Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Áp dụng phân tích AHP và điểm chỉ số rủi ro RIS để đánh giá các mối nguy cơ chính gây ra sự cố môi trường công nghiệp

07/01/2021

     Tóm tắt

     Với sự phát triển nhanh cả về số lượng và hàng loạt loại hình công nghiệp kéo theo những mối nguy gây ra sự cố môi trường ngày càng gia tăng, do đó,việc xác định và phân bậc các mối nguy hữu ích trong quản lý rủi ro công nghiệp, tránh, giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Phương pháp phân tích AHP và điểm chỉ số rủi ro RIS là công cụ có khả năng đánh giá các mối nguy chính gây ra sự cố môi trường.Nguyên cứu điển hình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở dữ liệu thu thập tổng hợp, điều tra khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia đã được thực hiện. Kết quả xác định 18 mối nguy, trong đó có 5 mối nguy chính có thể gây ra sự cố môi trường công nghiệp.

     Từ khóa: AHP, RIS, rủi ro, sự cố môi trường công nghiệp.

     Nhận bài: 10/8/2020; Sửa chữa: 15/8/2020; Duyêt đăng: 17/8/2020

  1. Giới thiệu

     Các hoạt động sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro đến con người và môi trường, hay còn gọi là sự cố môi trường công nghiệp (SCMTCN). Những rủi ro này có thể tự nhiên hoặc từ hoạt động của con người hoặc cả hai[1]. Lịch sửngành Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã chứng kiến những sự cố công nghiệp gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường. Các sự cố này bắt nguồn từ những mối nguy hay rủi ro mà có thểđã được nhận dạng trước nhưng không ứng phó kịp thời hoặc chưa được nhận dạng đầy đủ nên không sẵn sàng ứng phó. Ví dụ: Tháng 12/2014, tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương đã xảy ra sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng; tháng 10/2014, tại khu vực đê phụ (cao 1,5 m) của hồ thải quặng đuôi số 5 Nhà máy tuyển quặng bauxite thuộc tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng (Nhà máy Alumin Tân Rai), do mưa lớn nhiều ngày đã gây ra sạt lở, nước trong hồ thải quặng vượt ngưỡng mặt đê; tháng 2/2016, tại Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đường ống nước có chứa chất xút dẫn từ hồ bùn đỏ đến nhà máy tuyển quặng ảnh hưởng môi trường tại tổ 23, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm; ngoài ra còn hàng loạt SCMTCN do nước thải không qua xử lý. Mặc dù vậy, hiện công tác quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp công nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Việc nhìn nhận, đánh giá và quản lý các rủi ro ở các cơ sở sản xuất chưa được tiến hành một cách chủ động, thực tế nhiều sự cố ở các cơ sở vừa và nhỏ vẫn tái diễn vì những suy nghĩ chủ quan rằng ít có khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng.

     Khi rủi ro phát sinh sẽ gây tổn thất về người và vật chất cho doanh nghiệp nếu rủi ro đó không được xác định và kiểm soát tốt [2]. Rủi ro thường xuất phát từ nguồn có thể gây rủi ro, tức là nguồn nguy hiểm hay mối nguy hiểm.Nguồn nguy hiểm có thể gây rủi ro sẽ phát sinh sự cố khi và chỉ khi khả năng xẩy ra sự cố là chắc chắn (tức là xác suất xẩy ra 100%), sự cố mặc dù đã xẩy ra nhưng chưa chắc đã gây nên hậu quả, ví dụ sự cố xẩy ra ở quá xa các đối tượng nhạy cảm với mối nguy, hoặc mức độ nguy hiểm nhỏ, nghĩa là khi đó hậu quả là “0”. Trong trường hợp này “rủi ro” được coi là “0” hay không rủi ro, mặc dù có mối nguy hiểm nhất định[3]. Trường hợp xác suất sự cố thấp hơn 100%, khả năng các nguồn nguy hiểm gây ra sự cố sẽ thuyên giảm.Vì vậy, nhận diện và xác định thứ bậc các mối nguy chính gây ra SCMT là một khâu quan trọng[4] [5]. Một trong những phương pháp định lượng căn nguyên là phân tích AHP (Analytic Hierachy Process)[6]và điểm số chỉ số rủi ro RIS(Risk Index Score) [7]. Phương pháp AHP sẽ được tiến hành áp dụng trong nghiên cứu SCMTCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

     Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành Dự án: “Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường thuộc ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

  1. Phương pháp luận và tài liệu nghiên cứu

2.1. Phương pháp luận

     Các mối nguy chính gây ra SCMTCN trên địa bàn nghiên cứu điển hình tỉnh Lâm Đồng được nhận dạng và xác định thứ bậc chính yếu thông qua phương pháp AHP và điểm chỉ số rủi ro RISvới dữ liệu từ thu thập tổng hợp, điều tra khảo sát thực địa, tham vấn ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, các tiêu chuẩn kiểm định thống kê cũng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này.

  • Điều tra khảo sát thực địa và kiểm định thống kêđánh giá độ tin cậy dữ liệu

     Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra khảo sát thực địa với sự tham vấn ý kiến của chuyên gia và doanh nghiệp. Độ tin cậy của thông tin điều tra khảo sát được đánh giá trên cơ sở hệ số Cronbach alpha (α). Đây là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo phải chăng có tương quan với nhau. Giá trị của αthay đổi từ 0 -1. Giá trị này càng lớn chứng tỏ các câu hỏi trong thang đo có độ tương quan càng chặt [8]. Công thức tính αnhư sau:

                    (1)

trong đóρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏivà N là số mục hỏi hayyếu tố trong nghiên cứu.

  • Phương pháp điểm chỉ số rủi ro

     Khả năng xảy ra Fr (Frequency) và mức độ tác động Im (Impact) được tổng hợp thành một chỉ số chung gọi là điểm rủi ro RS(Risk Score) và được tính theo công thức:

                   (2)

Trong công thức (2) chỉ số trên I đề cập đến mối nguy cơ bởi đối tượng khảo sát j.Bằng cách tính điểm trung bình từ n đối tượng trả lời để có một điểm trung bình cho mỗi mối nguy và điểm trung bình này được gọi là điểm chỉ số rủi ro RIS (Risk-Index Score) và được dùng để xếp hạng các mối nguy.

                (3)

Mối nguy có RIS càng cao, khả năng gây ra sự cố và mức độ tác động càng lớn.

  • Phân tích thứ bậc AHP

 

Hình 1. Sơ đồ tiến trình xác định thứ bậc các mối nguy gây ra SCMTCN

 

     Phương pháp được sử dụng để nhận diện và sắp xếp thứ tự chính yếu các mối nguy có khả năng gây ra SCMTCN. Năm nhóm yếu tố được đề xuất để phân tích thứ bậc là: A - kỹ thuật vận hành; B - môi trường tự nhiên; C - năng lực và ý thức của công nhân; D - cơ sở hạ tầng về trang thiết bị sản xuất/công trình BVMT và phòng ngừa/ứng phó sự cố; E - hạn chế của luật và quy định. Tiến trình xác định thứ tự ưu tiên các mối nguy gây ra SCMTCN trong nghiên cứu này được thể hiện trong Hình 1.

  • Đánh giá tính nhất quán dữ liệu điều tra

     Việc so sánh cặp trong các ma trận trong AHP dễ dẫn đến sự thiếu nhất quán giữa các thông tin phản hồi từ các câu hỏi điều tra. Để đánh giá tính nhất quán, Saaty [6] đã đề xuất một hệ số, được gọi là hệ số nhất quán CR (Consistency Ratio).Hệ số này cho phép người ra quyết định nhận biết tính nhất quán về thông tin thu được theo từng cặp. Đây là thước đo hay cơ sở chứng thực kết quả đúng đắn khi áp dụng AHP.

          (với       4)

     trong đó CI là chỉ số nhất quán,RI là chỉ số ngẫu nhiên, λ là giá trị riêng ma trận so sánh, n là kích thước của ma trận và W là vector trọng số.

     Khi thành lập một ma trận đánh giá thì sẽ xác định được giá trị riêng và véc tơ trọng số W. Theo Saaty[6], một ma trận đánh giá là hoàn toàn nhất quán nếu giá trịλmax= n. Như vậy, ma trận đánh giá càng nhất quán khi giá trị λ sẽ càng gần với giá trị của n. Hơn nữa, kích thước của ma trận so sánh cặp có ảnh hưởng đến tính nhất quán, cụ thể ma trận có kích thước càng lớn, càng dễ thiếu nhất quán. Vì lý do này mà nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo kích thước ma trận so sánh không nên vượt quá 9. Chỉ số RIđược xác định theo kích thước ma trận n như Bảng 1.

     Bảng 1. Bảng xác định giá trị chỉ số ngẫu nhiên RI [6]

n

3

4

5

6

7

8

9

10

RI

0,52

0,89

1,11

1,25

1,35

1,4

1,45

1,49

 

     Thước đo đảm bảo tính nhất quán đạt yêu cầu khi CR<10%. Trong một số trường hợp thông tin khó thu thập, quá nhiều diễn giải hoặc những yếu tố mới hay khía cạnh chưa phổ thông hóa đối với đối tượng cung cấp, tức là trường hợp bất khả kháng,theo Saaty và Kearns [9]có thể chấp nhận giá trị CR> 10% nhưng không được vượt quá 20%. Theo Tesfamariam &Sadiq[10],CR> 10% thì đề xuất quy trình 3 bước xử lý như sau: Trước tiên, nhận dạng so sánh nào thiếu nhất quán nhất trong ma trận ra quyết định; sau đó xác định phạm vi giá trị mà so sánh này có thể thay đổi để giảm sự thiếu nhất quán xuống thấp; và cuối cùng là phỏng vấn lại chuyên gia để xem xét lại những so sánh đó.

2.2. Tài liệu nghiên cứu

     Nghiên cứu trong bài báo này đề cập đến 6 loại SCMTCN như cháy, nổ, rò rỉ/phát tán, chảy tràn/đổ tràn, sạt lở, ngập nước với 5 nhóm yếu tố A, B, C, D và E đã định nghĩa ở trên.Theo Tabachnick và Fidell[11] số doanh nghiệp tối thiểu cần tiến hành khảo sát là:n = 50 + 8*m = 50+8*5 = 90 (với m là số biến độc lập hay số nhóm yếu tố). Hơn nữa, nguy cơ SCMTCN được đánh giá tập trung đến hoạt động sử dụng hóa chất và phát sinh chất thải liên quan đến chứa/dính hóa chất nên các đối tượng được lựa chọn theo các tiêu chí sau: Các hoạt động sản xuất công nghiệp với quy mô lớn; có sử dụng hóa chất với khối lượng lớn; có phát sinh chất thải chứa hóa chất gây ô nhiễm môi trường; có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc rò rỉ hóa chất gây ô nhiễm môi trường; có nguy cơ tràn vỡ hồ chứa nước, đập thủy điện.

     Thông qua 3 đợt khảo sát và 4 bảng hỏi trực tuyến, bộ dữ liệutừ 100 doanh nghiệp và 20 chuyên gia thuộc 11 lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Bảng 2) đảm bảo yêu cầu về số lượng mẫu cho nghiên cứu.

     Bảng 2. Danh sách các lĩnh vực sản xuất và số lượng doanh nghiệp khảo sát

STT

Lĩnh vực sản xuất

Số lượng đánh giá

Trong khu/cụm công nghiệp

Ngoài khu/cụm công nghiệp

1

Sản xuất phân bón

-

1

2

Kinh doanh hóa chất

-

1

3

Kinh doanh xăng và khí hóa lỏng LPG

7

10

4

Chế biến thực phẩm

1

9

5

Dệt may

1

6

6

Chế biến cà phê

1

8

7

Chế biến lâm sản từ gỗ

-

3

8

Khai thác cát

-

10

9

Khai thác đá

-

28

10

Chế biến khoáng sản

-

8

11

Xử lý nước ( nước thải, nước cấp)

-

6

Tổng cộng

10

 

  1. Kết quả và thảo luận
  2. 1. Đánh giá độ tin cây của dữ liệu khảo sát

     Với hệ số α > 0,6 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy[8], kết quả phân tích trong Bảng 3 cho thấy giá trị tương quan giữa các loại SCMTCN và các nhóm yếu tố đưa ra đều đạt gần 1chứng tỏ nội dung bảng khảo sát đúng đắn với kết quả có độ tin cậy cao.

     Bảng 3. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho các nhóm yếu tố

Mã yếu tố

Diễn giải

Giá trị α

Khả năng xảy ra

Mức độ tác động

A

Kỹ thuật vận hành/thao tác máy móc, thiết bị

0,975

0,967

B

Đặc điểm/điều kiện cơ sở hạ tầng

0,985

0,978

C

Năng lực và ý thức của công nhân

0,985

0,986

D

Tác động của điều kiện tự nhiên

0,922

0,923

E

Hạn chế của luật và quy định

0,979

0,980

  1. 2. Kết quả phân tích thứ bậc AHP và tính điểm RIS

     Thống kê dữ liệu tính điểm chỉ số RIS, kết quả nghiên cứu đã nhận diện được 51 mối nguy thuộc 5 nhóm yếu tố, trong đó 12 mối nguy có RIS< 2 (tức là mức độ gây sự cố rất thấp) và 39 mối nguy còn lại có RIS nằm trong khoảng 2 ≤ RIS< 3 (khả năng gây ra sự cố ở mức ít khi xảy ra và mức độ ảnh hưởng là trung bình).Hiện trạng, nguy cơ gây ra sự cố môi trường bởi các mối nguy chủ yếu ở mức thấp đến trung bình.

     Phân tích thứ bậc AHP cấp 1 đã sắp xếp được mức độ từ cao xuống thấp của 5 yếu tố đối với nguy cơ gây ra SCMTCN trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng như Bảng 4với chỉ số nhất quánCRtrong Bảng 5 bằng 0,0692, tức là gần như không có ý kiến trái chiều.

     Bảng 4. Phân cấp khả năng của các yếu tố gây ra SCMTCN

Mã yếu tố

Giá trị trọng

số cấp 1

Khả năng gây SCMTCN

Tên yếu tố

B

0,328

1

Đặc điểm/điều kiện cơ sở hạ tầng

C

0,197

2

Năng lực và ý thức của công nhân

D

0,186

3

Tác động của điều kiện tự nhiên

E

0,173

4

Hạn chế của luật và quy định

A

0,115

5

Kỹ thuật vận hành/thao tác máy móc, thiết bị

     Bảng 5. Gía trị λmaxvà hệ số nhất quán CR

Mã yếu tố

Giá trị vector nhất quán

λ

λmax

CI

CR

A

0,587689

5,08883

5,307337

0,0768343

0,0692

B

1,880974

5,73733

C

1,015026

5,144805

D

0,984506

5,294476

E

0,914163

5,271245

 

     Tiếp theo, để sắp xếp thứ bậc cao thấp của từng mối nguy, phân tích AHP cấp 2 đượcthực hiện cho 39 mối nguy có RIS nằm trong khoảng 2 - 3. Với yêu cầu chỉ số CR< 10%, ngưỡng đảm bảo này đồng nghĩa với bộ dữ liệu điều tra ban đầu chưa đáp ứng được tính nhất quán.Do đó, nghiên cứu đã được tiến hành khảo sát bướchai với thông tin phiếu điều tra được cấu trúc lại trên cơ sở tham vấn ý kiến của 20 chuyên gia trong lĩnh vực liên quan để tường minh và loại bỏ những câu hỏi nhiễu (ví dụ câu hỏi không rõ ràng hay dễ gây hiểu lầm cho người trả lời). Phân tích AHP cấp 2 đã lược giảm 21 mốikhông còn được coi là nguy hại. Kết quả, 18 mối nguy được chắt lọc còn lại qua bước phân tích này được thể hiện trong Bảng 6, trong đó có 5 mối nguy chính có thể gây ra SCMTCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được xác định và thể hiện trong Bảng 7.

     Bảng 6. Kết quả phân tích thứ bậc AHP cấp 2 cho các mối nguy

 

TT

Mã mối nguy*

Trọng số cấp 2

CR

TT

Mã mối nguy*

Trọng số cấp 2

CR

1

A2

0,6

0,0104

10

C4

0,095

0,021

2

A3

0,22

11

C6

0,143

3

A4

0,179

12

D2

0,418

0,1032

4

B2

0,167

0,0516

13

D3

0,247

5

B3

0,24

14

D4

0,217

6

B4

0,336

15

D5

0,117

7

B8

0,257

16

E2

0,399

0,0285

8

C2

0,55

0,021

17

E3

0,421

9

C3

0,212

18

E4

0,18

 

     *Ghi chú: A2 -Nạp hóa chất hoặc nguyên liệu vượt quá ngưỡng cảnh báo dung tích của thiết bị chứa; A3: Thay thế các thiết bị, linh kiện bị hỏng không phù hợp; A4: Không sử dụng thiết bị chuyên dụng để vận chuyển, thu hồi nhiên liệu, hóa chất; B2 -Các máy móc, thiết bị điện không có bộ phận tiếp đất hoặc có nhưng không đảm bảo; B3 - Đường điện/ ống dẫn hóa chất và nhiên liệu không đảm bảo; B4 - Kho chứa nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất được thiết kế chưa phù hợp và không đảm bảo an toàn PCCC; B8 - Thiết bị vận chuyển và lưu chứa không đảm bảo độ kín; C2 - Không hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy hay không biết dừng máy kịp thời khi gặp sự cố về điện, hóa chất; C3 - Không biết rõ vị trí và cách sử dụng trang thiết bị chữa cháy; C4 - Không hiểu rõ đặc tính của hóa chất và các biện pháp khắc phục khi bị rò rỉ; C6 - Không biết cách nhận diện các đặc điểm bất thường của hệ thống xử lý chất thải hay dẫn hóa chất/nhiên nhiệu; D2 - Mưa lớn; D3: Bão; D4 - Giông, sét; D5 - Địa hình phức tạp gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước; E2 - Thiếu yêu cầu về kiểm định các thiết bị an toàn và vật tư có khả năng gây cháy nổ trước khi vận hành; E3 -Thiếu tập huấn về kỹ thuật an toàn; E4 - Chưa ban hành các hướng dẫn an toàn khi vận hành máy móc tại những khu vực có nguy cơ cháy, nổ và rò rỉ/tràn đổ hóa chất.

     Bảng 7. Danh sách các mối nguy chính có khả năng gây sự cố môi trường

Mã mối nguy

RIS

Trọng số ưu tiên

Thứ tự ưu tiên

Diễn giải mối nguy

B4

2,374

0,11

1

Kho chứa nguyên vật liệu và hóa chất được thiết kế chưa phù hợp với chức năng lưu chứa và không đảm bảo an toàn PCCC

C2

2,415

0,108

2

Không hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và không biết dừng máy kịp thời khi chập điện, bồn chứa bị rung lắc hoặc ống dẫn bị rò rỉ.

B8

2,332

0,084

3

Thiết bị vận chuyển và lưu chứa không đảm bảo độ kín, hở van, thủng đường ống.

B3

2,435

0,079

4

Đường dây điện dẫn/đường ống dẫn hóa chất và nhiên liệu quá cũ, bị lão hóa lớp vỏ không đảm bảo khả năng cách điện/cách nhiệt/va đập.

D2

2,397

0,078

5

Mưa lớn.

  1. Kết luận

     Phương pháp AHP và điểm chỉ số rủi ro RIS đã được áp dụngtheo đúng nguyên lý cho việc xác định các yếu tố, nhận diện và đánh giá các mối nguy có khả năng gây ra SCMTCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

     Từ bộ dữ liệu khảo sát 100 doanh nghiệp và 20 chuyên gia thuộc 11 lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mà đã được kiểm định có độ tin cậy cao theo tiêu chuẩn thống kê Cronbach’s alpha, phân tích AHP cấp 1 với điểm chỉ số rủi ro RIS đã đưa ra được 5 nhóm yếu tố gây ra SCMTCN theo cấp độ từ cao xuống thấp, cụ thể: Đặc điểm/điều kiện cơ sở hạ tầng với giá trị trọng số 0,328, tiếp đến là năng lực và ý thức của công nhân (0,197), tác động của điều kiện tự nhiên (0,186), hạn chế của luật và quy định (0,173) và cuối cùng là kỹ thuật vận hành/thao tác máy móc, thiết bị (0,115).

     Kết quả phân tích AHP cấp 2 đã xác định 18 mối nguy, trong đó có 5 mối nguy có khả năng gây ra SCMTCN cao, thứ nhất kho chứa nguyên vật liệu và hóa chất được thiết kế chưa phù hợp với chức năng lưu chứa và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, thứ hai không hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và không biết dừng máy kịp thời khi chập điện, bồn chứa bị rung lắc hoặc ống dẫn bị rò rỉ, thứ ba thiết bị vận chuyển và lưu chứa không đảm bảo độ kín, hở van, thủng đường ống, thứ tư đường dây điện dẫn/đường ống dẫn hóa chất và nhiên liệu quá cũ, bị lão hóa lớp vỏ không đảm bảo khả năng cách điện/cách nhiệt/va đập, và thứ năm là mối nguy từ thiên tai mưa nhiều.

     Trong bối cảnh ngày càng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau mà khó tránh khỏi và luôn tiềm ẩn những sự cố tác động tiêu cực đến con người và môi trường, do đó,phân loại và phân bậc các mối nguy là rất cần thiết cho việc kiểm soát và phòng tránh rủi ro. Kết quả nghiên cứu này có thể là thông tin hữu ích cho các cơ quan, nhà hoạch định chính sách, cũng như các chủ cơ sở, công ty, nhà máy sản xuất công nghiệp liên quan.

 

Đinh Thị Hiền1, Bùi Nguyễn Lâm Hà1*, Hoàng Kim Cúc2,

Đào Vĩnh Lộc3

1Khoa Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng

2Sở Công Thương, tỉnh Lâm Đồng

3CN Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt - Khu vực Tây Nguyên

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt III/2020)

 

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IEC/ISO 31010:2013, IEC/ISO 31010:2009, Quản lý rủi ro – kỹ thuật đánh giá rủi ro.
  2. Lê Thị Hồng Trân, Đánh giá rủi ro môi trường, Khoa học và Kỹ thuật, 2016.
  3. Bộ TN&MT – Tổng cục Môi trường,Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất nguy hại của một số ngành công nghiệp, Hà Nội, 2013.
  4. Lý Ngọc Minh, Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Môi trường và Tài Nguyên, Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ Tài nguyên môi trường, 2012.
  5. Nguyễn Văn Châu, Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,Trường Đại học GTVT, Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Mã số 62.58.02.05, 2016.
  6. Saaty, T.L, The Analytic Hierarchy Process, McGraw-Hill, New York, 1980.
  7. Smith, N. J., Appraisal, Risk and Uncertainty (Construction Management Series), Thomas Telford Ltd, London, UK, 2003.
  8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2008.
  9. Saaty, T. L. & Kearns, K. P., Analytical Planning - The organizations of Systems,Pergamon Press, New York, 1985.
  10. Tesfamariam, S. & Sadiq, R., Risk-based environmental decision-making using fuzzy analytic hierarchy process (F-AHP), Stochastic Environmental Research and Risk Assessment, 21(1), 35-50, 2006.
  11. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S., Using Multivariate Statistics (3rd ed.). Harper Collins, New York, 1996.

 

 

APPLICATION OF AHP AND RIS TO DETERMINE THE MAIN HAZARDS CAUSING INDUSTRIAL ENVIRONMENTAL INCIDENTS

Dinh Thi Hien1, Bui Nguyen Lam Ha1*, Hoang Kim Cuc2,

Đao Vinh Loc3

1Faculty of environment and Natural Resources, University of Da Lat

2Lam Dong Department of Industry and Trade

3Dai Viet Environment Investment and Development Joint Stock Company - Central Highlands region

 

     Abstract

     In the face of rapid growth in both quantity and type of industries, the dangers causing environmental incidents are increasing, therefore, the identification and classification of hazards is very useful in industrial risk management, to avoid and minimize negative impacts on people and the environment. The method of analyzing AHP and RIS is a capable tool to assess the main hazards causing environmental incidents. A case study in Lam Dong province based upon the data sources such as collection, field investigation and expert’s survey is carried out. The results identified 18 hazards, of which five major hazards can cause industrial environmental incidents.

     Key words:AHP, hazard, industrial environment incidents, RIS.

 

 

 

Ý kiến của bạn