Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

Đề xuất cơ sở khoa học và quy trình phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng

04/10/2018

TÓM TẮT

     Trong quy hoạch BVMT, phân vùng chất lượng nước (CLN) theo mục đích sử dụng là một dạng của phân vùng chức năng môi trường.Mặc dù việc xác định CLN là hoạt động chính trong phân vùng CLN theo mục đích sử dụng song cần xem xét đánh giá đến các yếu tố nội tại và bên ngoài khác có liên quan như: Nhu cầu sử dụng nước, giá trị bảo tồn, bảo vệ nguồn nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải… Quy trình phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng được đề xuất với 9 bước thực hiện: Thu thập thông tin, số liệu,các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT - XH), các kế hoạch BVMT có liên quan đến CLN tại lưu vực; Thực hiện khảo sát thực địa sông; Xác định phạm vi tiểu vùng; Xác định hiện trạng và xu hướng lượng nước thải tại lưu vực; Xác định hiện trạng và xu hướng CLN sông; Xác định giá trị bảo tồn, bảo vệ tại sông; Xác định khả năng tự làm sạch của sông; Xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

     Từ khóa:Quy trình, CLN sông, mục đích sử dụng.

I. Mở đầu

    Phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng là hoạt động cần thiết nhằm góp phần quản lý nguồn nước một cách hiệu quả. Việc sắp xếp các mục đích sử dụng nguồn nước theo thứ tự ưu tiên nhằm hỗ trợ để đạt được sự cân bằng hợp lý cho các hoạt động quản lý môi trường nước sông đạt hiệu quả bền vững hơn.

    Trên thế giới phân vùng CLN được thực hiện là một bước của phân vùng CLN theo mục đích sử dụng, trong khi đó ở Việt Nam, do cách tiếp cận chỉ tập trung vào CLN nên đa phần các nghiên cứu đã thực hiện, hoặc chưa đề cập, hoặc có đề cập đến các yếu tố nội tại và bên ngoài có ảnh hưởng đến CLN, song lại không gắn kết các yếu tố này vào quy trình phân vùng CLN theo mục đích sử dụng, do vậy đã hạn chế đến hiệu quả quản lý CLN.

    Trên cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CLN sông “Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học và quy trình phân vùng CLN theo mục đích sử dụng” được thực hiện.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

    Xây dựng cơ sở khoa học và quy trình phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu nghiên cứu: Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có  liên quan đến cơ sở khoa học và  quy trình phân vùng CLN theo mục đích sử dụng trong và ngoài nước.

- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu dự kiến các tiêu chí phân vùng CLN theo mục đích sử dụng trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại và bên ngoài với CLN sông. Sau đó lấy ý kiến 30 chuyên gia để lựa chọn tiêu chí. Cơ sở lựa chọn tiêu chí: Tập hợp ý kiến đồng thuận của các chuyên gia  >75%.

- Kỹ thuật Delphi: Delphi được thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm để giúp lượng hóa hỗ trợ việc lựa chọn, phân hạng mức độ các tiêu chí và xếp hạng phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng. Nghiên cứu đề xuất 3 mức độ phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng cho các tiêu chí đã lựa chọn để tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia. Cơ sở lựa chọn tiêu chí: Tập hợp ý kiến đồng thuận của các chuyên gia  >75%.

III. Kết quả nghiên cứu

3.1. Cơ sở thiết lập phân đoạn mục tiêu  CLN sông

3.1.1. Cơ sở khoa họcphân vùng chất lương nước theo mục đích sử dụng

    Cơ sở khoa học phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng là căn cứ để thực hiện và đưa ra kết quả phân vùng và thực hiện các hoạt động bảo vệ CLN sông nói riêng, BVMT lưu vực sông nói chung.

    Sau đây các vấn đề chính về  cơ sở khoa học phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng:

Cách tiếp cận phân vùng CLNsông theo mục đích sử dụng:

- Cách tiếp cận quản lý tổng hợp: Một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước đã được quy định trong Luật Tài nguyên nước: “Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính” và “Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và CLN; giữa thượng lưu và hạ lưu,…”. Sự phát triển KT - XH không thể bền vững nếu CLN sông không đáp ứng mục đích sử dụng. Ý nghĩa quản lý tổng hợp ở đây còn thể hiện về việc xem xét các khía cạnh liên quan đến phân vùng CLN theo mục đích sử dụng tại đoạn sông/dòng sông nhằm góp phần đảm bảo những sự lựa chọn phương án phát triển KT - XH có hiệu quả lâu dài thông qua sự phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các đối tượng sử dụng nước.

- Cách tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận hệ thống về mục đích sử dụng nước sông để phân chia các đoạn sông nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT nước sông. Theo cách tiếp cận hệ thống thì phân vùng CLN sông liên quan đến nhiều yếu tố như đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT - XH (hiện trạng và quy hoạch nhu cầu sử dụng nguồn nước, hiện trạng và xu hướng diễn biến CLN sông, …). Mỗi đoạn sông vừa có những sắc thái riêng, vừa có những đặc trưng chung của dòng sông. Cách tiếp cận này được thực hiện thông qua các vấn đề như: Xem xét lợi ích của các đối tượng sử dụng nước; Lựa chọn đối tượng sử dụng nước tại những khu vực nhạy cảm, lợi ích của đối tượng sử dụng nước cần được bảo vệ về số lượng và CLN; Đánh giá mục đích CLN cần được bảo vệ tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với đối tượng sử dụng nước tại những khu vực nhạy cảm; Lựa chọn các yếu tố CLN để xây dựng kế hoạch bảo vệ, quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng, tiểu vùng.

- Cách tiếp cận sinh thái: Có thể xem mỗi dòng sông là một hệ thống các hệ sinh thái với những chức năng sinh thái nhất định. Hệ sinh thái sông có nhiều đặc trưng như dòng nước chảy một chiều không dừng; thay đổi liên tục về trạng thái vật lý, hóa học; không đồng nhất về mặt không gian, thời gian.

Phân vùng CLN theo mục đích sử dụng là một loại phân vùng môi trường trong quy hoạch môi trường

    Trong quy hoạch môi trường thướng phân ra các cách tiếp cận phân vùng môi trường là: Phân vùng cảnh quan, phân vùng chức năng, phân vùng hiện trạng chất lượng và phân vùng theo mục đích sử dụng[4,7]. Do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau nên mỗi loại phân vùng môi trường có những đặc điểm riêng như:

- Phân vùng cảnh quan trên cơ sở sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần như địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, thực vật trên cơ sở áp dụng các phương pháp địa lý là chủ yếu.

- Phân vùng chức năng môi trường được thực hiện với đối tượng chủ yếu là sử dụng hợp lý tài nguyên để phát triển các lĩnh vực KT - XH trên phạm vi đơn vị diện tích đất.

- Phân vùng hiện trạng chất lượng xem xét cho các thành phần môi trường đơn lẻ: Không khí, nước,... với kết quả phân vùng phụ thuộc vào các kết quả quan trắc môi trường so với QCVN 08/2015 BTNMT. Một số nghiên cứu đã sử dụng các phần mềm tính toán diễn biến CLN trong sông theo thời gian và không gian, tương ứng với các điều kiện biên thủy lực qua các công cụ mô hình MIKE, QUAE 2K.

- Phân vùng theo mục đích sử dụng: Phân vùng được thực hiện trên cơ sở kết hợp các yếu tố có liên quan từ các loại phân vùng nêu trên.

Phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng là một dạng của quy hoạch vùng chức năng môi trường.

    Chức năng môi trường nguồn nước thể hiện trên cơ sở cụ thể hóa các chức năng cơ bản môi trường (không gian sống của con người và các loài sinh vật, nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật, nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người). Chức năng sử dụng nguồn nước bao gồm cả loại sử dụng có tiêu hao (cung cấp nước) và không tiêu hao (chức năng điều hòa,văn hóa - xã hội, hỗ trợ sinh thái). Hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các chức năng của nước sông. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong đó tiêu biểu là nghiên cứu của Cục Tài nguyên nước thực hiện năm 2015 [1].

    So với kết quả nghiên cứu về các chức năng của nguồn nước có thể nhận thấy, CLN sông theo mục đích sử dụng là một phần hoạt động thuộc chức năng môi trường (Bảng 1).

 

Bảng 1. Chức năng và mục đích sử dụng nước sông

Chức năng nguồn nước [1]

Mục đích sử dụng nước mặt

(QCVN 08/2015 BTNMT) [2]

Cung cấp nước: Cung cấp nước cho tưới, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát điện, công nghiệp.

- Điều hòa: Điều tiết một phần dòng chảy, tiêu thoát nước, tiêu thoát lũ, tiếp nhận nước thải.

- Chức năng văn hóa - xã hội: Giải trí, du lịch, tạo môi trường cảnh quan, tinh thần và quân sự.

- Hỗ trợ sinh thái: Cung cấp nguồn dinh dưỡng, phù sa, phục hồi sinh thái, cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho các loài thủy sinh.

- Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2 (Hạng A1)

- Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 (Hạng A2)

- Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu CLN tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 (Hạng B1)

- Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp (Hạng B2)

 

 

    Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về sự phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất của vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh KT - XH của vùng. Trên quan điểm, phân vùng CLN theo mục đích sử dụng là một dạng của quy hoạch vùng chức năng môi trường, nghiên cứu  đề xuất cụ thể các đặc điểm và định hướng BVMT cho các tiểu vùng sông (Bảng 2).

    Trong nghiên cứu Quy hoạch môi trường thường phân ra 4 tiểu vùng là (i) Tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ, (ii) Tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường, (iii) Tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển) (iv) Tiểu vùng phục hồi [3, 5]. Theo mục đích sử dụng (Bảng 2). Đối với phân vùng CLN theo mục đích sử dụng dòng sôngđược coi là “vùng” bao gồm nhiều đoạn sông gọi là “tiểu vùng”. Đề xuất phân vùng sông theo mục đích sử dụng được thể hiện tại Bảng 2.

 

Bảng 2. Đề xuất phân vùng sông theo mục đích sử dụng

TT

Loại

tiểu vùng

Đặc điểm

 

1

Tiểu  vùng bảo tồn, bảo vệ.

    Loại tiểu vùng 1: Đoạn sông là môi trướng sống của các sinh vật được ưu tiên bảo vệ theo quy định (Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, loài sinh vật đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử)

    Loại tiểu vùng 2: Đoạn sông cần quan tâm quản lý hệ sinh thái đặc thù do vị trí là cửa sông, nước bị nhiễm mặn.

Loại tiểu vùng 3: Đoạn sông có các công trình bảo tồn, bảo vệ nằm sát sông.

2

Tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện  môi trường

Đoạn sông ở vị trí CLN cần đáp ứng với mục đích sử dụng là cung cấp nước sinh hoạt.

3

Tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển)

Đoạn sông ở vị trí có ảnh hưởng tới CLN cần đáp ứng với mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt tại các tiểu vùng ở hạ lưu. Ở đây, nếu phát triển KT - XH hơn nữa so với hiện tại sẽ có nguy cơ gây rủi ro về môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

4

Tiểu vùng phục hồi

Đoạn sông có chất lượng môi trường nước xấu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Ưu tiên trên hết cho mục tiêu ở đây là khôi phục CLN về ngưỡng an toàn.

 

Phân vùng CLN là một bước thực hiện của phân vùng theo mục đích sử dụng:

    Phân vùng CLN theo mục đích sử dụng cần xem xét đến nhiều vấn đề có liên quan như CLN, nhu cầu sử dụng nước, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải, phát triển KT - XH, giá trị bảo tồn, bảo vệ nguồn nước... Hay nói cách khác, mặc dù yếu tố CLN giữ vai trò quan trọng để phân vùng CLN theo mục đích sử dụng, song vẫn cần xem xét đến các yếu tố nội tại và bên ngoài khác có liên quan đến CLN.

Đề xuất các tiêu chí phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng:

    9 tiêu chí chính về các yếu tố nội tại và bên ngoài ảnh hưởng đến CLN sông được lựa chọn. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể, mỗi tiêu chí lại được xếp hạng theo mức điểm từ tốt đến xấu (tương ứng với 1 - 3 điểm) (Bảng 3)

 

Bảng 3. Đề xuất các tiêu chí phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng

 

  1.  

 

Tiêu chí

Mức độ

  1.  
  1.  
  1.  

Nội vi

  1.  

Vị trí tiểu vùng

Thượng lưu)

Trung lưu

Hạ lưu

2

Giá trịbảo tồn, bảo vệ

Môi trường sống của cácsinh vật quý hiếm

Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cạnh bờsông

Đoạn sông có hệ sinh thái đa dạng phong phú vùng cửa sông và ngập mặn.

3

Hiện trạng CLN

A1 – A2

< A2 – B1

< B1 - < B2

4

Dự kiến CLN trong tương lai

Được cải thiện

Như cũ

Xấu đi

5

Khả năng tự làm sạch

  •  

(Cáo gấp > 1 lần so với KNTLS trung bình)

Trung bình

(≤ 0,8 - 1 lần so với KNTLS trung bình)

  •  
  •  

Ngoại vi

6

Nhu cầu sử dụng nước

Cấp nước sinh hoạt

(A1 – A2)(*)

Cấp nước cho các mục đích có yêu cầu CLN

(< A2 – B1)(*)

Cấp nước cho các mục đích có yêu cầu CLN

(< B1 - < B2)(*)

7

Nhu cầu sử dụng nước trong tương lai

A1 – A2(*)

< A2 – B1(*)

< B1 - < B2(*)

8

CLN sau tiếp nhận hợp lưu

CLN được cải thiện sau khi nhận hợp lưu

CLN không thay đổi nhiều sau khi nhận hợp lưu

CLN xấu đi sau khi nhận hợp lưu

9

Quy hoạch thoát nước và hệ thống xử lý nước thải

> 70 % lượng nước thải được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn thải

> 50% - 70 % lượng nước thải được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn thải

< 50% lượng nước thải được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn thải

(*) QCVN 08 BTNMT, 2015

 

Phương pháp/công cụ sử dụng chỉ số để đánh giá CLN:

    Chỉ số CLN (Water Quality Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính toán từ 1 nhóm thông số đại diện về CLN. WQI được xem là một công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, quản lý chất lượng môi trường nước nói riêng. WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 - 1970. Sau đó, WQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở các quốc gia khác như: Ấn Độ, Canađa, Chilê, Anh, Wales, Đài Loan, Ôxtrâylia, Malaixia…

    Ở Việt Nam, nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP. Hồ Chí Minh, năm 2008 do Lê Trình và CS. thực hiện là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về phân vùng CLN theo WQI. Trong đề tài của Sở KH&CN Hà Nội “Nghiên cứu phân vùng CLN các sông, hồ trên địa bàn Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ”, 2010, Lê Trình và CS. đã xây dựng được hệ thống chỉ số WQI cho các sông, hồ trên địa bàn Hà Nội. Đây là mô hình đề xuất dựa theo cải tiến mô hình NFS-WQI của Mỹ[3]. Đáng lưu ý là các nghiên cứu của Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2011 “Quy hoạch BVMT lưu vực sông Cầu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, thực hiện giai đoạn 2013 - 2016 “Phân vùng môi trường phục vụ quản lý và cải thiện chất lượng các đoạn sông thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy” đều sử dụng công cụ WQI để phân đoạn CLN sông[5, 6].

    Thực tế cho thấy, công cụ WQI thể hiện nhều ưu điểm khi áp dụng để xác định CLN như so sánh đánh giá một cách hệ thống theo không gian, thời gian. Đây cũng là công cụ chính nghiên cứu áp dụng trong phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

3.2. Đề xuất quy trình phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng

    Nghiên cứu đề xuất quy trình thực hiện phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng gồm 9 bước.

Bước 1: Thu thập thông tin, số liệu, các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kế hoạch BVMT có liên quan đến CLNtại lưu vực

    Các thông tin/dữ liệu cần thu thập để xác định phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng bao gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên (địa hình, điều kiện khí tượng thủy văn,…), KT - XH (dân số, kinh tế, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải…), BVMT chính (các chỉ tiêu BVMT, hiện trạng và định hướng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung…).

Bước 2: Thực hiện khảo sát dòng sông

    Mục đích khảo sát thực địa phục vụ các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng. Khảo sát thực địa luôn gắn liền với mục đích và nội dung thiết kế phân vùng CLN sông theo mục đích  sử dụng như: Xem xét các nguồn thải chính đổ ra sông, vị trí các nhà máy nước, vị trí lấy mẫu nước... Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng nữa cần thực hiện tại thực địa là xem xét các vị trí các hợp lưu nhằm phục vụ cho bước thực hiện tiếp theo (xác định phạm vi tiểu vùng).

Bước 3: Đánh giá hiện trạng, xu hướng nhu cầu sử dụng nước sông

    Việc xác định nhu cầu, hiện trạng và định hướng mục đích sử dụng nguồn nước tại các đoạn sông được thực hiện trên cơ sở:

- Dựa theo phương pháp tính toán:

+ Dựa theo ý kiến của cộng đồng tại khu vực đoạn sông/dòng sông.

+ Dựa theo các định hướng phát triển KT - XH và BVMT có liên quan đến nhu cầu sử dụng nguồn nước.

Bước 4: Xác định hiện trạng và xu hướng lượng nước thải tại lưu vực

    Mục đích ước tính lượng nước từ các nguồn thải trong hoạt động “Xác định phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng”:

- Xác định các nguyên nhân, mức độ gây ảnh hưởng tới CLN sông.

- Làm cơ sở cho việc xem xét xác định phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

    Xác định lượng nước thải phát sinh từ các nguồn thải khác nhau trên lưu vực, được đã áp dụng theo phương pháp đánh giá nhanh dựa trên các hệ số ô nhiễm và số liệu niên giám thống kê để thực hiện. Ưu điểm của phương pháp này là thuận tiện, dễ thực hiện, không cần đầu tư nhiều (về nguồn lực, kinh phí, thời gian…), nguồn số liệu sử dụng để tính toán chính thống và đáp ứng, giá trị của phương pháp đạt được mức tin cậy nhất định. Kết quả thu được cho phép có định hướng tổng thể để có những triển khai tiếp các hoạt động có liên quan về BVMT lưu vực.

Bước 5: Xác định hiện trạng và xu hướng CLN sông

    Căn cứ trên hiện trạng CLN, dự báo xu hướng diễn biến CLN trong tương lai được thực hiện chủ yếu trên cơ sở phương pháp đánh giá nhanh xu hướng ô nhiễm nước bằng công cụ các định mức (Hệ số ô nhiễm, hệ số sử dụng nước, hệ số thoát nước) và các mô hình về CLN. Cơ sở để xác định xu hướng mức độ ô nhiễm nước sông trong tương lai được gắn kết giữa hệ só ô nhiễm với các dữ liệu có liên quan được đưa ra trong quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch tài ngyên nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch BVMT… tại lưu vực.

Bước 6: Xác định giá trị bảo tồn, bảo vệ tại sông

    Các loại giá trị: Trong phân vùng CLN theo mục đích sử dụng đối với giá trị  bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái nhiễm mặn tác giả đề xuất 3 loại (i) Đoạn sông là môi trường sống của các sinh vật quý hiếm cần bảo tồng, bảo vệ (ii) Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cạnh bờ sông (iii) Đoạn sông có hệ sinh thái đa dạng phong phú vùng cửa sông và ngập mặn.

Bước 7: Xác định khả năng tự làm sạch của sông

    Khả năng tự làm sạch nước sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lưu lượng, mức độ, tính chất ô nhiễm nguồn thải; mức độ, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, mức độ xáo trộn, tính chất nước dòng tiếp nhận… Khả năng tự làm sạch của các dòng sông/đoạn sông (Vùng/tiểu vùng) không giống nhau. Khả năng tự làm sạch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới CLN, từ đó kéo theo ảnh hưởng tới phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

    Để thuận lợi cho phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng, nghiên cứuđề xuất 3 mức: Khả năng tự làm sạch cao, trung bình và thấp tại mỗi dòng sông. Việc xác định mức độ tùy thuộc vào khả năng tự làm sạch thực tế của dòng sông để phân loại mức độ.

Bước 8: Xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng:

    Yêu cầu cao nhất về chất lượng CLN sông theo mục đích sử dụng được xác định tại mỗi tiểu vùng.

    Tổng số điểm của 9 tiêu chí được xác định trên cơ sở điểm cụ thể của từng tiêu chí tại tiểu vùng (Bảng 3). Phân vùng CLN theo mục đích sử dụng đươc được xây dựng trên cơ sở các điểm quan trắc có tương đồng các tiêu chí theo 3 nhóm mức hạng sau:

- Nhóm 1 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có CLN tốt theo mục đích sử dụng: ≤ 12.

- Nhóm 2 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có CLN trung bình theo mục đích sử dụng: > 12 - 17.

- Nhóm 3 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có CLN xấu theo mục đích sử dụng: ≥ 18).

IV. Kết luận

1. Phân vùng CLN là một bộ phận chính trong phân vùng CLN theo mục đích sử dụng. Ngoài yếu tố xem xét đánh giá về CLN, phân vùng CLN theo mục đích sử dụng còn cần xem xét đánh giá đến các yếu tố nội và ngoài vi có liên quan như: Nhu cầu sử dụng nước, giá trị bảo tồn, vệ vệ nguồn nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải…

2. Quy trình phân vùng CLN sông với 9 bước thực hiện: Thu thập thông tin, số liệu, các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, KT - XH, các kế hoạch BVMT có liên quan đến CLN tại lưu vực; Thực hiện khảo sát thực địa sông; Xác định phạm vi tiểu vùng; Xác định phạm vi tiểu vùng; Xác định hiện trạng và xu hướng lượng nước thải tại lưu vực; Xác định hiện trạng và xu hướng CLN sông; Xác định giá trị bảo tồn, bảo vệ tại sông; Xác định khả năng tự làm sạch của sông; Xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và phân vùng CLN sông theo mục đích sử dụng.

 

 

Cái Anh Tú

                     1Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên

  (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt III năm 2018) 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giang Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tống Thị Liên(2015),Nghiên cứu phân vùng chức năng nguồn nước trên các lưu vực sông quản lý tài nguyên nước, Bản tin tức Cục Quản lý nước, Bộ TN&MT.
  2. QCVN 08/2015 BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN mặt
  3. Lê Trình (2008), Nghiên cứu phân vùng CLN theo các chỉ số CLN (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh.
  4. Trịnh Thị Thanh, Nguyên Văn Lâm, Nguyễn Kim Ngọc, Vũ Quyết Thắng, Trần Yêm (2000), Phương pháp luận quy hoạch môi trường và ứng dụng quy hoạch môi trường sơ bộ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, Dự án nghiên cứu, Cục Môi trường.
  5. Tổng cục Môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường, 2010.“Đánh giá CLN mặt sông Cầu, dựa trên các kết quả đạt được 2010 – 2012”. Nhiệm vụ: Phân vùng môi trường phục vụ quản lý và cải thiện chất lượng các đoạn sông thuộc lưu vực sông Cầu.
  6. Tổng cục Môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường, 2016. Phân vùng môi trường phục vụ quản lý và cải thiện chất lượng các đoạn sông thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy 2013 - 2016.
  7. Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT. Bộ TN&MT (2017), Tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch BVMT,Dự án Tăng cường năng lực thực hiện các công ước RIO.

PROPOSED THE SCIENTIFIC BASIS AND ZONING  PROCESSES OF

RIVER WATER QUALITY BY  PURPOSE OF USE

Cái Anh Tú 1

1Faculty of Environmental Science, Hanoi University of Science

Abtract:

   Inenvironmental protection plan, zoning water quality according to purposes of using water is a form of zoning environmental functions. Although the determination of water quality is a major activity in zoning water quality for purposes of use.However, consideration should be given to other external and internal factors such as water demand; conservation and protection value of water source, water resources plan, waste water drainage and treatment of plan ... The process of zoning the river water quality according to the purposes of using water is proposed with 9 steps: Collecting information, data, main characteristics of natural, socio-economic conditions, environmental protection plans related to water quality in the basin; Conducting field surveys; Determining the scope of the subregion; Determining the status and trends of wastewater discharge in the basin; Determining the status and trend of river water quality; Determining value of river conservation and protection; Determining the self-purification ability of the river; Determining the priority of using water; Classifying and zoning river water quality according to its purposes of using water.

Key words: process, river water quality, purpose of use.

Ý kiến của bạn