Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Kết quả tận dụng bùn nước cấp làm gạch nung

19/01/2016

   Kết quả phân tích thành phần bùn phát sinh từ các nhà máy cấp nước tại tỉnh Bình Dương với nguồn nước sông cho thấy bùn có hàm lượng tương đương đất sét, do đó có thể tận dụng để sản xuất gạch nung. Bùn nước cấp với tỷ lệ thay thế đất sét đến 40% vẫn cho gạch đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung (M50) trong đó cường độ nén đạt 7,5MPa; độ hút nước 13,6%; cường độ uốn 1,9 MPa. Ngoài mục đích tái sử dụng bùn nước cấp nhằm giảm chi phí xử lý bùn, biện pháp này còn tiết kiệm tài nguyên, mang lại hiệu quả kinh tế.

   Analysis results of comparing sludge from drinking water factories in Binh Duong and river water show that the sludge and clay soil have similar components and hence, the sludge can be used for making bricks. The sludge with clay replacing rate of up to 40% can produce bricks meeting Vietnamese TCVN standards 1450:2009 (M50) with compression capacity of 7.5MPa, water absortion capacity of 13.6% and bending degree of 1.9MPa. Apart from the purpose of reusing the sludge to minimize sludge treatment costs, this measure serves resource saving purposes.

   1. Giới thiệu

   Theo truyền thống, vật liệu xây dựng ở nước ta thường là gạch nung với vật liệu là đất sét. Các công trình xây dựng nhà ở, trung tâm thương mại, cầu đường, các nhà máy, xí nghiệp đòi hỏi một lượng lớn nguyên vật liệu xây dựng và việc khai thác đất đá nói chung trong đó có đất sét tự nhiên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy việc thay thế nguyên vật liệu xây dựng thông thường đang được đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây đặc biệt trong lĩnh vực xử lý chất thải nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững. Một trong những nổ lực nghiên cứu sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng: chất thải từ quá trình sản xuất giấy, tro lò đốt, bùn thải từ nhà máy dệt nhuộm, xỉ than, xỉ thép, tro trấu, bùn khô công nghiệp…

GS.TS. Nguyễn Văn Phước,
ThS. Nguyễn Hoàng Lan Thanh

Viện Môi Trường & Tài nguyên

ThS. NCS Nguyễn Thanh Phong

Xí nghiệp Xử lý nước thải Thủ Dầu Một

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 12 - 2015)

Ý kiến của bạn