Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Phân tích chi phí - lợi ích khai thác điện gió khu vực Bạc Liêu

14/12/2015

   Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn năng lượng nói chung đang ngày càng trở nên cấp thiết nhằm phục vụ hoạt động sống của con người. Những năm gần đây, thay vì sử dụng các nhiên liệu không tái tạo gây tác động tiêu cực cho môi trường, con người đang cố gắng chuyển sang khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch như gió, mặt trời, nước… Việt Nam hiện có dự án điện gió Bạc Liêu đang hoàn thiện giai đoạn 2, xây dựng 62 turbine gió, phục vụ nhu cầu điện của người dân khu vực Bạc Liêu và quốc gia.

   Áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chúng ta có cái nhìn cụ thể tính hiệu quả về hoạt động khai thác năng lượng gió của Dự án điện gió Bạc Liêu. Đặc biệt, bài nghiên cứu sẽ tính toán lượng khí CO2 (quy đổi) giảm thiểu khi công trình đi vào hoạt động khai thác năng lượng gió để sản xuất điện. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy dự án điện gió Bạc Liêu đóng góp hiệu quả kinh tế và môi trường cho khu vực, với các chỉ số kinh tế dự án trong giai đoạn 20 năm là NPV khoảng 1.384 tỷ VND (r=10%) và khoảng 456,8 tỷ VNĐ (r=12%), BCR=1,263 (r=10%) và IRR=12,985 (> r); lượng khí CO2 giảm thiểu hàng năm là 181 440 000 (kg-CO2). Từ kết quả thu được, xin đóng góp một số khuyến nghị trong chính sách của Nhà nước nhằm hướng đến việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tái tạo năng lượng gió.

   Nowadays, along with the development of science and technology, energy becomes increasingly crucial for human activities. In recent years, instead of using non-renewable fuels causing negative impacts to the environment, new cleaner fuels from, for example, wind, sun, and water, etc have been being tried and used. Currently, the Wind Power Project in Bac Lieu, Viet Nam has completed phase 2 with the construction of 62 wind turbines serving the demand of the region and nationwide.

   Applying the cost-benefit analysis approach, we can have a specific view on the operation efficiency of the Bac Lieu project. In particular, the study will calculate the amount of CO2 which is minimized by the Bac Lieu Wind Power project. Specifically, the research’s results show that wind projects effectively bring back economic and environmental benefits for the region, with economic indicators in 20 years are: NPV about 1.384 billion VND (r=10%) and about 456.8 billion VND (r=12%), BCR=1,263 (r=10%) and IRR=12,985 (>r); the amount of CO2 mitigation annually is 181 440 000 (kg-CO2). From the results, it is important to have some policy recommendations in Viet Nam for more effective wind energy development.

   I. MỞ ĐẦU

   Năng lượng gió trên thực tế đã được con người biết đến và khai thác nhằm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày từ hàng nghìn năm trước. Công dụng cổ xưa nhất của năng lượng gió được biết đến là chạy thuyền buồm. Đến nay, việc nghiên cứu và phát triển rộng rãi hoạt động khai thác năng lượng gió đang được các nước trên thế giới nhận thức rất rõ ràng, rất nhiều nước đã xem năng lượng gió là chiến lược nòng cốt để phát triển kinh tế như Đan Mạch, Trung Quốc, Ba Lan, Thụy Điển…

   Ở Việt Nam, hoạt động khai thác tài nguyên với quy mô lớn đã diễn ra từ khoảng giữa thế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ XX. Luật BVMT được Quốc hội ban hành năm 1993, 2005, 2014 và Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ năm 2003 đã chỉ rõ chủ trương của Nhà nước là ưu tiên khai thác nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Theo kết quả khảo sát của Chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp 200 lần công suất của Nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.

   Đối tượng được chọn trong nghiên cứu là “Dự án đầu tư xây dựng công trình điện gió Bạc Liêu” - một trong những dự án tiên phong trong việc áp dụng công nghệ nước ngoài khai thác điện gió tại Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu tổng hợp về năng lượng gió, sản lượng điện khu vực, các luật và nghị định về buôn bán khí thải, nhóm tác giả đã phân tích chi phí - lợi ích của dự án, đồng thời tính toán được lượng giảm phát thải khí CO2 khi sản xuất điện bằng các turbine gió Dự án điện gió Bạc Liêu. 

TS. Trần Thanh Lâm

Học viện Hành chính Quốc gia

CN. Nguyễn Linh Chi

Khoa Môi Trường, Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 11 - 2015)

Ý kiến của bạn