Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 21/01/2025

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên các đảo và khu vực ven bờ biển ở Việt Nam: Nhìn nhận từ chính sách đến thực tiễn

03/01/2025

    Bài viết đề cập tới vấn đề thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đảo và khu vực ven biển ở Việt nam nhìn nhận từ các chính sách đến thực tiễn, bao gồm các chủ trương, định hướng của Đảng đến những quy định của pháp luật, nhất là Luật BVMT năm 2020 và các chính sách liên quan khác như quy hoạch. Đối với quy định của Luật BVMT năm 2020, cụ thể hóa bằng Nghị định số 08/NĐ-CP ban hành ngày 10/1/2022 và Thông tư số 02/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 hướng dẫn của Bộ TN&MT. Bài viết cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc hiện nay khi triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến xử lý CTRSH trên các đảo, khu vực ven bờ. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện công tác xử lý CTRSH của các đảo, khu vực ven bờ ở Việt Nam hiệu quả, đáp ứng với thực tiễn và thực thi những quy định của Luật BVMT năm 2020 đã quy định.

1. Khái quát về các đảo, ven bờ và sự cần thiết phải xử lý chất thải rắn sinh hoạt

    Việt Nam có không gian biển lớn gấp ba lần so với diện tích phần đất liền, trong đó có hơn 3.000 đảo và hải đảo ngoài khơi - Hoàng Sa và Trường Sa. Đường bờ biển dài 3.260 km (chưa tính bờ của các đảo), đường bờ biển trải dài thuộc 28 tỉnh/thành phố ven biển. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, do vậy, có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái điển hình như đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển, ô nhiễm môi trường biển sẽ làm suy giảm các hệ sinh thái này, trong các loại ô nhiễm đáng chú ý và được sự quan tâm nhiều nhất là ô nhiễm có nguồn gốc từ CTRSH do con người thải ra, nếu không được xử lý triệt để, tự do xả ra biển sẽ làm suy giảm các hệ sinh thái biển. Hình 1 khái quát hóa không gian biển, các hệ sinh thái và một số đảo, quần đảo trong không gian biển của Việt Nam.

    Theo ước tính của các nhà khoa học, có 80% lượng chất thải rắn thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Dọc bờ biển Việt Nam có 114 cửa sông, đây chính là điều kiện để chất thải rắn trôi ra biển và đại dương. Đại diện Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố năm 2018, mỗi năm, Việt Nam thải ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới. Ô nhiễm chất thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Vì vậy, việc xử lý CTRSH tại các đảo và khu vực ven bờ là hết sức cần thiết.

 Hình 1. Các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn ven bờ và một số đảo, quần đảo của Việt Nam

2. Chính sách, pháp luật về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

    Thực hiện xử lý CTRSH nói chung và các đảo, khu vực ven biển nói riêng liên quan đến chính sách, pháp luật hiện nay cần được xem xét từ chủ trương đường lối của Đảng đến chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chủ trương, định hướng của Đảng và kế hoạch hành động của Chính phủ

    Về chủ trương, định hướng của Đảng liên quan đến xử lý CTRSH nói chung và các đảo, khu vực ven biển nói riêng đã có những chỉ đạo trước đây, cụ thể tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa XI “về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt”. Nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là “tập trung xử lý chất thải rắn”. Nghị quyết số 36/NQ/TW, Nghị quyết Hội Nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành trương ương Đảng khóa XII ngày 22/10/2018  về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, liên quan đến nội dung CTRSH đã nêu “Ở các tỉnh, thành phố ven biển, 100% chất thải nguy hại, CTRSH được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường”. Để thực hiện Nghị quyết số 36/NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5/3/2020 về “Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đối với giải pháp môi trường, liên quan đến CTRSH tại Nghị quyết 20/NQ-CP yêu cầu “Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ cho hệ thống thu gom và xử lý… CTRSH đạt quy chuẩn môi trường và thực hiện việc thu gom, xử lý”.

    Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 về “phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội” mục 7. “quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai”, liên quan đến xử lý CTRSH  có nêu “tỷ lệ tái sử dụng, tái chế CTRSH đạt trên 65%”. Như vậy, chủ trương, định hướng đã chỉ ra của Đảng là đến năm 2030 trong cả nước phải đạt được kết quả đối với CTRSH phải tái chế, tái sử dụng trên 65%. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 48/NQ/CP của Chính phủ ngày 3/4/2023 về “phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” liên quan đến chất thải sinh hoạt đến năm 2030 xác định “Đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, CTRSH được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường”. Đối với định hướng, nhiệm vụ Chiến lược đến năm 2030, Nghị quyết số 48/NQ/CP cũng nhấn mạnh tới chất thải nhựa đại dương: “ Ưu tiên nguồn lực từ nguồn kinh phí BVMT để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Đến năm 2030, tỷ lệ thu hồi, xử lý rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển đạt 100%”…

    Như vậy, đối với chủ trương, định hướng và Chiến lược của Đảng cũng như triển khai hành động của Chính phủ đối với CTRSH trên các đảo và khu vực ven bờ đến năm 2030 cùng với cả nước yêu cầu tỷ lệ xử lý đạt 100%, tỷ lệ tái sử dụng và tái chế đạt 65%. Đặc biệt là phải triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Luật BVMT năm 2020 liên quan đến chất thải nói chung và CTRSH nói riêng.

Chính sách pháp luật của Nhà nước

    Theo quy định của Luật BVMT năm 2020, các điều khoản liên quan tại chương VI mục 2 “quản lý CTRSH” Điều 75 đến Điều 80; Đối với Nghị định số 08/NĐ-CP quy định tại chương V mục 2 “quản lý CTRSH” Điều 58 đến Điều 64; Đối với Thông tư số 02/TT-BTNMT quy định tại chương IV mục 2 “quản lý CTRSH” Điều 26 đến Điều 32. Như vậy, về cơ bản quy định pháp luật đối với quản lý CTRSH đã thể hiện khá đầy đủ, đáng chú ý so với Luật BVMT năm 2015, Luật BVMT năm 2020 đã quy định chi tiết từ cấp tỉnh, đến cấp huyện và cấp xã trong việc thực hiện quản lý CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình và cấp cơ sở. Liên quan đến công tác xử lý chất thải rắn ở các đảo và khu vực ven biển trên cơ sở quy định của pháp luật, các địa phương gồm 28 tỉnh/thành ven biển, đặc biệt là các quận/huyện và các xã ven biển cần hiểu rõ các quy định của pháp luật.

    Đối với công tác quy hoạch: Nghị quyết số 139/2024/QH15 ngày 28/6/2024 về “Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua, nội dung liên quan đến xử lý CTRSH cần được xem xét trong quy hoạch này làm căn cứ để thực hiện triển khai tại các đảo và khu vực ven biển. Đáng chú ý trong Nghị quyết số 139/2024/QH15 đã nhấn mạnh tới việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đã ban hành cần triển khai thực hiện như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Nghị quyết số 36-NQ/TW. Liên quan đến xử lý chất thải rắn mục tiêu cụ thể đến năm 2030 ghi rõ “ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt đối với rác thải nhựa đại dương”. Hiện nay, 28 tỉnh/thành phố ven biển đã có quy hoạch phát triển tỉnh/thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó các nội dung xử lý CTRSH đã có phương án cho các đảo và khu vực ven biển từ góc độ quản lý Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Các vùng cũng đã triển khai tực hiện quy hoạch vùng như vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, ven biển miền Trung, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt, cùng với Quy hoạch không gian biển, song song với đó là Quy hoạch vùng bờ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là những căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện xử lý CTRSH cho các đảo và khu vực ven biển.

 3. Một số khó khăn, vướng mắc

    Đối với việc thực hiện xử lý CTRSH tại các đảo và khu vực ven biển của Việt Nam cần phải xác định được những khó khăn vướng mắc để có những giải pháp phù hợp, một số những khó khăn vướng mắc sau cần phải được xem xét.

    Th nht, tính chất đặc thù về mặt địa lý của các đảo, quần đảo và và khu vực ven biển. Đối với các đảo, quần đảo: Đặc trưng của các đảo và quần đảo là không gắn liền với lãnh thổ quốc gia, có tính biệt lập trên không gian biển, có khoảng cách nhất định đến đất liền. Những đảo và quần đảo có CTRSH cần xử lý là những đảo có hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên đó. Tùy theo vị trí địa lý, quy mô diện tích, ưu thế tự nhiên, khoảng cách gần hay xa đến đất liền mức độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau, sự phát sinh CTRSH cũng khác nhau. Về quản lý, các đảo và quần đảo được giao quản lý cho một tỉnh/thành ven biển, do vậy vai trò chính đối với xử lý chất thải rắn trên các đảo và quần đảo là các tỉnh/thành ven biển có đảo và quần đảo.

    Đối với khu vực ven bờ: Là phần tiếp giáp giữa biển và đất liền, ranh giới hành chính thường lấy theo địa giới hành chính cấp huyện của các tỉnh/thành ven biển. Đây là khu vực có mật độ dân cư lớn, hoạt động kinh tế-xã hội sôi động, do vậy lượng chất thải sinh hoạt phát sinh lớn so với các địa bàn khác, CTRSH có cả trên đất liền và trên biển. Mặt khác một lượng lớn CTRSH được tăng lên từ các lưu vực sông đưa ra ven biển có nguồn gốc từ đất liền, với 114 cửa sông dọc bờ biển Việt Nam, hàng năm một lượng lớn CTRSH sẽ được đưa ra biển ven bờ cần được xử lý.

    Th hai, về cơ chế chính sách. Mặc dù hiện nay đã có Luật, Nghị định và Thông tư đã ban hành cho thực hiện quản lý và xử lý CTRSH nói chung và các đảo, quần đảo, khu vực ven bờ nói riêng, nhưng để triển khai thực hiện cơ chế chính sách vẫn còn những vướng mắc nhất định gồm sự phù hợp và tính đồng bộ của luật và chính sách liên quan, một số Thông tư, hướng dẫn cần thiết lực hiện chưa được bàn hành như quy trình, định mức và đơn giá cho xử lý CTRSH. Cơ chế đặc thù cho xử lý CTRSH trên các đảo, quần đảo và khu vực ven biển. Những chính sách liên quan khác như kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn liên quan đến CTRSH.

    Thứ ba, quá trình triển khai thực hiện đối với xử lý CTRSH của các địa phương có đảo, quần đảo và địa bàn ven biển. Mặc dù đã có nhiều chủ trương chính sách của Đảng, có chỉ tiêu quy định cho xử lý CTRSH rõ ràng, đặc biệt Luật BVMT năm 2020 đã có hiệu lực, có những quy định mặc dù kéo dài nhưng cũng sắp hết thời gian phải thực hiện như phân loại CTRSH tại nguồn bắt buộc thực hiện từ tháng 1/2025. Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý CTRSH trên các đảo, quần đảo và khu vực ven biển của các địa phương vẫn chưa đạt được như mong muốn, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, khẩn trương đáp ứng yêu cầu theo chủ trương định hướng của Đảng và quy định của luật pháp. Mặc dù đã có một số mô hình xử lý CTRSH ở một số đảo và khu vực ven biển khá tốt nhưng chưa được phổ biến nhân rộng.

    Thứ tư, hạ tầng đáp ứng cho xử lý CTRSH trên các đảo, khu vực ven bờ. Để xử lý CTRSH cho các đảo, khu vực ven biển cần phải có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý cuốc cùng. Từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhiều địa phương ven biển chưa đáp ứng được yêu cầu này.

    Thứ năm, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, doanh nghiêp và người dân. Mặc dù vấn đề xử lý chất thải rắn nói chung không phải là vấn đề mới, nhưng đối với các đảo và khu vực ven biển có thể xem là vấn đề có tính đặc thù, do vậy đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, phát huy những cách làm hay, những sáng kiến mang lại hiệu quả cao tại địa phướng, từ đó để nhân rộng ra cả nước.

4. Giải pháp cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các đảo và ven biển Việt Nam

    Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra, để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đó, thực hiện tốt chủ trương định hướng của Đảng, quy định của pháp luật và các chính sách liên quan khác, một số giải pháp sau đây cần thực hiện để xử lý hiệu quả CTRSH sau đây cần được xem xét.

Về cơ chế chính sách

    Để tạo ra cơ chế chính sách nhằm thực hiện xử lý hiệu quả CTRSH trên các đảo, khu vực ven biển cần tiếp tục rà soát hoàn thiện, cụ thể là từ những cơ chế chính sách đã có cần rà soát lại một số bất cập của chính sách, vướng mắc, tính không đồng bộ với các cơ chế chính sách khác liên quan như tài chính, đất đai, năng lượng… để tìm ra những điểm nghẽn làm căn cứ sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tạo ra hệ thống chính sách đồng bộ trong xử lý CTRSH nói chung và các đảo, khu vực ven biển nói riêng. Nhất là các Luật, Nghị định và Thông tư đã ban hành liên quan đến xử lý CTRSH. Những văn bản quy định để triển khai Luật BVMT năm 2020 chưa ban hành, cần ban hành sớm như Nghị định thực hiện thí điểm mô hình KTTH, kế hoạch hành động thực hiện KTTH của Chính phủ, Thông tư quy trình, định mức và đơn giá của Bộ TN&MT về xử lý CTRSH và các văn bản liên quan khác để triển khai thực hiện tại các Bộ, ban, ngành và đia phương.

Triển khai thực hiện tại các địa phương

    Căn cứ vào Luật BVMT năm 2020 quy định về quản lý và xử lý CTRSH, các địa phương ven biển và có các đảo, quần đảo thuộc không gian biển do địa phương quản lý cần đánh giá quá trình thực hiện xử lý CTRSH tại địa phương trong thời gian vừa qua, đối chiếu với những quy định của Luật BVMT năm 2020, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư để tiếp tục triển khai và đưa ra những cách làm mới phù hợp với các đảo, khu vực ven biển thuộc địa phương quản lý. Những địa phương đã triển khai mô hình hay, hiệu quả về xử lý CTRSH trên các đảo, khu vực ven bờ cần tổng kết đánh giá và nhân rộng, chẳng hạn như mô hình xử lý chất thải rắn thu hồi túi ni lông ở đảo Lý Sơn thuộc Quảng Nam, mô hình phân loại rác tại nguồn, thug gom và xử lý của huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Hiện nay,  TP. Hải Phòng có mô hình phân loại rác và chế biến phân hữu cơ xuất khẩu áp dụng tiếp cận mô hình Kinh tế tuần hoàn… cần được đúc kết kinh nghiệm phổ biến cho các địa phương khác.

Cơ chế giám sát thc thi Lut BVMT

    Trên cơ sở những quy định của Luật BVMT năm 2020 và các văn bản dưới Luật đã ban hành, cần có cơ chế giám sát việc thực thi Luật của các địa phương ven biển (28 tỉnh/thành phố) về việc triển khai thực hiện xử lý CTRSH trên các đảo, quần đảo, các khu vực ven biển từ đó tổng kết, đánh giá những mặt được, những mặt chưa được và đặc biệt là phải phát hiện những vướng mắc, những vấn đề cần tháo gỡ ở địa phương để tạo điều kiên thuận lợi và thực thi hiệu quả xử lý chất thải rắn trên các đảo, quần đảo và khu vực ven bờ. Đầu mối của việc giám sát thực thi Luật nên là Quốc hội phối hợp với Chính phủ giao Bộ TN&MT triển khai.

Phát huy vai trò ca doanh nghip, người dân và các t chc chính tr xã hi

    Để xử lý chất thải thải rắn sinh hoạt trên cả nước nói chung cũng như trên các đảo, quần đảo và khu vực ven biển nói riêng trước hết cần phát huy vai trò của doanh nghiệp và người dân, các tổ chức chính trị xã hội. Như vậy, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp với vai trò chủ thể thực thi là doanh nghiệp, được sự đồng thuận của người dân và sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị xã hội như thanh niên,phụ nữ, cựu chiến binh…, nhất là trên các đảo còn liên quan đến an ninh, quốc phòng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội là hết sức quan trọng.

chế đặc thù và mô hình phù hợp cho xử lý CTRSH của các đảo, khu vực ven biển

    Do tính chất đặc thù của các đảo, quần đảo và khu vực ven biển nên cần có cơ chế đặc thù cho những địa bàn này trong việc thực hiện xử lý CTRSH. Chẳng hạn đối với các đảo phụ thuộc vào quy mô, mức độ phát sinh và khối lượng CTRSH, cự ly vận chuyển để đưa ra phương án xử lý CTRSH phù hợp cho từng loại đảo. Khu vực ven biển ngoài chất thải sinh hoạt trên đất liền còn có chất thải trôi dạt trên biển và từ các cửa sông đổ ra biển, do vậy, cần có cách thức xử lý lý phù hợp theo một cơ chế đặc thù. Ngoài ra, còn có các giải pháp liên quan khác tùy thuộc vào từng đảo, khu vực ven bờ của từng địa phương ven biển, như hạ tầng kỹ thuật đáp ứng xử lý CTRSH, quá trình triển khai thực hiện, công nghệ, nhận thức của người dân, doanh nghiệp và lãnh đạo…, tùy thuộc vào tính đặc chất đặc trưng đó để có những giải pháp phù hợp.

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 12/2024)

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành trung ương Đảng. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa XI “về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”,

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 36/NQ/TW, Nghị quyết Hội Nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành trương ương Đảng khóa XII ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đế năm 2045”,

3. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh; TS. Đặng Trung Tú. “Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị”. Hà Nội 2019.

4. Chính phủ. Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5/3/2020 về “Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

5. Chính phủ. Nghị quyết số 48/NQ/CP của Chính phủ ngày 3/4/2023 về “phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tập I”. Nội dung văn kiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030”. Hà Nội - 2021.

7. UNDP, VASI. “Kinh tế biển xanh Việt Nam hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”. Tháng 5, 2022.

 

Ý kiến của bạn