Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Bình Định và sự ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản

04/07/2022

    Tóm tắt

    Bài báo này đã kế thừa, điều tra thu thập thông tin, số liệu thống kê bổ sung có liên quan tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn 2015 - 2020 và quan trắc, bổ sung, phân tích. Từ những kết quả điều tra đạt được, nhóm tác giả thực hiện đánh giá một cách tổng quan, đưa ra tồn tại, hạn chế trong ngành nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy, hải sản của tỉnh Bình Định. Qua đó chỉ ra nguyên nhân, giải pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường có tính khả thi từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển Bình Định ở phân mức cơ bản, nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng amoni và DO giảm về mùa khô. Ngoài ra, một số mẫu nước tại điểm gần khu vực thu gom nước thải bị ô nhiễm bởi sắt, vi sinh vật coliform. Cần có phương án bổ sung, cải tạo hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu NTTS trên cơ sở mô hình mở rộng trên toàn khu nuôi tập trung để  đảm bảo chất lượng nước trước khi xả thải ra ngoài tự nhiên. 

    Từ khóa: NTTS, Bình Định, chất lượng nước, giải pháp, ô nhiễm nước thải.

    Nhận bài: 3/5/2022; Sửa chữa: 27/6/2022; Duyệt đăng: 29/6/2022.

    ​1. Mở đầu

    Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.050,58 km2, dân số trung bình khoảng 1,5 triệu người. Với bờ biển dài 134 km và hàng chục nghìn ha mặt nước đầm phá, hồ chứa nước, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản ở địa phương. Toàn tỉnh có 5/11 địa phương gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Thành phố Quy Nhơn có hoạt động kinh tế biển [1]. 

    Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tình đến cuối năm 2020, kinh tế thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu nông -lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 30% giá trị GDP của tỉnh, trong đó, thủy sản chiếm 10%. Bình Định hiện đang dẫn đầu về số lượng tàu khai thác xa bờ ở khu vực biển Đông của Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 5.989 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên, trong đó có 3.118 tàu khai thác hải sản vùng khơi, chiếm 52%. Tính đến tháng 5/2019, Bình Định có 2.134 tàu khai thác với sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trung bình từ 52.000 tấn - 55.000 tấn/năm, trong đó cá ngừ vây vàng và mắt to là 9.000 - 10.000 tấn/năm, cá ngừ vằn từ 43.000 - 45.000 tấn/năm [1]. Đến nay, thủy sản đã phát triển thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Đồng thời, với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo; góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

    Mặt khác, sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng cho phép, nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, mưa lớn triều cường... Tác động môi trường do hệ thống NTTS gây ra có liên quan chặt chẽ đến chất lượng nước [2] - [4], sức khỏe con người [5] - [7]. Phát triển NTTS với cường độ càng cao, tác động môi trường càng lớn. Để giữ vững tốc độ tăng trưởng và tiếp tục phát triển toàn diện bền vững, vấn đề đặt ra cho ngành thủy sản là cần xác định mục tiêu, phương án phát triển phù hợp, giải pháp có tính khả thi từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Bài báo này phân tích đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Bình Định, nêu ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

    ​2. Phương pháp nghiên cứu

    2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

  • Kế thừa, điều tra, thu thập thông tin, số liệu thống kê bổ sung có liên quan tại các huyện, thị xã, thành phố về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội; hiện trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2015 - 2020; phân tích đánh tiềm năng, thực trạng phát triển. 

  • Sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích mô hình và dự báo; phân tích kinh tế - xã hội - môi trường; phân tích hiện trạng phát triển các lĩnh vực NTTS.

    2.2. Quan trắc bổ sung và phân tích

    Trên cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng nước ven biển tỉnh Bình Định, nhóm nghiên cứu xây dựng mạng lưới điểm quan trắc chất lượng môi trường nước khu vực NTTS tại Bình Định và tiến hành thu thập số liệu về môi trường để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng nước trong các đầm, ao NTTS. Thực hiện lấy mẫu theo vị trí đã xác định cụ thể như sau:

    Bảng  1: Vị trí lấy mẫu khu vực NTTS tỉnh Bình Định

STT

Địa điểm lấy mẫu (các khu vực ao. hồ. đầm… chung)

Tọa độ vị trí điểm lấy mẫu

1

Nuôi tôm hùm - Khu vực 1- Phường Ghềnh Ráng - TP. Quy Nhơn

13040'54.62'' N

109014'20.86'' E

2

Cá lồng hải minh - Khu vực 9 - Phường Hải Cảng - TP. Quy Nhơn

13046'11.02'' N

109015'31.98'' E

3

Thôn Hải Giang - Xã Nhơn Hải - TP. Quy Nhơn

13045'34.18'' N

109016'26.26'' E

4

Huỳnh Giảng Nam - Thôn Huỳnh Giản - Xã Phước Hòa - Tuy Phước

13052'50.04'' N

109014'42.30'' E

5

Cầu Kim Đông - Thôn Kim Đông - Xã Phước Hòa - Tuy Phước

13053'57.44'' N

109013'49.08'' E

6

Cống Đông Chòi - Thôn Vinh Quang 2 - Xã Phước Sơn - Tuy Phước

13053'17.27'' N

109013'48.84'' E

7

Cổng 19 đồng ông 3 - Thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn - Tuy Phước

13051'25.92'' N

109013'20.03'' E

8

Cổng Nhân Ân - Thôn Nhân Ân - Xã Phước Thuận - Tuy Phước

13050'22.99'' N

109013'00.35'' E

9

Khu nuôi tập trung Cát Hải - Chánh Oai - Xã Cát Hải- Huyện Phù Cát

14002'52.56'' N

109014'04.25'' E

10

Cty TNHH Ngọc Châu - An Quan Đông - Xã Cát Khánh - Phù Cát

14007'17.69'' N

109012'21.67'' E

11

Cửa Đề G i- Thôn An Quang Đông - Xã Cát Khánh - Phù Cát

14007'35.06'' N

109012'14.09'' E

12

Thôn An Mỹ - Xã Mỹ Cát - Phù Mỹ

14009'03.80'' N

109009'38.95'' E

13

Thôn Trung Xuân - Xã Mỹ Chánh - Phù Mỹ

14010'14.81'' N

109009'13.22'' E

14

Thôn Vĩnh Lợi - Xã Mỹ Thành - Phù Mỹ

14008'16.92'' N

109011'55.37'' E

15

Công ty Việt Úc - Thôn Hòa Hội Nam - Xã Mỹ Thành - Phù Mỹ

14011'40.20'' N

109011'15.63'' E

16

Xóm 3 - Thôn 8 - Xã Mỹ Thắng - Phù Mỹ

14019'27.69'' N

109009'03.23'' E

17

Cửa biển - Thôn Tân Phú - Mỹ Đức - Phù Mỹ

14022'16.00'' N

109007'17.63'' E

18

Khu sản xuất giống tôm - Thôn Xuân Thạnh - Xã Mỹ An - Phù Mỹ

14015'51.48'' N

109010'54.92'' E

19

Cầu Hoài Hải - Thôn Công Lương - Xã Hoài Mỹ - Hoài Nhơn

14028'20.06'' N

109006'13.25'' E

20

Thôn Công Lương - Xã Hoài Mỹ - Hoài Nhơn

14028'39.20'' N

109005'53.49'' E

21

Cửa sông Lại Giang- Phố Thạnh Xuân Đông - Hoài Nhơn

14029'21.47'' N

109005'35.50'' E

22

Lạch Cửu Lợi Tây - Phố Cửu Lợi Tây - Hoài Nhơn

14032'56.94'' N

109003'55.62'' E

23

Cầu Cộng Hòa - Phố Cửu Lợi Nam - Hoài Nhơn

14032'46.97'' N

109003'46.26'' E

24

Cầu Tấn Thạnh - Phố Tân Thạnh - Hoài Nhơn

14033'54.97'' N

109003'40.17'' E

25

Cửa sông Tam Quan - Phố Thiện Chánh 2 - Hoài Nhơn

14034'30.38'' N

109004'35.13'' E

    Mẫu sau khi lấy được tiến hành đo nhanh tại hiện trường đối với các chỉ tiêu hiện trường và bảo quản, vận chuyển ngay trong ngày tới phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích, đảm bảo tiến độ, chất lượng, kết quả chính xác nhất. Các phương pháp đo hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm được lựa chọn đảm bảo phù hợp với môi trường nước, độ tin cậy cao, thiết bị sử dụng phân tích hiện đại, đặc trưng cho từng chỉ tiêu [8] - [13].

    Bảng  2: Các phương pháp đo hiện trường , phân tích trong phòng thí nghiệm

TT

Thông số

Phương pháp thử

 

 

I

Đo tại hiện trường

 

1.

pH

TCVN 6492:2011

 

2.

DO

TCVN 7325:2004

 

II

Phân tích trong phòng thí nghiệm

 

3.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

SMEWW 2540B:2012

 

4.

COD

SMEWW 5220C:2012

 

5.

BOD5

SMEWW 5210B:2017

 

6.

Chlorophyll-a

SMEWW 10200H:2017

 

    Từ các số liệu trên, kết hợp với dữ liệu thu thập được từ hệ thống quan trắc chất lượng nước biển ven bờ sẵn có sẽ đánh giá được hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ và chất lượng nước mặt phục vụ NTTS của tỉnh Bình Định một cách chính xác, đặc trưng nhất.

    3. Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ tại một số khu vực tỉnh Bình Định

    Để đánh giá hiện trạng biến động chất lượng nước tại các đầm ao NTTS theo thời gian, chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại cùng vị trí liên tục 12 tháng liên tiếp trong năm. Với những thông số như pH, TSS, PO43-,NH4+, F-, các chỉ tiêu kim loại, hữu cơ, tổng phenol, chlorophyll-a, dầu mỡ, khoáng ít có sự biến đổi theo thời gian, giao động nhẹ nhưng không đáng kể, đa số đều dưới ngưỡng phát hiện và đều thỏa mãn giới hạn cho phép theo QCVN10 MT:2015/BTNMT.

    Với thông số DO, vào mùa mưa và giai đoạn giao giữa mùa mưa với mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8), có giá trị DO cao so với QCVN10-MT:2015/BTNMT, giảm dần vào mùa mùa khô và giao mùa khô với mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau). Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do mùa mưa có sự trao đổi giữa các dòng chảy làm tăng giá trị của DO. DO ở một số khu vực có giá trị trung bình không đạt quy chuẩn là điểm 7,9,20 (chi tiết trong Bảng 1).

Biểu đồ 1: Giá trị DO trung bình theo tháng năm 2021

Biểu đồ 2: Giá trị DO trung bình điểm lấy mẫu trong năm 2021

    Qua Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2 với chỉ tiêu NH4+, nhận thấy tất cả các kết quả đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN10-MT:2015/BTNMT rất nhiều lần, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, sau đó giảm dần từ tháng 3,4,5,6 rồi tăng nhẹ trở lại từ tháng 7,8,9,10,11. Từ Biểu đồ 2 ta thấy, 25 điểm lấy mẫu có giá trị trung bình hàm lượng amoni đều vượt chuẩn 2,75 - 16,43 lần. Điều này cho thấy ở tất cả các điểm lấy mẫu nước sử dụng cho hoạt động NTTS đang bị ô nhiễm amoni nặng. Sở dĩ hàm lượng amoni cao như trên là do hoạt động NTTS sử dụng thức ăn chăn nuôi tồn dư, nước thải từ hoạt động NTTS và sinh hoạt của con người. Mặt khác, các tháng 3,4,5,6 là vào mùa mưa, có sự rửa trôi, pha loãng, nên hàm lượng amoni thấp nhất, mùa khô vào các tháng 10,11,12,1,2 kết hợp các yếu tố nhiệt độ, thời tiết, chu trình tuần hoàn của nước góp phần trực tiếp hay gián tiếp làm giảm  khả năng trao đổi nước, do đó hàm lượng amoni cao.

Biểu đồ 3: Giá trị NH4+ trung bình theo tháng năm 2021

Biểu đồ 4: Giá trị NH4+ trung bình điểm lấy mẫu trong năm 2021

    Chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ được đánh giá là nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD). Với các thông số COD và BOD5 thì không có sự dao động rõ rệt, tháng 3,4,5, COD cao hơn những tháng khác, tuy nhiên giá trị không cao, QCVN10-MT:2015/BTNMT không quy định giá trị giới hạn cho hai thông số trên.

Biểu đồ 5: Giá trị COD, BOD trung bình theo tháng năm 2021

    Với chỉ tiêu Fe tổng thì nhìn vào biểu đồ ta thấy, các giá trị trung bình đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép, trừ tháng 1. Giá trị giảm dần đều từ tháng 1 - 9, sau đó tăng nhẹ từ tháng 9 - 12. Điều này cũng phù hợp với quy luật thông lý hóa theo mùa mưa và mùa khô. Ta thấy có 10 điểm có giá trị Fe trung bình đạt yêu cầu là các điểm 1,7,9,11,12,18,21,22,24,25 (chi tiết trong Bảng 1). Còn lại 15 điểm đều vượt giới hạn cho phép, thậm chí có những điểm 4, 14, 20 (chi tiết trong Bảng 1) vượt giới hạn trong khoảng 2,2 - 2,8 lần. Điều này cho thấy, ở những vị trí trên đang có sự ô nhiễm nặng về hàm lượng Fe có trong nước, đây là các vị trí xả thải hoặc thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động NTTS (cải tạo ao nuôi, quản lý ao nuôi, sơ chế và bảo quản thủy sản) thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.

Biểu đồ 6: Giá trị trung bình của Fe theo tháng năm 2021

Biểu đồ 7: Giá trị Fe trung bình điểm lấy mẫu trong năm 2021

    Với chỉ tiêu coliform, các tháng 12,1,2,3 có số lượng coliform cao và vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN10-MT:2015/BTNMT. Điều này là do các tháng trên rơi vào mùa khô, thời tiết nắng nóng, là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật. 14 điểm lấy mẫu có giá trị trung bình hàm lượng coliform đạt yêu cầu theo quy định. 11 điểm lấy mẫu bị vượt chuẩn từ 1,1 - 2,75 lần. Những điểm ô nhiễm vi sinh cao nhất là 4,7,8,22,23 (chi tiết trong Bảng 1) là điểm cửa xả của các nguồn nước thải

Biểu đồ 8: Giá trị trung bình coliform theo tháng năm 2021

Biểu đồ 9: Giá trị coliform trung bình điểm lấy mẫu trong năm 2021

    4. Nguyên nhân, đề xuất giải pháp

    4.1. Nguyên nhân

    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ NH4+ và Coliform trong nước thải của các khu NTTS vượt ngưỡng so với QCVN10- MT:2015/BTNMT. Điều này được giải thích là do tại các khu nuôi trồng có cơ sở chế biến, sơ chế thhủy sản, chế biến thực phẩm với đặc trưng nước thải hữu cơ dễ phân hủy nên nồng độ NH4+ và Coliform trong nước thải cao hơn hẳn so với những nơi khác.

    Tổng sản lượng NTTS tại Bình Định từ năm 2015 - 2019 có xu hướng tăng, trong đó, năm 2015, sản lượng NTTS toàn tỉnh ước đạt 9.945. Riêng sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 6.383 tấn, cá là 2.950 tấn và thủy sản khác chiếm 612 tấn. Ngoài ra, sản lượng tôm hùm giống đã ương nâng cấp khoảng 203.400 con. Năm 2019, sản lượng NTTS toàn tỉnh đạt 11.421 tấn, tăng 4,6% so với năm 2018. Trong đó, sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 9.313 tấn, tăng 5,8% so với năm 2018, tăng 9,5% so với kế hoạch; cá là 1.769 tấn, tăng 3,3% so với năm 2018 và thủy sản khác là 339 tấn.

Biểu đồ 10: Năng suất, sản lượng NTTS tỉnh Bình Định từ năm 2015 - 2019 [1]

    Cụ thể, từ năm 2015 - 2019, nhìn chung tổng diện tích NTTS không có biến động nhiều. Diện tích nuôi cá nước ngọt toàn tỉnh có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 1.685,5 ha (năm 2015) và năm 2019 là 1.560 ha (giảm 7,45%). Diện tích nuôi cá nước lợ có xu hướng giảm dần qua các năm, khoảng 2.394 ha (năm 2015) và năm 2019 là 2.132,4 ha (giảm 10,93%). Diện tích NTTS nước mặn tăng, năm 2015 là 20.606 m3 và năm 2019 là 25.463 m3 (tăng 23,57%).

Biểu đồ 11: Diện tích NTTS tỉnh Bình Định từ năm 2015 - 2019 [1]

    Do sự gia tăng về sản lượng, diện tích NTTS, sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng cho phép. Hệ quả là nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi các hoạt động khai thác mang tính tận thu, sử dụng phương tiện cấm để khai thác nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Diện tích NTTS nước lợ đã khai thác đến mức giới hạn, môi trường vùng nuôi tôm ngày càng có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bất lợi, nhất là môi trường vùng nuôi tôm nước lợ sau một thời gian khai thác có dấu hiệu quá sức tải của môi trường, nguồn nước vùng nuôi bị suy thoái, ô nhiễm, tạo tiền đề cho dịch bệnh, sinh vật trong hệ sinh thái vùng nuôi  [14], [15]. Bên cạnh đó, tổ chức quản lý còn nhiều khó khăn, lúng túng; quy mô sản xuất vẫn chủ yếu là ở hộ gia đình; một số nơi phát triển hình thức nuôi tự phát; trình độ sản xuất cơ bản vẫn theo phương pháp thủ công. Ngoài ra, thủy sản phải đối mặt trực tiếp với BĐKH, nước biển dâng, biến đổi dị thường của thời tiết, hiểm họa của thiên tai như nắng nóng, khô hạn, bão, lũ, mưa lớn, triều cường, không chỉ tạo sự nhiễm loạn trong quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm mà còn khiến cho việc xử lý chất ô nhiễm trở nên khó quản lý, khó kiểm soát hơn

    ​4.2. Đề xuất giải pháp

    4.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch vùng NTTS

  • Rà soát lại cơ chế, chính sách hiện có để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các đội tàu, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển NTTS. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ, khuyến khích nuôi biển, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành thủy sản.

  • Tiếp tục thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm với 2 đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực: Tôm và cá tra.

  • Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, xây dựng quỹ bình ổn giá đối với cơ sở hạ tầng các vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn cho NTTS ở trong nước.

  • Quy hoạch NTTS hài hòa với các quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy lợi, thống nhất phương án sử dụng hiệu quả các loài trong từng điều kiện NTTS khác nhau.

  • Quy hoạch, lập hồ sơ thiết kế chi tiết cho tất cả các vùng NTTS tập trung, quy hoạch mạng lưới chế biến, thương mại các sản phẩm thủy sản.

    4.2.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

  • Triển khai các giải pháp một cách đồng bộ, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất con giống sạch bệnh và tăng trưởng nhanh. Cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành quy trình nuôi tiên tiến, tổng kết, nhân rộng mô hình nuôi hiệu quả và bền vững môi trường như c mô hình nuôi kết hợp tôm - cá và các đối tượng khác.

  •  Đa dạng đối tượng nuôi, phương thức nuôi với cơ cấu diện tích, sản lượng phù hợp với từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh cụ thể của từng sản phẩm (nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng vùng đất cát có lợi thế, nuôi xen ghép tôm - cua - cá, nuôi nhuyễn thể, cá rô phi). Đẩy mạnh áp dụng nuôi có chứng nhận, phát triển các mô hình nuôi công nghệ cao, nuôi tuần hoàn tiết kiệm nước.

  • Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung các đối tượng chủ lực (tôm, nhuyễn thể, rô phi...), hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản trong kế hoạch trung hạn 2022 - 2025.

  • Đầu tư hệ thống xử lý nước thải, phải có phương án xử lý, cải tạo nước thải từ các khu NTTS trên toàn khu vực nuôi để tập trung thu gom, xử lý đồng bộ trước khi xả thải ra ngoài tự nhiên. 

  • Ban hành/hướng dẫn khung lịch mùa vụ NTTS phù hợp với BĐKH, tuân thủ quy trình kỹ thuật phù hợp để hạn chế thiệt hại trong điều kiện BĐKH; coi trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, xác định phòng bệnh là chính thông qua mô hình/phương thức nuôi phù hợp từng vùng/từng đối tượng.

    5. Kết luận

    Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tình trạng chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Bình Định, các khu vực NTTS. Chất lượng nước mặt phục vụ NTTS ven biển Bình Định ở phân mức cơ bản, nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng amoni và DO giảm về mùa khô. Ngoài ra có một số điểm lấy mẫu gần với khu thu gom nước thải các loại thì nước bị ô nhiễm bởi sắt, vi sinh vật coliform. Để có thể sử dụng nguồn nước này cung cấp cho hoạt động NTTS thì cần có phương án xử lý hàm lượng amoni nói chung, phương án xử lý, cải tạo đồng bộ nguồn nước được thu gom gần địa bàn dân cư nói riêng. Ngoài ra, có phương án xử lý, cải tạo nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu NTTS trên cơ sở mô hình mở rộng trên toàn khu nuôi tập trung để thu gom, xử lý đồng bộ trước khi xả thải ra ngoài tự nhiên. 

    Lời cảm ơn: Bài báo thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ giảm sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ tỉnh Bình Định phục vụ NTTS tại địa phương, vùng phụ cận (ĐTDLCN.11/20).

Nguyễn Trần Dinh1, Lê Thanh Sơn1, Nguyễn Trần Điện1, Đinh Ngọc Đạt2, Trần Thị Trang1, Phạm Hoàng Long1, Ths. Đào Thị Hường1, CN. Lê Kỳ Sơn1

1Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

2Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt II/2022

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1]   Sở NN&PTNT Bình Định.

    [2]   U. C. Barg, Guidelines for the promotion of environmental management of coastal aquaculture development. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations, 1992.

    [3]   GESAMP, “Reducing environmental impacts of coastal aquaculture”, World Health Organization, 1991.

    [4]   M. Beveridge, M. Phillips, và R. Clarke, “A quantitative and qualitative assessment of wastes from aquatic animal production.”, 1991.

    [5]   R. S. V. Pullin, H. Rosenthal, và J. L. Maclean, Environment and Aquaculture in Developing Countries. WorldFish, 1993.

    [6]   L. M. Domínguez và J. M. V. Martín, “Aquaculture environmental impact assessment”, tr 13, 2004.

    [7]   R. S. S. Wu, “The environmental impact of marine fish culture: Towards a sustainable future”, Mar. Pollut. Bull., vol 31, số p.h 4, tr 159 - 166, tháng 4 1995, doi: 10.1016/0025 -326X(95)00100 - 2.

    [8]   TCVN 6492:2011, “Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6492:2011 (ISO 10523 : 2008) về chất lượng nước - Xác định pH”.

    [9]   TCVN 7325:2004 (ISO 5814: 1990), “Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7325:2004 (ISO 5814: 1990) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp đầu đo điện hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành”.

    [10] SMEWW 2540B:2012, “Tiêu chuẩn SMEWW 2540B:2012 về tổng chất rắn lơ lửng”.

    [12] SMEWW 5220C:2012, “Tiêu chuẩn  SMEWW 5220C:2012 về nhu cầu oxy hóa học (COD)”.

    [13] SMEWW 10200H:2017, “Tiêu chuẩn SMEWW 10200H:2017 về Chlorophyll-a”.

    [14] Van D. T., Ngọc Ú. V., Thanh L. N., và Nhu B. M., “Phân vùng chất lượng nước NTTS ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế”, Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, vol 54, số p.h 6, Art. số p.h 6, tháng 8 2018, doi: 10.22144/ctu.jvn.2018.104.

    [15] Lê Thị Vinh, “Chất lượng môi trường nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuật trong thời gian gần đây", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 15, Số 2; 2015: 176-184, 2014.

 

BINH DINH COAST WATER QUALITY AND IMPACTS OF AQUACULTURE

Nguyen Tran Dinh1, Le Thanh Son1, Nguyen Tran Dien1, Dinh Ngoc Dat2, Tran Thi Trang1, Pham Hoang Long1, Dao Thi Huong1, Le Ky Son1

1Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology

2Institute of Space Technology, Vietnam Academy of Science and Technology

SUMMARY: This article inherits, investigates, collects relevant additional statistics and information in districts, towns and cities in Binh Dinh province on natural conditions, socio-economic situation, Current status of fisheries sector development in the period 2015 - 2020 and additional monitoring and analysis. From the survey results obtained, the authors have made an overview to identify the limitations in the aquaculture and exploitation of aquatic resources in Binh Dinh province. Thereby, the causes and solutions to deal with environmental pollution are feasible from now to 2030 and orientation to 2045. Surface water quality for coastal aquaculture in Binh Dinh in According to the basic level, water polluted by ammonium and DO levels decreases in the dry season. In addition, there are some water samples near the wastewater collection areas contaminated by iron and coliform microorganisms. It is necessary to have a plan to supplement and improve the collection and treatment systems of domestic wastewater and wastewater from aquaculture zones on the basis of an expansion model throughout the concentrated farming area to ensure water quality before when discharged into nature. Keywords: Aquaculture, Binh Dinh, water quality, solutions, wastewater pollution.

 

Ý kiến của bạn