Banner trang chủ
Thứ Bảy, ngày 31/08/2024
Lễ ký kết Biên bản bàn giao Trạm quốc gia quan trắc môi trường nước tự động tại Thừa Thiên - Huế

15/09/2015

Ngày 23/5/2014, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản bàn giao quản lý, vận hành Trạm quốc gia quan trắc môi trường nước tự động, cố định trên sông Hương giữa Tổng cục Môi trường và Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng đến dự và chủ trì buổi Lễ.
Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2014: Chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã

15/09/2015

Chủ đề “Đa dạng sinh học đảo” đã được chọn làm chủ đề chính cho Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 2014. Để hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Bộ TN&MT đã chọn chủ đề quốc gia là "Giảm tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp" nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cùng hành động để bảo vệ môi trường làng nghề

15/09/2015

Ngày 20/5/2014, tại Hà Nội, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám về tình hình thực hiện Đề án Phát triển làng nghề nông thôn gắn với BVMT.
Họp Ủy ban điều phối lần thứ 3 Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia”

15/09/2015

Ngày 16/5/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT đã tổ chức cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban điều phối Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học (ĐDSH) quốc gia” (NBDS) nhằm báo cáo tiến độ và kế hoạch triển khai. Thứ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch Ủy ban điều phối Dự án Bùi Cách Tuyến đến dự và chủ trì.
Nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu

15/09/2015

Ngày 14/5/2014, tại Hà Nội, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến đã có buổi làm việc với Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, bà Maria Selin về kết quả thực hiện 2 dự án “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (HST) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vào công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Việt Nam (EBA)” và “Xây dựng mô hình chi trả d...
Bộ TN&MT: Hội đồng đầu tiên thẩm định an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen

15/09/2015

Ngày 13/5/2014, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội đồng đánh giá an toàn sinh học (ATSH) đối với cây trồng biến đổi gen (BĐG). Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến tới dự và chủ trì.
Bộ TN&MT: Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Khoa học và Công nghệ

15/09/2015

Hưởng ứng ngày Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (18/5/2014), ngày 12/5, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN và triển lãm một số thành tựu KHCN nổi bật trong vòng 5 năm qua của 7 lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai đến dự và phát biểu.
Dầu mỏ và khí đốt là nguồn gây ô nhiễm chính ở Canađa

15/09/2015

Trước cảnh báo về việc khai thác dầu mỏ và khí đốt là nguồn khí thải lớn nhất gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường ở Canađa, Cơ quan Môi trường Canađa đã kiến nghị với Chính phủ cần đưa ra những quy định nghiêm ngặt về BVMT đối với ngành dầu mỏ.
Châu Âu sẽ cắt giảm 80% túi ni- lông vào năm 2019

15/09/2015

Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo về kế hoạch dự thảo cắt giảm việc sử dụng lần lượt 50% và 80% lượng túi ni-lông vào năm 2017 và năm 2019. Uớc tính của EU cho thấy, trong năm 2010, tại châu Âu, có khoảng 8 tỷ túi được sử dụng và bị thải loại, trung bình mỗi người dân châu Âu sử dụng gần 200 túi ni-lông/năm.
Ốtxtrâylia công bố Sách Trắng về chống biến đổi khí hậu

15/09/2015

Chính phủ Liên bang Ốtxtrâylia vừa công bố Sách Trắng về Kế hoạch Hành động trực tiếp chống biến đổi khí hậu, trong đó nêu chi tiết chính sách và các bước tiến hành nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và BVMT. Cốt lõi của chính sách là Quỹ giảm lượng khí thải (ERF) trị giá 2,5 tỷ AUD (khoảng 2,3 tỷ USD).
Thế giới cần hành động để bảo vệ các đại dương

15/09/2015

Vừa qua, tại Hague (Hà Lan) đã diễn ra Hội nghị Hành động vì Đại dương Toàn cầu do Hà Lan cùng Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức. Tham dự Hội nghị, đại diện của gần 80 nước trên thế giới đã thảo luận các giải pháp để làm sạch đại dương và đảm bảo an ninh lương thực.
Mối nguy hiểm tiềm tàng từ vật liệu nano

15/09/2015

Sự ra đời vật liệu nano là một bước đột phá trong ngành khoa học vật liệu, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng như điện tử, dệt may, mỹ phẩm, hóa chất, môi trường, y học, thực phẩm, năng lượng, xây dựng… Tuy nhiên, độc tính của hạt nano đối với cơ thể con người còn chưa được hiểu biết đầy đủ, dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, sự quan tâm thích...