y4j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z4)  

 X411

 PT411

Y41

Z4

X421

PT421

Y42

X422

PT422

 X331

 PT331

Y43

X332

PT332

X441

PT441

Y44

 X442

 PT442

    3.5. Đánh giá định lượng Quy hoạch BVMT

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch BVMT dựa trên 15 thông số, 4 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X5ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT5ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch BVMT (Y5j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường (Z5) từ các chỉ thị (Y5j) hoặc từ các thông số (X5ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với  Quy hoạch BVMT, tất cả các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (bảng 2) thì giá trị PT5ji được tính theo công thức (1).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch BVMT được trình bày tại Bảng 5.

Bảng 5. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch BVMT

Thông số (X5ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT5ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y5j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z5)  

 X511

 PT511

Y51

Z5

X521

PT521

Y52

X522

PT522

 X531

 PT531

Y53

X532

PT532

X533

PT533

 X541

 PT541

Y54

 X542

 PT542

 X543

 PT543

X544

PT544

X545

PT545

 X546

 PT546

X547

PT547

X548

PT548

X549

PT549

    3.6. Đánh giá định lượng Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học

    Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, chỉ số đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH dựa trên 9 thông số, 2 chỉ thị.

    Các bước tính toán các thông số (X6ji) (bước 1), mức tiếp cận đến mục tiêu (PT6ji) (các bước 2, 3), chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH (Y6j) (bước 4), tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH (Z6) từ các chỉ thị (Y6j) hoặc từ các thông số (X6ji) (bước 5) được tuân thủ theo phương pháp nêu tại mục 2.

    Đối với  Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH, tất cả các thông số có giá trị đo càng cao càng tốt (Bảng 6) thì giá trị PT6ji được tính theo công thức (1).

    Phương pháp tính toán định lượng các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch bảo tồn ĐDSH được trình bày tại Bảng 6.

Bảng 6. Tính toán thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH

Thông số (X6ij)

Tiệm cận đến mục tiêu (PT6ji)

Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Y6j)  

Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch (Z6)  

 X611

 PT611

Y61

Z6

X612

PT612

X613

PT613

 X614

 PT614

X615

PT615

 X621

 PT621

Y62

 X622

 PT622

 X623

 PT623

 X624

 PT624

 X625

 PT625

 X631

 PT631

Y63

 X632

 PT632

 X633

 PT633

 X634

 PT634

    ​4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    Bài báo đã trình bày về phương pháp định lượng để đánh giá kết quả thực hiện 6 quy hoạch ngành quốc gia ngành TN&MT bao gồm: Quy hoạch Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Quy hoạch Tài nguyên nước; Quy hoạch BVMT; Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT bao gồm các bước cơ bản sau đây: Thu thập, tính toán các thông số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Xnji); Tính mức tiệm cận đến mục tiêu (PTnji); Tính chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Ynj) từ các mức tiếp cận tới mục tiêu (PTnj); Tính chỉ số đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT (Zn) từ các chỉ thị (Ynj) hoặc từ các thông số (Xnji).

    Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét áp dụng các phương pháp định lượng nêu trên để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ngành TN&MT trong kỳ quy hoạch vừa qua và những kỳ quy hoạch tới.

    Lời cảm ơn: Bài báo này sử dụng kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình toán đánh giá sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành TN&MT” (Mã số: TNMT.2023.562.08) do Bộ TN&MT cấp kinh phí.

Nguyễn Ngọc Phát1, Đặng Thị Phương Hà1, Phùng Chí Sỹ2, Phùng Anh Đức2, Huỳnh Thiên Trung2

1Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE)

2Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt IV/2024)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đánh giá thực thi quy hoạch: Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trên thế giới. Tạp chí Người Xây dựng, Số 1&2/2021 (https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/66327/danh-gia-thuc-thi-quy-hoach-cac-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-thuc-tien-tren-the-gioi.aspx).

    2. Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

    3. Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 8/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    4. Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    5. Quyết định số 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    6. Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    7. Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    8. Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    9. Nguyễn Ngọc Phát và cộng sự. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch ngành TN&MT. Tạp chí Môi trường, số 11/2024.

    10. Phùng Chí Sỹ và cộng sự. Nghiên cứu xây dựng phương pháp bán định lượng đánh giá kết quả đạt mục tiêu các quy hoạch ngành TN&MT. Tạp chí Môi trường, số 12/2024.

Ý kiến của bạn