Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 24/01/2025

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị: Giải quyết ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học

15/09/2015

     Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất và đời sống, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với các ngành hữu quan triển khai ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và xử lý chất thải để giải quyết ô nhiễm môi trường.      Cụ thể, trong chăn nuôi lợn, thông qua Dự án khí sinh học, ngành NN&PTNT tỉnh hỗ trợ hầm biogas cho nông dân và nhân rộng mô hình này để xử lý chất thải, góp phần BVMT và tạo nguồn chất đốt rẻ tiền, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. phong trào này. Đến nay, toàn tỉnh đã có hàng nghìn hộ nông dân sử dụng có hiệu quả hầm biogas.Ngoài ra, người dân đã áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà, lợn, tạo ra sản phẩm thịt sạch, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Hiện toàn tỉnh đã có 442 mô hình tại Cam Lộ, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh, Đông Hà...       Đáng chú ý, việc sử dụng chế phẩm QTMIC do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh chuyển giao đưa vào xử lý chất thải rắn ở Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thành phân hữu cơ vi sinh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn xử lý triệt để các tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại khu vực sản xuất của Nhà máy. Ngoài ra, chế phẩm QTMIC còn được sử dụng để xử lý phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh có ích cho các loại cây trồng. Hiện Trung tâm cung ứng cho Nhà máy trung bình khoảng 2 tấn chế phẩm/năm để xử lý chất thải. Bên cạnh đó, Trung tâm còn sản xuất, cung ứng khoảng 300 lít chế phẩm EM/tuần cho Công ty Môi trường đô thị Đông Hà để xử lý rác thải hữu cơ trong sinh hoạt, tạo môi trường đô thị sạch đẹp, thông thoáng hơn; Chuyển giao cho một số địa phương ứng dụng chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, tại các bãi rác, nguồn nước nuôi trồng thủy sản... giúp nghề chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững. Anh Lê Mậu Bình, quyền Trạm trưởng Trạm Sản xuất thực nghiệm của Trung tâm cho biết.          Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh còn nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học khác trong sản xuất, giúp cải tạo môi trường sản xuất sạch hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế như chế phẩm NEO- polymic xử lý ao hồ nuôi trồng thủy sản giúp các vi sinh vật phân hủy lượng thức ăn thừa của tôm, cá; ổn định độ pH; kích thích tảo mọc, tạo môi trường nước trong hồ nuôi trong sạch. Hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma và Pseudomonas được Trung tâm chuyển giao xây dựng mô hình thử nghiệm phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu...       Để đưa các chế phẩm sinh học vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường ứng dụng rộng rãi, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, Trung tâm đã tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật... Tuy nhiên, việc ứng dụng này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ của một số nông dân còn hạn chế, chậm tiếp cận với tiến bộ KHCN mới. Mặt khác, kinh phí thiếu nên khó nhân rộng mô hình thử nghiệm vào trong sản xuất. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần chú trọng hơn nữa việc ứng dụng tiến bộ KHCN, đặc biệt là ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất, đời sống để môi trường sinh thái được bảo vệ. Về phía các đơn vị trong ngành KH&CN, cần tiếp tục nghiên cứu thêm các đề tài khoa học trọng tâm về công nghệ sinh học.    Thu Hằng  
Ý kiến của bạn