Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại một số làng nghề tại huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội

10/10/2022

Tóm tắt

    Bài báo nêu những đánh giá về hiện trạng công tác quản lý môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội, cụ thể là tại các làng nghề sản xuất đồ mỹ nghệ Yên Quán (xã Tân Phú) và làng nghề đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ). Qua đó, cho thấy mức độ quan tâm về công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp địa phương.

Từ khóa: Quản lý môi trường, làng nghề, Ngọc Than, Yên Quán, Quốc Oai.

Nhận bài: 14/9/2022; Sửa bài: 20/9/2022; Duyệt đăng: 23/9/2022

1. Mở đầu

    Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 [1] cho thấy, ở nước ta, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm 60%), miền Trung 30% và miền Nam 10%. Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2020 [4], có1.350 làng có nghề, trong đó 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND TP. Hà Nội công nhận. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với không ít những nguy cơ và thách thức, trong đó phải kể đến những tác động tiêu cực đến môi trường. Các làng nghề hiện nay tuy phát triển mạnh nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình với trang thiết bị thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, ý thức người dân làng nghề trong việc BVMT sinh thái và sức khỏe cộng đồng còn hạn chế. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Công tác BVMT tại các làng nghề hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) cũng như hệ thống xử lý nước thải (XLNT). Theo Báo cáo công tác BVMT của Bộ NN&PTNT năm 2020 [3], chỉ có 16,1% làng nghề có hệ thống XLNT tập trung đạt yêu cầu về BVMT; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom CTR công nghiệp chỉ đạt 20,9%. Đáng chú ý, trong số 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, khu vực miền Bắc có số lượng lớn nhất với 34 làng nghề (chiếm 72,3%), trong đó Hà Nội có 8 làng nghề [2].

    Để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, công tác quản lý của nhà nước và sự tham gia của các tầng lớp người dân trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Bài báo nêu những đánh giá về hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề sản xuất đồ mỹ nghệ Yên Quán (xã Tân Phú); làng nghề đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ).

2. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu

2.1. Phạm vi nghiên cứu

    Làng nghề truyền thống Yên Quán thuộc thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai có vị trí: Phía Nam và phía Đông giáp thôn Hạ Hòa, xã Tân Phú; Phía Tây giáp thôn Đại Táo, xã Đại Thành; Phía Bắc giáp xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Số cơ sở sản xuất: 42 cơ sở, trong đó có 20 cơ sở quy mô lớn.

    Làng nghề truyền thống Ngọc Than thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai có vị trí: Phía Bắc giáp với thị trấn Quốc Oai; Phía Đông giáp với xã Thạch Thán; Phía Đông Nam giáp với làng Phú Mỹ, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ; Phía Nam giáp với xã Nghĩa Hương và cách đồng ruộng xã Ngọc Mỹ. Số cơ sở sản xuất: 144 cơ sở, trong đó có 20 cơ sở quy mô lớn.

    Vị trí của các làng nghề đều khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu buôn bán hàng hóa cũng như nhập nguyên vật liệu về sản xuất tại làng nghề với các vùng, tỉnh khác trong cả nước. Cả hai làng nghề đều chuyên về hoạt động chạm khắc, sản xuất đồ mỹ nghệ, mộc dân dụng.

Hình 1. Phạm vi nghiên cứu trên bản đồ toàn huyện Quốc Oai

2.2. Phương pháp nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, số liệu, khảo sát thực địa tại làng nghề. Các phương pháp điều tra, phỏng vấn cũng được tiến hành nhằm điều tra để khảo sát nhận thức, đánh giá về công tác quản lý môi trường của các hộ gia đình và các cán bộ môi trường tại các khu vực nghiên cứu. 3 mẫu phiếu điều tra cho 3 nhóm đối tượng với tổng số phiếu là 100 phiếu đã được xây dựng cho mỗi làng nghề, trong đó: Cán bộ xã: 10 phiếu; Hộ người dân không tham gia hoạt động sản xuất của làng nghề: 45 phiếu; Hộ người dân tham gia hoạt động sản xuất của làng nghề: 45 phiếu.

3. Kết quả

3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải

    Lượng chất thải phát sinh của các làng nghề khá lớn, bao gồm chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Các hoạt động sản xuất của hai làng nghề gia công mỹ nghệ, chạm khắc đồ gỗ như Yên Quán và Ngọc Than sinh ra bụi gỗ, hơi dung môi, tiếng ồn, nhiệt làm ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực làng nghề lẫn cả khu vực dân cư xung quanh. Do đặc thù hoạt động của làng nghề, quy mô nhỏ, manh mún nằm xen kẽ khu vực dân cư, đa phần các hộ đặt xưởng sản xuất tại gia đình, lượng chất thải sinh hoạt (CTSH) tại khu vực làng nghề bao gồm cả CTSH của các thợ thủ công làm việc cho các hộ sản xuất.

3.1.1. CTSH

a) Nước thải sinh hoạt

    Kết quả phân tích cho thấy tại mỗi làng nghề đều có 5/6 mẫu có thông số vượt giới hạn cho phép (Bảng 1), gồm các chỉ tiêu: độ màu: vượt từ 1,2 - 1,4 lần; tổng chất rắn lơ lửng (TSS): vượt đến 1,36 lần (Yên Quán) và vượt đến 1,28 (Ngọc Than); nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5): vượt đến 1,32 lần (Ngọc Than); nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): vượt đến 1,54 lần (Yên Quán) và vượt đến 1,23 lần (Ngọc Than); nồng độ Amoni (NH4+): gấp đến 3,83 lần (Yên Quán) và vượt từ 1,19 - 3,83 lần (Ngọc Than); nồng độ Nitơ tổng: gấp 1,54 - 2 lần (Yên Quán) và vượt từ 1,03 - 1,28 lần (Ngọc Than); chỉ số coliform (gấp 2 - 6,8 lần) (Yên Quán) và vượt từ 1,4 - 9,2 lần (Ngọc Than). [5, 6].

    Theo khảo sát, 100% các hộ dân đều đã xây bể tự hoại - bể xử lí tại chỗ, kĩ thuật xử lí yếm khí thụ động để xử lý nước thải sinh hoạt (NTSH) từ bệ xí, còn nước thải tắm giặt, rửa tay thì được xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Như vậy, cho dù nước thải đã được xử lý sơ bộ nhưng khi thải ra môi trường ngoài vẫn vượt ngưỡng cho phép đặc biệt với các chỉ tiêu BOD5, COD, chất dinh dưỡng và coliform. Đây là vấn đề cần hết sức lưu ý vì nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh mương nội đồng xung quanh.

b) Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)

    Về thành phần chủ yếu của CTRSH là các chất hữu cơ thực phẩm, các loại ni lông, sắt, chai lọ, nhựa… và có lẫn các loại chất thải sản xuất (CTSX) như mùn cưa, gỗ, chai lọ đựng vecni, keo cồn… Tuy nhiên, hiện nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể về tải lượng CRTSH của các làng nghề.

3.1.2. CTSX

a) Nước thải

    Nước thải trong quá trình sản xuất của làng nghề mộc chiếm rất ít, chủ yếu là NTSH của các hộ gia đình và nước ngâm gỗ. Công đoạn luộc gỗ, ngâm tẩm gỗ thì lượng nước thải ra ít nhưng độc hại do có chứa các hóa chất ngâm tẩm và ligin… Để sản phẩm được bền đẹp không bị mối mọt, không bị co giãn thì các cây gỗ, tấm gỗ trước khi đưa vào sản xuất sẽ được mang đi ngâm. Sau khi ngâm gỗ nước, chủ yếu nước này sẽ được đổ thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thôn, còn một số hộ xả trực tiếp ra các ao, hồ trong khu vực mà không được xử lý gây nên nguy cơ ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm.

b) Khí thải

    Các hoạt động quan trắc môi trường không khí đã được thực hiện tại 6 vị trí với mỗi làng nghề được lựa chọn, tại 3 hộ sản xuất với các công đoạn khác nhau phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm do sản xuất làng nghề ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động đã được thực hiện. Với 11 thông số quan trắc, cụ thể: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, áp suất); tiếng ồn cực đại; tiếng ồn trung bình; bụi lơ lửng; khí CO, khí NO2, khí SO2. [5, 6].

    Kết quả quan trắc (Bảng 2) cho thấy, ngoại trừ tiếng ồn, các thông số khác đều nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép (đối sánh với QĐ 3733/2002/QĐ-BTY, QCVN 24:2016/BYT và QCVN 26:2016/BYT) [5, 6]. Tuy nhiên, trong quá tình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như: cưa xẻ, khoan, phay, bào, chà nhẵn… Trong các công đoạn đó, bụi phát sinh khi chà nhẵn sản phẩm là ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nhiều nhất do bụi này có kích thước rất nhỏ (2 - 20μm) nên có khả năng phân tán nhanh và xa ra môi trường xung quanh, cũng như dễ đi vào cơ thể con người gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp (mũi, họng, phổi...) hoặc ảnh hưởng đến da, mắt… Điều đáng nói là hầu hết các hộ sản xuất chưa áp dụng biện pháp xử lý bụi nào trong quá trình sản xuất. Nhiều hộ gia đình còn tận dụng lòng đường, rìa đường, khu công cộng làm nơi để chà gỗ hoặc chà gỗ trong khuôn viên gia đình mình nhưng lại dùng quạt thổi trực tiếp ra ngoài đường.

    Với tiếng ồn, kết quả quan trắc cho thấy, có 3/6 mẫu tiếng ồn cực đại trong ngưỡng 85,7 - 93,3 dBA (Yên Quán) [6] và 4/6 mẫu trong ngưỡng 86,6 - 93,4 dBA (Ngọc Than) [5] vượt giới hạn cho phép (85 dBA). Cũng như đối với bụi, tiếng ồn được phát ra từ mọi khâu. Tuy nhiên, các khâu có sử dụng máy móc như máy xẻ CD, máy cưa, máy vanh, máy đục, máy chà, máy bào, máy khoan sẽ tạo ra tiếng ồn lớn nhất. Cùng với đặc thù của xã là hầu hết các gia đình đều làm nghề, nên khoảng cách giữa nhà xưởng và các hộ gia đình xung quanh rất nhỏ, thậm chí san sát nhau, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Tiếng ồn phát sinh từ quá trình sản xuất phụ thuộc vào thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất tại các hộ gia đình phân bố trong các khoảng thời gian buổi sáng từ 7h - 11h30’, buổi chiều từ 2h - 6h, một vài hộ gia đình còn làm việc cả ban đêm từ 8h - 10h mới nghỉ. Do đó, người dân sinh sống trong khu vực làng nghề phải liên tục sống trong khói bụi và tiếng ồn từ 8 - 10h đồng hồ mỗi ngày nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt.

    Quá trình phun sơn tạo ra nhiều bụi sơn. Bụi này có kích thước rất nhỏ, phân tán nhanh và xa trong không khí. Do đó, khi phun sơn cả khu vực phun sơn và khu vực xung quanh đều bị ảnh hưởng (bán kính ảnh hưởng lên đến trên 30 m). Theo khảo sát, các hộ sản xuất chưa áp dụng biện pháp xử lý nào để hạn chế ảnh hưởng của hơi sơn đối với môi trường xung quanh. Dụng cụ bảo hộ lao động của thợ phun sơn chỉ là loại khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế loại thông thường chỉ có tác dụng chống bụi, không có tác dụng hạn chế tác hại do hóa chất.

c) Chất thải rắn (CTR)

    CTR thông thường phát sinh ở mọi công đoạn sản xuất, chủ yếu là gỗ vụn, mùn cưa, vỏ bào. Theo kết quả điều tra thực tế, tổng CTR sản xuất khoảng 2,3 tấn/ngày (Yên Quán), khoảng 7,5 tấn/ngày (Ngọc Than), mỗi hộ phát sinh dao động khoảng 30 - 200 kg/ngày.

    Chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh từ các công đoạn dựng thô, vào khung, vào ván, gắn keo; làm nhẵn, sửa khuyết tật; khảm trai; phun sơn bóng, đánh vecni với thành phần chủ yếu là các vỏ hộp đựng sơn và túi ni lông đựng sơn màu, keo thừa, sơn thừa. Theo kết quả khảo sát, tổng khối lượng phát sinh CTRNH khoảng 81,1 kg/ngày (Yên Quán) và 62,02 kg/ngày (Ngọc Than). Tùy vào công đoạn sơn mà trong ngày phát sinh lượng chất thải nguy hại khác nhau, mỗi hộ phát sinh 1 - 3 kg/ngày/hộ sản xuất.

3.1.3. Chất lượng môi trường xung quanh

a) Môi trường không khí

    Đối với môi trường không khí xung quanh, công tác quan trắc đã được thực hiện tại 6 vị trí: 1 vị trí đầu hướng gió và 5 vị trí cuối hướng gió nhằm bao trọn làng nghề thành một hình quạt theo hướng gió chủ đạo nhằm xác định được mức độ ô nhiễm không khí tới khu vực lân cận. Tiến hành lấy tại 2 thời điểm trong ngày (sáng, chiều) nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm tác động tại thời điểm sản xuất với công suất khác nhau. Với các thông số quan trắc tương tự như quan trắc môi trường lao động, 11 thông số quan trắc, cụ thể: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, áp suất); tiếng ồn cực đại; tiếng ồn trung bình; bụi lơ lửng; khí CO, khí NO2, khí SO2. [5, 6]

    Kết quả cho thấy, hiện trạng môi trường không khí xung quanh các làng nghề không bị ô nhiễm (Bảng 3a, b). Hoạt động tại làng nghề có phát sinh bụi và khí thải nhưng không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân sống xung quanh các xưởng. Tuy nhiên, có tiếng ồn cực đại đo được tương đối cao trong khoảng 69,2 - 78,6 dBA vào buổi sáng, 70,4 - 79,1 dBA vào buổi chiều (Ngọc Than) [5] và trong khoảng 73,7 - 77,4 dBA vào buổi sáng và 71,9 - 78,1 dBA vào buổi chiều (Yên Quán) [6], vượt giới hạn cho phép (70 dBA), nhưng độ ồn này xảy ra ở cấp độ tức thời, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân.

b) Môi trường nước mặt

    6 vị trí lấy mẫu/1 làng nghề tại các kênh mương nơi tiếp nhận nước thải của làng nghề để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận, tác động của nước thải tới nguồn tiếp nhận. Lấy mẫu tại 1 thời điểm cùng với đợt lấy mẫu nước thải để đánh giá khách quan. Với 11 thông số phân tích, cụ thể: pH, nhiệt độ, oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), amoni (NH4+), photphat (PO43-), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), coliform. Kết quả quan trắc (Bảng 4) cho thấy tất cả các mẫu quan trắc, phân tích đều vượt giới hạn cho phép. Thông số nồng độ amoni (NH4+) tại cả hai làng nghề đều có 6/6 mẫu vượt giới hạn cho phép từ 2,72 - 4,51 lần (Yên Quán) và 2,43 - 4,53 lần (Ngọc Than) [5].

Bảng 1. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu môi trường nước thải sinh hoạt làng nghề Ngọc Than và Yên Quán

TT

Thông số

Đơn vị

KẾT QUẢ

QCVN 14:2008/ BTNMT/B

NT-1

YQ

NT-1

NT

NT-2

YQ

NT-2

NT

NT-3

YQ

NT-3

NT

NT-4

YQ

NT-4

NT

NT-5

YQ

NT-5

NT

NT-6

YQ

NT-6

NT

1

pH

-

7,7

7,6

6,9

6,8

7,8

7,3

6,9

6,9

7,1

6,8

7,2

7,2

5,5-9

2

Độ màu

Pt/Co

139

91

148

172

152

43

58

108

204

210

162

178

150(+)

3

TSS

mg/l

37

37

47

64

56

28

32

67

113

128

102

114

100

4

BOD5, 200C

mg/l

52,9

31,8

54,3

59,7

51,2

16,8

15,8

49,0

53,1

65,9

51,4

52,5

50

5

COD

mg/l

137,3

84,2

143,6

142,6

134,9

62,5

14,6

136,5

154,2

169,3

138,8

142,9

150

6

Amoni (NH4+)

mg/l

19,47

21,50

20,04

38,31

15,4

11,94

9,6

24,70

18,5

27,92

18,2

20,45

10

7

Tổng Nitơ

mg/l

42,81

49,63

44,86

51,17

43,52

27,81

25,8

41,38

41,74

48,26

40,32

44,72

40(+)

8

Tổng Photpho

mg/l

0,85

1,08

1,35

0,94

1,33

0,73

0,67

1,29

0,84

0,63

1,14

1,17

6(+)

9

Coliform

MPN/ 100ml

10.000

7.000

15.000

11.000

18.000

3.900

4.600

23.000

34.000

46.000

28.000

30.000

5.000

(Nguồn: Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán [8]; Phương án BVMT Làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than [7])

Bảng 2. Kết quả quan trắc và phân tích các mẫu không khí môi trường lao động tại làng nghề Yên Quán và Ngọc Than

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

QĐ 3733/2002/ QĐ-BYT

Kết quả

KK-1

NT

KK-7

YQ

KK-2

NT

KK-8

YQ

KK-3

NT

KK-9

YQ

KK-4

NT

KK-10

YQ

KK-5

NT

KK-11

YQ

KK-6

NT

KK-12

YQ

1

Nhiệt độ

oC

20 - 34(++)

28,4

28,3

28,4

28,5

29,1

28,1

28,9

29,4

27,6

28,6

27,6

28,6

2

Độ ẩm

%

40 - 80(++)

74,7

73,7

74,7

74,7

73,9

74,9

74,2

73,2

74,9

74,9

74,8

73,8

3

Tốc độ gió

m/s

0,1 - 1,5(++)

0,3

0,2

0,3

0,4

0,2

0,3

0,2

0,3

0,4

0,4

0,2

0,3

5

Áp suất

hPa

-

1.023

1.022

1.023

1.023

1.022

1.022

1.022

1.022

1.022

1.022

1.022

1.022

6

Tiếng ồn trung bình (+)

dBA

85(+)

72,9

73,9

72,9

72,3

67,5

70,5

68,3

68,3

73,7

72,7

75,1

75,2

7

Tiếng ồn cực đại

dBA

85(+)

91,3

93,3

91,3

89,4

82,7

85,7

81,9

83,9

90,3

89,3

93,4

92,4

8

TSP

mg/m3

8

0,754

0,864

0,754

0,835

0,55

0,654

0,136

0,264

0,628

0,665

0,473

0,768

9

CO

mg/m3

40

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

10

NO2

mg/m3

10

0,026

0,027

0,026

0,028

0,029

0,027

0,029

0,027

0,024

0,026

0,025

0,025

11

SO2

mg/m3

10

0,055

0,056

0,055

0,055

0,056

0,055

0,057

0,054

0,051

0,054

0,053

0,052

(Nguồn: Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán [8]; Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than [7])

Bảng 3.a. Kết quả quan trắc và phân tích các mẫu không khí xung quanh vào buổi sáng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình giờ)

Kết quả

KK-1.1 YQ

KKS-1 QT

KK-2.1 YQ

KKS-2

NT

KK-3.1 YQ

KKS-3 NT

KK-4.1 YQ

KKS-4 NT

KK-5.1 YQ

KKS-5 NT

KK-6.1 YQ

KKS-6 NT

1

Nhiệt độ

oC

-

30,1

32,1

31,3

32,3

33,5

32,5

32,8

32,6

33,7

32,7

31,5

32,5

2

Độ ẩm

%

-

69,3

70,3

70,5

70,1

70,1

69,4

70,2

69,2

69,9

68,9

69,4

69,1

3

Tốc độ gió

m/s

-

0,3

0,4

0,3

0,1

0,2

0,3

0,4

0,2

0,3

0,4

0,4

0,2

4

Hướng gió

-

-

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

5

Áp suất

hPa

-

1.023

1.022

1.023

1.022

1.022

1.023

1.021

1.023

1.021

1.021

1.023

1.022

6

Tiếng ồn trung bình (+)

dBA

70

58,3

57,3

59,6

58,6

61,4

62,7

62,8

63,7

63,6

64,6

59,4

58,4

7

Tiếng ồn cực đại

dBA

-

73,7

71,8

76,7

75,8

77,4

78,5

76,8

78,6

76,7

77,5

76,2

69,2

8

TSP

mg/m3

0,3

0,096

0,082

0,093

0,102

0,107

0,087

0,091

0,081

0,088

0,083

0,075

0,064

9

CO

mg/m3

30

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

7,600

7,600

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

10

NO2

mg/m3

0,2

0,032

0,031

0,032

0,031

0,035

0,036

0,029

0,026

0,032

0,029

0,037

0,027

11

SO2

mg/m3

0,35

0,074

0,074

0,062

0,062

0,071

0,071

0,051

0,051

0,061

0,061

0,051

0,051

(Nguồn: Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán [8]; Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than [7])

Bảng 3b. Kết quả quan trắc và phân tích các mẫu không khí xung quanh vào buổi chiều

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình giờ)

Kết quả

KK-1.2 YQ

KKC-1 QT

KK-2.2 YQ

KKC-2

NT

KK-3.2 YQ

KKC-3 NT

KK-4.2 YQ

KKC-4 NT

KK-5.2 YQ

KKC-5 NT

KK-6.2 YQ

KKC-6 NT

1

Nhiệt độ

oC

-

30,2

32,7

30,9

32,7

32,9

32,4

32,6

32,1

33,8

31,0

31,2

31,7

2

Độ ẩm

%

-

69,4

68,6

70,2

68,7

70,3

68,8

70,1

68,9

69,7

68,9

69,2

69,3

3

Tốc độ gió

m/s

-

0,2

0,2

0,1

0

0,1

0,1

0,1

0

0,1

0,2

0,1

0,1

4

Hướng gió

-

-

Đ-N

Đ-N

Đ-N

-

Đ-N

Đ-N

Đ-N

-

Đ-N

Đ-N

Đ-N

Đ-N

5

Áp suất

hPa

-

1022

1022

1022

1022

1023

1023

1023

1023

1021

1021

1022

1022

6

Tiếng ồn trung bình (+)

dBA

70

58,5

59,5

57,4

59,4

62,4

61,4

58,2

63,2

59,9

64,9

61,8

58,8

7

Tiếng ồn cực đại

dBA

-

71,9

70,9

73,3

76,3

75,6

77,9

78,1

79,1

77,7

78,1

75,7

70,4

8

TSP

mg/m3

0,3

0,091

0,087

0,095

0,096

0,093

0,092

0,077

0,078

0,073

0,081

0,084

0,068

9

CO

mg/m3

30

7,700

7,700

<7,500

<7,500

7,500

7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

<7,500

10

NO2

mg/m3

0,2

0,036

0,036

0,025

0,028

0,039

0,038

0,026

0,027

0,029

0,026

0,031

0,028

11

SO2

mg/m3

0,35

0,066

0,078

0,056

0,059

0,065

0,077

0,071

0,055

0,058

0,054

0,067

0,054

(Nguồn: Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán [8]; Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than [7]

Bảng 4. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu môi trường nước mặt tại làng nghề Yên Quán và Ngọc Than

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

QCVN 08-MT:2015/ BTNMT/B1

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ

NM-1 YQ

NM-1 NT

NM-2 YQ

NM-2 NT

NM-3 YQ

NM-3 NT

NM-4 YQ

NM-4 NT

NM-5 YQ

NM-5 NT

NM-6 YQ

NM-6 NT

1

Nhiệt độ

OC

-

28,3

26,8

28,5

26,4

28,1

26,3

29,4

26,3

28,6

26,5

28,6

26,1

2

pH

-

5,5-9

7,3

7,2

7,6

7,4

7,2

6,9

6,9

6,8

7,2

7,0

6,8

6,9

3

DO

mg/l

≥4

5,9

5,8

6,3

6,4

6,6

6,7

6,7

6,5

6,6

6,8

6,3

6,1

4

TSS

mg/l

50

42

42

16

18

63

11

17

15

16

13

57

54

5

BOD5

mg/l

15,0

12,5

18,5

16,5

10,5

14,2

17,3

16,8

14,8

18,0

20,0

12,5

9,5

6

COD

mg/l

30,0

46,4

47,4

38,5

26,5

42,8

41,5

32.8

38,9

29,8

44,9

27,5

26,5

7

Amoni (NH4+)

mg/l

0,90

2,45

3,17

4,06

4,08

4,04

2,94

3,81

3,71

3,75

3,64

2,45

2,19

8

Nitrat (NO3-)

mg/l

10

1,47

1,48

0,76

0,69

4,06

0,35

0,56

0,59

0,62

0,92

1,24

1,73

9

Nitrit (NO2-)

mg/l

0,05

0,011

0,017

0,021

0,023

0,024

0,016

0,018

0,017

0,019

0,022

0,017

0,016

10

Photphat (PO43-)

mg/l

0,30

0,55

0,58

0,23

0,33

0,34

0,09

0,22

0,12

0,24

0,07

0,14

0,21

11

Độ đục

mg/l

-

147

164

123

117

159

94

102

86

98

103

121

72

12

Tổng Coliforms

MPN/ 100ml

7.500

8.000

7.000

8.300

9.300

9.000

3.900

6.000

5.000

7.000

7.000

7.000

9.300

 

Chỉ số WQI

 

 

37

38

43

41

40

63

56

60

53

50

36

40

(Nguồn: Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán [8]; Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than [7])

3.2. Hiện trạng thu gom, xử lý các chất thải phát sinh của các hộ sản xuất

3.2.1. Tình hình thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTR

a) CTRSH

    CTR thông thường tại làng nghề có 2 loại: Rác thải sinh hoạt và chất thải rắn xản xuất (CTRSX) (mùn cưa, mẩu gỗ, mảnh gỗ…).

    Rác thải sinh hoạt: Được UBND huyện ký hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt với Công ty cổ phần môi trường đô thị Xuân Mai và được thu gom theo hình thức:

+ Tần suất thu gom: 2 ngày/lần.

+ Thu gom đến từng hộ gia đình tại các tuyến đường làng, ngõ xóm. Có quy định giờ thu gom rác, các hộ sẽ mang rác ra chân điểm rác và công nhân của Công ty cổ phần môi trường đô thị Xuân Mai đến thu gom bằng xe đẩy, tại những nơi ngõ hẹp và xe cơ giới những nơi ngõ lớn. Sau đó tập kết tại các trạm trung chuyển và có xe tải chở đi xử lý tại bãi rác Nam Sơn.

+ Vệ sinh đường làng, ngõ xóm: Tần suất 4 lần/tháng vào ngày thứ 7 hàng tuần theo phong trào, với lực lượng tham gia là nhân dân, các đoàn thể chính trị, thôn, xóm.

+ Tỷ lệ thu gom: 90% với làng nghề Yên Quán và 100% với làng nghề Ngọc Than được thu gom, vận chuyển xử lý.

+ Chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt: 3.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ thu tiền rác đạt 80%.

    Nhìn chung, CTRSH không phải là vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề, tuy nhiên vẫn tồn tại một số bãi rác nhỏ tập trung ở các khu vực quanh làng nghề. Theo quan sát và khảo sát thực tế cho thấy, tại làng nghề chưa có điểm tập kết rác thải của từng xóm cũng như chưa có nhiều thùng rác công cộng; Rác thải của người dân được vứt ngay bên đường hoặc các bãi đất trống. Qua phản ánh của người dân, các bãi rác nhỏ thường không được đơn vị thu gom rác thải thu gom xử lý khiến người dân thường xuyên phải thực hiện xử lý rác thải bằng cách đốt gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

b) CTRSX

    Tại làng nghề Yên Quán, theo điều tra, phỏng vấn thực tế, CTRSX như mùn cưa, gỗ, chai lọ không sử dụng, keo cồn được người dân thu gom riêng để xử lý. Tuy nhiên, chỉ có 45% hộ sản xuất có nơi lưu giữ CTRSX là kho có cửa tách riêng với nơi sản xuất, số hộ còn lại thường chỉ để tập trung tại 1 khu vực trong khu sản xuất hoặc trong nhà, thậm chí để ở ngoài cửa, ngoài đường cái hay các bãi đất trống gây mất vệ sinh, ảnh hưởng mỹ quan. Chỉ có 9,5% hộ sản xuất thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn. Như vậy, công tác phân loại CTR tại nguồn tại đây vẫn chưa được chú trọng, người dân đa phần vẫn để chung các loại rác thải, CTRSH đôi khi còn lẫn cả CTRSX và CTRNH.

    Tại làng nghề Yên Quán, chỉ có 9,5% cơ sở sản xuất thực hiện phân loại CTRSX tại nguồn, trong khi tại Ngọc Than con số này là 100%. Tại làng nghề Ngọc Than, sau mỗi công đoạn làm việc, sẽ quét dọn, dồn các CTR vào bao tải và xếp gọn vào khu vực lưu trữ chất thải. Trong quá trình thực hiện hạn chế tối đa phát sinh bụi và CTR ra môi trường. CTR sau phân loại sẽ được bán cho người thu mua phế liệu với giá 2.000 đồng/tải để làm sản xuất nấm và trồng cây đối với mùn cưa hoặc làm chất đốt đối với mảnh gỗ vụn, mẩu gỗ. Với tần suất 2 ngày/lần, người thu mua đến gom lại vào xe tải và mang chở đi. Như vậy, CTR sản xuất của làng nghề không được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề do được người dân tận dụng tối đa trong việc thu gom, bán cho người có nhu cầu tái sử dụng.

    Hình 1a, b cho thấy, kết quả xử lý CTRSX tại làng nghề Yên Quán và Ngọc Than. Tại Yên Quán, các hộ có sự ưu tiên xử lý theo cách tái sử dụng và bán cho người thu mua để tối ưu kinh tế. Phần lớn CTR sau thu gom sẽ được người dân tiến hành đốt, tỷ lệ 26/42 hộ, chiếm 61,9%. Hầu hết các hộ tái sử dụng thành các sản phẩm gỗ ép, một số mang bán cho các cơ sở tái sử dụng, một số mang đốt, hoặc một số khác đổ ra các bãi rác không được thu gom xung quanh làng nghề. Vỏ hộp sơn và các can đựng có thể sử dụng lại. Mùn cưa, gỗ vụn, đầu mẩu gỗ có nhiều, người dân xung quanh làng nghề không sử dụng và tái sử dụng được hết, các cơ sở sản xuất phải mang đi đốt, tiêu hủy ở những khu đất trống, cánh đồng, bờ đê gây ra khói bụi làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên, việc đốt CTRSX trên thực tế đã cho thấy sự ảnh hưởng với môi trường không khí xung quanh nên cần sự vào cuộc và xử lý của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý, cán bộ địa phương để hạn chế đi tình trạng đốt CTRSX như hiện nay. Trong khi đó, tại Ngọc Than, số hộ thực hiện công tác tái sử dụng (72,8%) và bán cho người thu mua đạt tỷ lệ (trên 90%) rất cao.

Hình 2. Kết quả khảo sát liên quan công tác xử lý CTRSX tại làng nghề Yên Quán

Hình 3. Kết quả khảo sát liên quan công tác xử lý CTRSX tại làng nghề Ngọc Than

c) CTRNH

    CTRNH phát sinh từ hoạt động làng nghề là khá nhiều, gần 2 kg/hộ/tháng, tuy nhiên lại chưa được địa phương quan tâm và chú ý đến. Trao đổi với cán bộ quản lý và các hộ sản xuất cho thấy, địa phương chưa có bất cứ phương án nào đối với việc thu gom, xử lý CTRNH. Hầu hết CTRNH phát sinh tại các hộ sản xuất được để chung với các chất thải khác, thậm chí nhập chung với CTRSH và chưa có phương pháp thu gom, lưu trữ, vận chuyển. Đây là thiếu sót lớn của địa phương khi bỏ qua sự quan trọng của việc xử lý CTRNH của làng nghề, với tổng lượng phát sinh 1 năm là tương đối lớn, gần 1000 kg/năm, thì lượng thải CTRNH của các hộ trên địa bàn làng nghề tương đương với một doanh nghiệp lớn và phải đăng ký sổ chủ nguồn thải. Bởi vậy, địa phương nên có sự quan tâm quản lý hơn đối với lượng CTRNH của làng nghề.

3.2.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

    Hiện nay, tại các địa phương trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và tại làng nghề Yên Quán, Ngọc Than nói riêng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải do đó được thải trực tiếp ra môi trường đã và đang là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước mặt.

    Tại làng nghề Yên Quán, số hộ không có hệ thống thu gom, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung chiếm tỷ lệ 26,2%. Số hộ thu gom bằng hệ thống đường ống - cống kín chiếm tỉ lệ 62%. Số hộ thu gom bằng mương - rãnh thoát nước hở chiếm tỷ lệ 11,8%. Theo báo cáo “Phương án bảo vệ làng nghề Yên Quán” [8] thì xã Tân Phú đã thực hiện đầu tư xây bể lắng cho 30 hộ sản xuất với chi phí 90.000.000 đồng nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước thải thẳng ra môi trường nước tại địa bàn. Nhưng trên khảo sát thực tế, các bể lắng này vẫn chưa được xây dựng, nước thải sinh hoạt và sản xuất vẫn được thải chung trực tiếp ra môi trường nước mặt, mang theo nhiều chất thải chưa qua xử lý, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt.

    Tại làng nghề Ngọc Than, nước thải từ nhà các hộ dân được thu gom qua hệ thống ống nhựa PVC kín và chảy vào hệ thống thoát nước chung của làng nghề. Đặc biệt, làng nghề đã được UBND cấp xã và huyện đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải bằng hệ thống cống kín (chiếm 90%). Ngoài ra, hệ thống thu gom nước thải của làng nghề còn bao gồm các mương hở gần cánh đồng. Nước thải sau khi qua hệ thống thu gom nước thải chung của làng nghề sẽ được chảy vào nguồn tiếp nhận nước thải là các kênh mương nội đồng với 42 họng xả thải. Tại làng nghề, có ao đình thôn Ngọc Than, tháng 10/2020 đã được UBND xã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nạo vét ao, trong đó các điểm xả nước thải vào ao được chặn lại và dẫn ra hệ thống thu gom chảy vào kênh mương nội đồng, giảm ô nhiễm nước mặt tại ao. Đồng thời, trên địa bàn làng nghề đang thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông thôn Ngọc Than cũng được lồng ghép cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải những khu vực xuống cấp và chưa có hệ thống thu gom kín.

3.2.3. Hệ thống thu gom và xử lý khí thải

    Các công đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm của làng nghề đều phát sinh khí thải. Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, vừa, nhỏ đều chưa có hệ thống xử lý khí thải do các xưởng được xây dựng từ lâu và diện tích quy mô nhỏ nên chưa được chủ cơ sở đầu tư chú trọng. Hiện nay, các xưởng chỉ mới dừng lại ở việc giảm phát tán bụi bằng cách dọn dẹp sạch các mùn cưa tại xưởng để tránh phát tán bụi ra bên ngoài xưởng.

3.2.4. Xử lý bụi và tiếng ồn

    Nhiều cơ sở sản xuất đã bố trí vị trí làm việc của các máy cưa, máy chà, máy đánh bóng và khu vực đánh giấy ráp ở những nơi riêng biệt, ít người qua lại. Mặc dù vậy, cách bố trí như thế vẫn nằm ngay trong nhà xưởng chật hẹp, không có vách ngăn cách nên chỉ giảm bớt được một phần nào, chỉ có tác dụng hạn chế bụi do máy cưa còn không hiệu quả đối với loại bụi nhỏ của các máy chà và đánh bóng. Mặt khác, trong sản xuất còn sử dụng các loại keo cồn, sơn và vecni nên ngoài bụi, người thợ trực tiếp làm việc còn phải tiếp xúc với hơi dầu và xăng. Tuy nhiên, người lao động chưa hiểu hết tác hại của bụi nên đồ bảo hộ lao động của người thợ nghề chỉ có duy nhất khẩu trang.

    Tiếng ồn do các máy móc hoạt động tương đối lớn, hầu hết các loại máy đều gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa CD, máy vanh, máy bào và khoan. Mức độ ồn cao, chủ yếu là ban ngày với mức âm từ 80,8 - 84 dBA, trên dưới tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc. Hiện nay, tất cả các cơ sở sản xuất đều không có giải pháp hạn chế tiếng ồn.

    Đa phần các cơ sở sản xuất đã sử dụng máy hút bụi công nghiệp để giảm bớt bụi trong quá trình chà gỗ (100% tại Ngọc Than và 70% tại Yên Quán). Tuy nhiên, máy hút bụi này chỉ có thể làm giảm lượng bụi tại nơi sản xuất mà không phải là biện pháp triệt để, bụi qua máy hút được phun thẳng lên trời, phát thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây nhiễm bẩn không khí cục bộ.

    Nhìn chung, do sản xuất nằm ngay trong gia đình và với mức độ tập trung cao nên những ảnh hưởng của ô nhiễm của bụi và tiếng ồn càng lớn hơn. Đây có lẽ là vấn đề môi trường bức xúc nhất của người dân và chính quyền địa phương.

3.3. Các biện pháp BVMT khác

Công tác tập huấn, tuyên truyền

    Ngoài các biện pháp thu gom, xử lý chất thải trên, UBND các xã và UBND các huyện thường tổ chức các đợt tập huấn về BVMT làng nghề cho các cơ sở sản xuất được nắm rõ các quy định cũng như biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải tối đa. Cụ thể, trong 1 năm có 1 đợt tập huấn về BVMT làng nghề; các đợt tuyên truyền qua loa phát thanh xã, các chiến dịch tuyên truyền vào những ngày lễ môi trường lồng ghép vào BVMT làng nghề tại địa phương.

Bảng 5. Kết quả khảo sát tại hai làng nghề liên quan đến hoạt động tuyên truyền BVMT và giám sát môi trường định kỳ

TT

Nội dung khảo sát

Ngọc Than

Yên Quán

1

Công tác tuyên truyền trong năm cho nhân dân về BVMT làng nghề

100%

100%

2

Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ tại làng nghề

100%

100%

3

Tham gia buổi tuyên truyền về BVMT làng nghề

95%

76%

    Như vậy, có thể nói, cả hai làng nghề đều đã thực hiện công tác tuyên truyền BVMT và giám sát định kỳ về môi trường. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức độ tham gia của người dân hai làng nghề phản ánh đúng thực trạng liên quan đến các hành vi tham gia BVMT (thể hiện qua các số liệu khảo sát đã đề cập ở trên) của người dân tại đây.

Thu phí BVMT

    Hiện nay, tại các làng nghề mới chỉ dừng lại thu phí BVMT đối với rác thải sinh hoạt do UBND xã thu và chuyển về huyện để chi trả cho đơn vị ký hợp đồng thu gom. Mức phí thu là 3.000 đồng/người/tháng.

    Nước thải làng nghề là nước thải sinh hoạt nên không được áp thu phí bảo vệ nước thải tại các cơ sở sản xuất mà chỉ được các cơ sở đóng phí nước thải theo hóa đơn nước sạch sử dụng cho đơn vị cung cấp nước sạch theo quy định nhà nước.

    Khí thải chưa có hệ thống xử lý và quy định pháp luật nên khó quản lý trong việc thu phí BVMT.

Kinh phí phân bổ thực hiện công tác BVMT làng nghề

    Trên địa bàn huyện cũng như xã chưa có kinh phí phân bổ riêng cho công tác BVMT làng nghề hàng năm, chỉ có các khoản ngân sách chi chung cho công tác BVMT toàn xã: tuyên truyền, duy trì vệ sinh ngõ xóm...

Thành lập và vận hành tổ tự quản về BVMT làng nghề

    Tại hai làng nghề chưa thành lập tổ tự quản về BVMT, mới chỉ dừng lại ở việc quản lý làng nghề qua hội làng nghề, người đứng đầu là chủ tịch hội làng nghề.

Duy trì vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nạo vét kênh mương

    Theo chiến dịch phát động môi trường xanh của UBND huyện, hàng tháng, UBND xã tổ chức thứ 7 hàng tuần vệ sinh đường làng ngõ xóm với lực lượng tham gia là nhân dân, các đoàn thể chính trị, cán bộ thôn, đoàn viên thanh niên, học sinh...

Hương ước, quy ước làng nghề trong công tác BVMT

    Các làng nghề truyền thống đều có từ lâu đời, do đó việc xây dựng hương ước, quy ước đã có từ lâu nhưng trong hương ước chưa chú trọng, lồng ghép công tác BVMT. Do vậy, trong thời gian gần đây, các hương ước, quy ước làng nghề đang được xây dựng lại, trong đó có công tác BVMT trong sản xuất tại làng nghề.

4. Kết luận

    Các hoạt động của làng nghề đã giúp cho đời sống của người dân địa phương không ngừng được cải thiện và nâng cao, kinh tế của địa phương cũng ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, những vấn đề về ô nhiễm môi trường do sự thiếu quan tâm, sát sao của chính quyền địa phương các cấp cũng như ý thức của bản thân hộ dân tham gia sản xuất còn yếu kém đang đẩy các làng nghề rơi vào sự tẩy chay của người dân trong cả nước do những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân và môi trường xung quanh.

    Với hai làng nghề Ngọc Than và Yên Quán, nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm đến từ hầu hết tất cả các công đoạn sản xuất bao gồm các CTRSH, CTRNH, bụi, tiếng ồn, các dung môi hữu cơ bay hơi và nước thải ngâm gỗ chứa hóa chất độc hại.

    Trên 50% hộ sản xuất không có khu lưu trữ CTR riêng, CTR được các hộ sản xuất để ở trước cửa, đường cái, các bãi đất trống... gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Việc thu gom, phân loại chưa được thực hiện triệt để khiến CTRNH và CTRSH được gom chung gây ra các ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến sức khỏe công nhân vệ sinh và người dân xung quanh.

    Nước thải làng nghề không được xử lý theo đúng quy định đã xả thải ra hệ thống cống thải chung cũng như gây ô nhiễm hệ thống nước mặt của khu vực và môi trường xunh quanh do vấn đề chảy tràn hay khi trời mưa.

    Với quy mô sản xuất hộ gia đình tiểu thủ công nghiệp nên khu vực sản xuất không khép kín, tiếng ồn và bụi, hơi dung môi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe công nhân và người dân sống trên địa bàn và lân cận.

    Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm và thực hiện hiệu quả như mong muốn. Chưa có kinh phí riêng cho hoạt động BVMT tại làng nghề. Các khoản phí BVMT khó có thể được áp dụng do chưa tách biệt được giữa chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất nguy hại.

    Tuy cùng thuộc sự quản lý của huyện Quốc Oai nhưng công tác BVMT làng nghề của xã Ngọc Mỹ được sự quan tâm của chính quyền sở tại tốt hơn so với xã Tân Phú. Quy mô hoạt động sản xuất của làng nghề Ngọc Than lớn hơn so với làng nghề Yên Quán nhưng công tác thu gom và phân loại tại nguồn rác thải phát sinh tại làng nghề Ngọc Than đạt hiệu quả cao hơn. Chính quyền xã Ngọc Mỹ cũng có sự quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống cống thoát thu gom nước thải chung. Điều này cho thấy sự thiếu đồng nhất trong công tác quản lý về BVMT ở các cấp địa phương.

5. Kiến nghị

- Công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường tại làng nghề Ngọc Than phải tiếp tục đẩy mạnh thường xuyên và liên tục; bám sát Luật BVMT năm 2020, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT và các văn bản khác.

- Tăng cường tần suất công tác kiểm tra, thanh tra, kết hợp giữa xử lý ô nhiễm môi trường với xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng theo Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 15/6/2018 của UBND huyện Quốc Oai.

- Đẩy mạnh các buổi tuyên truyền BVMT làng nghề đến người lao động và người dân tại làng nghề. Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường xã chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Các địa phương nên nhanh chóng có phương án xử lý đối với vấn đề CTR để tránh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Cán bộ quản lý hướng dẫn người dân, các hộ sản xuất cách thu gom, lưu trữ, xử lý CTR. Các hộ sản xuất cần có nơi lưu trữ riêng đối với CTRNH. Ngoài ra, các địa phương nên thuê 1 đơn vị có trách nhiệm thu gom, xử lý và vận chuyển CTRNH cho các hộ sản xuất tại làng nghề.

- Cần đầu tư xây dựng dự án trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường, đề án xử lý khí thải làng nghề

- Xây dựng hương ước gắn với BVMT.

- Các hộ sản xuất cần sử dụng máy hút bụi hoặc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải theo phương pháp than hoạt tính để giảm thiểu bụi và khí thải ra môi trường.

- Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải quy hoạch không gian sản xuất gắn với BVMT. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường. Huyện Quốc Oai cần nhanh chóng tiến hành quy hoạch làng nghề thành cụm công nghiệp, tách rời khỏi khu dân cư giúp giảm thiểu tiếng ồn và các vấn đề ô nhiễm khác gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh

- UBND huyện Quốc Oai cần đẩy mạnh hơn về công tác quản lý xuyên suốt, đồng bộ đến các đơn vị trực thuộc.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ TN&MT (2008), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2008.

2. Bộ TN&MT (2020), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

3. Bộ NN&PTNT (2020), Báo cáo công tác BVMT.

4. Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (2020), Thống kê về công tác BVMT làng nghề năm 2020.

5. UBND huyện Quốc Oai (2020), Báo cáo kết quả quan trắc phân tích làng nghề truyền thống Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

6. UBND huyện Quốc Oai (2020), Báo cáo kết quả quan trắc phân tích làng nghề truyền thống Yên Quán, xã Yên Quán, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

7. UBND huyện Quốc Oai (2020), Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

8. UBND huyện Quốc Oai (2020), Phương án BVMT làng nghề truyền thống đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Yên Quán, xã Yên Quán, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

Nguyễn Mai Lan, Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Thanh Nhung

Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt III năm 2022)

 

ASSESSMENT OF THE CURRENT ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SITUATION IN SOME HANDCRAFT VILLAGES IN QUOC OAI, HANOI

Nguyen Mai Lan, Nguyen Thanh Duong, Nguyen Thanh Nhung

Department of Environment, HUNRE

Abstract

    The management of the state and the participation of all classes of people in society play a critical role in thoroughly resolving the problems of environmental pollution in handcraft villages. The article assesses the current state of environmental management in some handcraft villages in Hanoi's Quoc Oai district, specifically in the handcraft villages of high-class wood carving Yen Quan (Tan Phu commune) and and Ngoc Than (Ngoc My commune). As a result, the level of concern about state management of the environment at the local level is demonstrated.

Key words: Environmental management, handcraft village, Ngoc Than, Yen Quan, Quoc Oai.

Ý kiến của bạn