Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 23/01/2025

Hội thảo về chính sách phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới

19/10/2016

     Từ ngày 5 - 6/10/2016, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Quỹ FES và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã tổ chức Hội thảo  về chính sách phát triển “Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới” nhằm trao đổi thông tin đa chiều và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về pháp luật và giám sát công đối với năng lượng nguyên tử; các tác động môi trường và xã hội; chất thải và chi phí trong suốt vòng đời của điện hạt nhân và các giải pháp năng lượng thay thế.

 

 

     Mặc dù điện hạt nhân có hệ số công suất cao, tốn ít diện tích nhưng lại không phải là loại năng lượng bền vững, giá thành đắt và không góp phần giảm thiểu phát thải. Do đó, nó không phải là công nghệ năng lượng của tương lai. Đặc biệt, khi hết tuổi thọ, nhà máy điện hạt nhân phải tốn thêm chi phí xử lý chất thải hạt nhân và chi phí tháo dỡ. Những chi phí này thậm chí còn lớn và tốn kém nhiều thời gian hơn chi phí và thời gian xây dựng nhà máy.

     Tại Hội thảo, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại với những rủi ro, thách thức đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam khi nhìn thấy tỉ trọng đóng góp của điện hạt nhân hiện không đáng kể (dự kiến 3,6% công suất vào năm 2030). Các đại biểu cho rằng cần xem xét kỹ vấn đề vốn đầu tư, sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, vấn đề an toàn, quản lý chất thải, tính minh bạch. Giải pháp thay thế tập trung vào tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiêu quả, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế sử dụng ít năng lượng và đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo.

 

Hoàng Đàn

Ý kiến của bạn