Banner trang chủ

Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao Bằng năm 2017: Khám phá phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, phong tục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc

20/09/2017

     Trùng Khánh được tạo hóa ban tặng cho những tuyệt tác thiên thiên làm say đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc và nhiều hang động nằm rải rác trên toàn địa bàn huyện, với 2 con sông tuyệt đẹp là Sông Bắc Vọng và Sông Quây Sơn tạo ra những khung cảnh quan hoang sơ, sơn thủy hữu tình… Lợi thế về phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, núi non hùng vỹ cùng với phong tục truyền thống sinh hoạt văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, Trùng Khánh trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong khu vực phía Bắc và của đất nước Việt Nam. Theo đó, Khu du lịch Thác Bản Giốc đã được quy hoạch và xây dựng thành Khu di tích cấp quốc gia. Ngày 13/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 485/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch Thác Bản Giốc với tổng diện tích 1.000 ha và xây dựng trung tâm Khu du lịch Thác Bản Giốc với diện tích 157ha, đây là căn cứ pháp lý quan trọng và là tiền đề cho bước khởi đầu, đột phá của huyện Trùng Khánh nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung trong việc chu

 

Thác Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao Bằng

 

     Trùng Khánh còn có đường biên giới giáp với hai huyện phía Trung Quốc dài 66 km, có Cửa khẩu Pò Peo và nhiều lối mở thông quan hàng hóa, hiện nay đang cùng với phía bạn xúc tiến việc đầu tư xây dựng các cặp chợ biên giới, là tiềm năng để đẩy mạnh phát triển du lịch với khách Trung Quốc. Đây là cơ hội thu hút them khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch  thác Bản Giốc (Việt Nam) - thác Đức Thiên (Trung Quốc) đã được Chính phủ hai nước ký kết và có hiệu lực từ tháng 7/2016, hiện nay Chính phủ hai nước và giữa tỉnh Cao Bằng và Khu tự trị dân tộc choang Quảng Tây đang nỗ lực xúc tiến việc hợp tác đầu tư, khai thác tại Khu du lịch Thác Bản Giốc, với mục tiêu hợp tác cùng phát triển. Trên cơ sở đó có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực đã đến nghiên cư, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo chất lượng cao…

 

Vẻ đẹp nhũ đá hang động

 

     Với tiềm năng phát triển du lịch là một trong những thế mạnh của địa phương, huyện Trùng Khánh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2020 đón trên một triệu lượt khách đến với Khu du lịch Thác Bản Giốc và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực đưa Trùng Khánh trở thành huyện đi đầu và sẽ là điểm sáng trong việc phát triển kinh tế du lịch bền vững của tỉnh Cao Bằng. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mạnh, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương, với phương châm tạo được những dấu ấn khó quên đối với du khách khi một lần đặt chân đến với mảnh đất Trùng Khánh, Cao Bằng.         

     Xác định năm 2017 là năm bản lề để bứt phá trong lĩnh vực kinh tế địa phương, lấy du lịch làm đòn bẩy và xác định Khu du lịch thác Bản Giốc là trọng điểm để thực hiện mục tiêu này, chính vì vậy, ngay từ đầu năm UBND huyện Trùng Khánh đã xây dựng chương trình phát triển du lịch của cả năm, trong đó có đề xuất với UBND tỉnh cho huyện được tổ chức Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc vào thời gian đầu tháng 10/2017. Đây là lễ hội du lịch được tổ chức lần đầu tiên ở huyện Trùng Khánh cũng như tại tỉnh Cao Bằng, được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và được đưa vào kế hoạch chung của tỉnh, 1 trong 5 hoạt động lớn của tỉnh trong năm 2017, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và các sở, ngành của tỉnh.

 

Nguyễn Mạnh Hùng

Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh

Trưởng ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc, Cao Bằng

 

 

Thông tin về Lễ hội

  • Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người với những nét văn hóa đặc sắc gắn với tâm linh của huyện Trùng Khánh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

     Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc được tổ chức đồng thời với Liên hoan Hát then, Đàn tính toàn tỉnh lần thứ nhất năm 2017, là sự kiện đặc biệt “sự kiện kép” nhằm tạo ra sự sôi động, hoành tráng của một Lễ hội du lịch quy mô của cấp địa phương miền núi, là cơ hội giới thiệu sự phong phú và đa dạng của loại hình dân ca Hát then, Đàn tính của tỉnh Cao Bằng đến với công chúng và du khách trong nước và quốc tế.

  • Liên hoan Hát then, Đàn tính lần thứ nhất năm 2017 nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đã bao đời nay gắn bó với đời sống của các dân tộc Tày - Nùng. Đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh quê hương Cao Bằng, các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc với bạn bè trong và ngoài nước, đặc biệt là di sản loại hình nghệ thuật dân gian Hát Then, Đàn Tính, tạo điểm nhấn thu hút phát triển du lịch.

     Dự kiến Lễ hội sẽ diễn ra trong thời gian 2 ngày, từ ngày 7/10/2017 đến hết ngày 8/10/2017; Tổng số khách mời và đại biểu tham gia Lễ hội khoảng 500 người (không kể phật tử đến tham dự phần lễ phật tại Chùa phật tích Trúc Lâm, Bản Giốc và khách du lịch).

  • Mùa hạt dẻ Trùng Khánh: Hiện nay trên địa bàn huyện Trùng Khánh, Cây dẻ tập trung tại địa bàn một số xã như: Đình Minh, Đình Phong, Ngọc Khê, Chí Viễn; đặc biệt tại xóm Bản Khấy - xã Chí Viễn có Cây dẻ cổ thụ trên 110 tuổi đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận là Cây di sản Việt Nam, là cây ăn quả do người trồng đầu tiên được công nhận là Cây di sản (10/2016).

     Hạt dẻ Trùng Khánh đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00026 kèm theo Quyết định số 496/QĐ-SHTT, ngày 21/3/2011 cho UBND huyện Trùng Khánh.  Mùa hạt dẻ chín chính vụ kéo dài trong thời gian khoảng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch hàng năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn