Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Phương pháp điều chỉnh chi phí trong khôi phục môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững

19/04/2018

 

Nguyễn Thị Thuỳ Hương

                                                                              Học viện Tài chính

            TÓM TẮT

            Việc khôi phục môi trường bị phá huỷ do khai thác các mỏ than đòi hỏi chi phí lớn. Nếu chi phí này chỉ đầu tư một lần sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỏ. Để khắc phục, bài báo đề xuất phương pháp điều chỉnh chi phí trong khôi phục môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các mỏ than, phương pháp cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung.

           Từ khoá: Phương pháp, chi phí, môi trường, than Việt Nam, phát triển bền vững.

 

METHOD OF ADJUSTING COSTS IN ENVIRONMENTAL REHABILITATION TO DEVELOP VIETNAM COAL INDUSTRY IN A STABLE AND SUSTAINABLE MANNER

Nguyễn Thị Thuỳ Hương

Academy Of Finance

 

            ABSTRACT

            To rehabilitate the environment destroyed by mining operations, it requires a huge cost. If this investment is used only once, this will reduce the mine’s business production efficiency. To overcome this problem, the paper proposes a method of cost adjustment in environmental rehabilitation for Vietnam coal to develop sustainably/ (to achieve sustainable development for Vietnam coal sector) but it still ensures the business production efficiency. The method is not only applicable to coal mines but also businesses in general.

            Key words: Method, cost, environment, Vietnam coal, sustainable development.

            1. Đặt vấn đề

            Chi phí cho hoạt động BVMT là rất lớn. Hàng năm, ở các nước phát triển [3] chi phí cho BVMT chiếm từ 1 - 1,7% GDP. Theo Ngân hàng Thế giới, với các nước đang phát triển, con số này lên đến 30% GDP. Ở Việt Nam, chi phí cho BVMT ở các mỏ than cũng rất lớn. Để khôi phục lại môi trường bị phá huỷ do khai thác, nếu huy động chi phí này trong một thời gian ngắn là điều không thể đối với các mỏ vì sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm thế nào để vừa khôi phục được môi trường lại vừa đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh, đó là vấn đề đặt ra cho các mỏ than.

            2. Phương pháp nghiên cứu

            Để đảm bảo tính chính xác và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thông số đưa vào tính toán, tác giả sử dụng lý thuyết toán học và dựa vào các dữ liệu đã được điều tra, tìm kiếm, thăm dò để tính và điều chỉnh chi phí trong khôi phục môi trường sao cho than Việt Nam phát triển bền vững.

            3. Giải quyết vấn đề

            Hoạt động BVMT là các hoạt động nhằm đưa môi trường về các chuẩn mực môi trường, các chuẩn mực này gọi là các “mức môi trường” (ký hiệu là [M]). Mỗi quốc gia đều có các qui định về chuẩn mực môi trường. Việt Nam có các bộ tiêu chuẩn môi trường như: TCVN5937 (1995), TCVN5938 (1995) trong đó, qui định [M] cho các chỉ tiêu. Ví dụ: Bụi trong không khí có [M] là 0,2 mg/m­­3, hàm lượng SO2 là 0,3 mg/m­­3, NO2 là 0,1 mg/m­­3...

            Khi xem xét các tiêu chuẩn môi trường, có một đặc điểm cần chú ý đó là: Trước khi đạt mức chuẩn [M], môi trường vẫn có thể chấp nhận một số mức thấp hơn, gọi là các mức tạm (MT). Ví dụ [M] của bụi là 0,2 mg/m­­3 song môi trường vẫn chấp nhận các mức tạm (MT), MT có thể là 0,8 mg/m­­3 , 0,6 mg/m­­3, 0,4 mg/m­­3...

          Chú ý đến đặc điểm nêu trên, bài báo đề xuất một phương pháp nhằm khôi phục môi trường song vẫn đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp có tên là “Điều chỉnh chi phí trong khôi phục môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững” hay còn có tên gọi khác là “cơ chế tài chính hoàn thiện dần mức môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững”.

            Cơ sở lý thuyết của phương pháp được dựa trên mô hình kết hợp 2 cực của phát triển bền vững là cực kinh tế và cực môi trường (phát triển bền vững có 3 cực: cực kinh tế, cực môi trường và cực xã hội). Sự kết hợp cực kinh tế và cực môi trường được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 1. Mô hình kết hợp cực phát triển và cực môi trường

            Về mặt thời gian, quy trình có n giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với 1 năm kế hoạch của mỏ.     

            Theo qui trình trên, chi phí để đưa một chỉ tiêu nào đó về môi trường mức [M] được chia nhỏ cho từng năm kế hoạch (năm lập kế hoạch sản xuất của mỏ); mỗi năm kế hoạch có một mức tạm MT, một kết quả kinh tế KT. Sau n năm kinh tế đạt được KTn và môi trườngđạt được [M].

            Một trường hợp cụ thể về xử lý nước thải mỏ theo chỉ tiêu độ pH. Các mỏ than Quảng Ninh hàng năm thải ra một khối lượng nước rất lớn. Ví dụ: mỏ Cọc Sáu là 7 triệu m3/năm. Nước thải mỏ có tính axit cao, độ pH đo được từ 2 - 6,5. Để xử lý độ pH có thể thực hiện các giải pháp sau:

            - Về mặt kỹ thuật: xử lý theo công nghệ sau:

Hình 2. Quy trình công nghệ xử lí nước thải mỏ

              Trong quy trình trên, hoá chất trung hoà làm giảm độ axit của nước thải mỏ, có thể dùng các vật liệu sau:

            Vôi tôi đá     sô đa (Na­­2CO3)       sút ăn da (NaOH).

            Theo chiều mũi tên của 3 hoá chất trên, hoạt chất tăng dần, làm độ pH tăng dần (tính axit giảm dần).

            - Về mặt kinh tế: Theo chiều mũi tên của 3 hoá chất trên, chi phí tăng dần. Chi phí này là chi phí biến đổi trong giá thành (Chi phí cố định là chi phí khấu hao bể chứa và các thiết bị đi kèm).

           Để áp dụng phương pháp đề xuất trên vào thực tế sẽ thực hiện qua các bước sau:

            Bước 1: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của mỏ. Kết quả đánh giá, các chỉ tiêu về môi trường được ghi vào cột M0 của một ma trận (Matrix) (Bảng 3.1). Các hàng của ma trận tương ứng với các yếu tố của các hợp phần môi trường. Các cột tiếp theo M0 là các cột ghi các mức tạm thời MT và mức chuẩn [M] theo mẫu sau:

                               Bảng 3.1. Ma trận xử lý môi trường mỏ

Hợp phần môi trường

Yếu tố của hợp phần

Các chỉ tiêu

M0

MT­1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

MT7

[M]

Thạch quyển

Khối đá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp phủ

Bóc lớp phủ (nghìn m3)

20

 

 

 

 

 

 

 

 

Bề mặt đất

Bị phá hủy (ha)

21,3

20,3

19,3

18,3

17,3

 

 

 

0

Thủy quyển

Nước mặt

Độ pH

3,5

4

4,5

5

6

 

 

 

7

Nước dưới đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khí quyển

Khí gần mặt đất

Hàm lượng bụi (mg/m3)

0,8

0,6

0,4

 

 

 

 

 

0,2

Khí trong đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài nguyên

Thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Động vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoáng sản

Tổn thất than trong khai thác (%)

30

22

20

 

 

 

 

 

[15]

 

 

            Bước 2: Liệt kê danh mục các chỉ tiêu cần xử lý về môi trường trong 5 kế hoạch theo thứ tự ưu tiên. Trong bước 1, danh mục ưu tiên có thể là:

            1. Xử lí độ pH (thủy quyển)

            2. Xử lí ô nhiễm bề mặt đất (thạch quyển)

            3. Xử lí bụi (khí quyển)

            4. Xử lí lớp phủ bị bóc (thạch quyển)

            5. Xử lí tổn thất trong khai thác than (hợp phần tài nguyên)

            Cần chú ý một điều là: danh mục các chỉ tiêu cần xử lý chỉ là các chỉ tiêu gây ô nhiễm thông thường, còn các hoạt động khai thác gây ra các sự cố môi trường hoặc các thảm hoạ môi trường như sập hầm lò, nổ khí trong mỏ... thì không đưa vào danh sách này. Các sự cố môi trường cần được xử lý ngay và không có tính toán kinh tế.

            Bước 3: Từ bước này sẽ lần lượt phân tích kinh tế - môi trường cho từng chỉ tiêu theo thứ tự ưu tiên qua các bước nhỏ hơn. Theo danh mục ưu tiên nêu trên có các bước tiếp theo:

            Bước 3.1: Phân tích kinh tế - môi trường trong xử lý độ pH

            Lập một bảng so sánh các phương án tỷ suất lợi nhuận khai thác than và độ pH theo bảng sau (Bảng 3.2). Các tính toán trong bảng 3.2 dựa vào 2 thông số cơ bản của 5  kế hoạch là giá bán than là 1,460 ngđ/T, giá thành khai thác là 1,020 ngđ/T.

                                            Bảng 3.2. Các phương án tỷ suất lợi nhuận và độ pH

Phương án

 

Chi phí sản xuất (ngđ/T)

Chi phí tăng thêm do xử lý độ pH (ngđ/T)

Tổng chi phí (ngđ/T)

Lợi nhuận (ngđ/T)

Tỷ suất lợi nhuận (6)= (5)/(4) (%)

 

Độ pH

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

1020

0

1020

440

43

3,5

2

1020

24

1044

416

42

4

3

1020

43

1087

373

34

4,5

4

1020

53

1140

320

28

5

5

1020

63

1203

257

21

6

6

1020

83

1286

174

13

7

 

            Căn cứ vào điều kiện của 5 kế hoạch sẽ chọn một trong 6 phương án trên.Ví dụ chọn phương án 4, tuy ở phương án này độ pH chưa đạt mức chuẩn [M] (có pH =7), song tỷ suất lợi nhuận vẫn còn cao (28%). Kết thúc bước 3.1.

          Bước 3.2: Ở bước này tiếp tục phân tích kinh tế - môi trường cho chỉ tiêu ưu tiên thứ 2 là “xử lý ô nhiễm bề mặt đất”.Trong bước 3.2, chuyển số liệu từ bước 3.1 (phương án 4) để lập một dãy các phương án xử lý ô nhiễm bề mặt đất (Bảng 3.3).

                                                         Bảng 3.3. Các phương án xử lý môi trường bề mặt đất

Phương án

Chi phí sản xuất và môi trường sau bước 3.1

Diện tích bề mặt đất cần xử lý môi trường (ha)

Chi phí tăng do xử lý môi trường mặt đất (ngđ/T)

Tổng chi phí (ngđ/T)

Lợi nhuận (ngđ/T)

Tỷ suất lợi nhuận (%)

(1) 

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

1140

1

5

1145

315

27

2

1140

2

10

1150

310

26

3

1140

3

15

1155

305

26

4

1140

4

20

1160

300

25

5

1140

5

25

1165

295

25

            Ở bước 3.2 này có thể chọn phương án 5 là phương án xử lý môi trường cho 5 ha bề mặt đất tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 25%. Từ bước 3.1 đến bước 3.2 ta thấy, đã nâng được độ pH từ 3,5 lên 5, xử lý được 5ha ô nhiễm môi trường, nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm từ 43% xuống 28% rồi 25%. Quá trình cứ tiếp tục theo danh mục các chỉ tiêu ưu tiên đã nêu trên. Có thể dừng lại trước khi đến danh mục 5 nếu xét thấy tỷ suất lợi nhuận xuống quá thấp, không đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các danh mục môi trường còn lại chuyển sang 5 kế hoạch tiếp theo.

            4. Kết luận

            “Phương pháp điều chỉnh chi phí trong khôi phục môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững” hay “cơ chế tài chính hoàn thiện dần mức môi trường để than Việt Nam phát triển bền vững” được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề môi trường các mỏ than ở Việt Nam. Ngoài các mỏ than, phương pháp này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp của các ngành kinh tế khác.

            TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2011), Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản

2. Chương trình nghị sự 21 quốc tế và Tuyên bố chung về phát triển bền vững, Hội nghị thượng đỉnh RIO 92 về “Môi trường và Phát triển”.

3. Đặng Như Toàn (1990), Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

4. IFC - Tập đoàn Tài chính quốc tế (thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới WB), Banking on sustainability report.

5. Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (12/2014), "Tài chính phát triển phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình".

6. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 403/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 về phê duyệt “Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”.

Ý kiến của bạn