Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 03/07/2024

Thành phần loài và đa dạng quần xã thực vật phù du vịnh Đà Nẵng năm 2022

28/06/2023

    Tóm tắt:

    Tại vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 127 loài, thuộc 48 chi, 32 họ, 22 bộ, 3 lớp, 3 ngành thực vật phù du (TVPD), trong đó ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) có 85 loài chiếm tỷ lệ 66,93% ngành Tảo giáp (Pyrrophyta) có 40 loài chiếm tỷ lệ 31,5% và ngành Tảo lam (Cyanobacteria) có 02 loài chiếm tỷ lệ 1,57%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 39 loài trên một trạm mẫu trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu TVPD 67 và TVPD 90 có 56 loài, tiếp đến là các trạm TVPD 107, TVPD 119 và TVPD 240 có 55 loài; thấp nhất là tại trạm mẫu TVPD 30 và TVPD 136 có 22 loài, tiếp theo là các trạm TVPD 23, TVPD 35 và TVPD 124 có 24 loài. Về tần suất xuất hiện (TSXH) cho thấy loài Dinophysis caudata có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài TVPD là 189/250, tiếp đến là loài Dinophysis miles có tần suất xuất hiện 182/250 và thấp nhất là loài Diploneis bombus và loài Amphiprora gigantea có tần suất xuất hiện là 1/250, tiếp đến là Chaetoceros siamense, Protoperidinium angustum, Trichodesmium erythraeum và loài Trichodesmium thiebauti có tần suất xuất hiện là 2/250. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này mức độ đa dạng sinh học trung bình, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H’ = 2,39). Chỉ số giá trị tính đa dạng Dv của thực vật phù du ở mức thấp cho thấy tính đa dạng trung bình và chất lượng nước biển ở mức bình thường (Dv = 1,43).

    Từ khóa: Thực vật phù du, đa dạng sinh học, vịnh Đà Nẵng.

    Ngày nhận bài: 8/2/2023. Ngày sửa chữa: 15/2/2023. Ngày duyệt đăng: 23/2/2023.

Zooplankton composition and diversity in Da Nang Gulf in 2022

    Abstract:

    In Da Nang Bay, a total of 127 species have been identified, belonging to 48 genera, 32 families, 22 orders, 3 classes, 3 phylum phytoplankton (TVPD), in which the Silic algae (Bacillariophyta) has 85 species accounting for the proportion. the rate of 66.93%, the phylum Pyrrophyta has 40 species, accounting for 31.5%, and the phylum Cyanobacteria has 02 species, accounting for 1.57%. In terms of distribution, on average, each station appeared more than 39 species per sample station, of which the most were at sample station TVPD 67 and TVPD 90 with 56 species, followed by TVPD 107, TVPD 119 and TVPD 240 with 55 species. species; The lowest was at the sample station TVPD 30 and TVPD 136 with 22 species, followed by TVPD 23, TVPD 35 and TVPD 124 with 24 species. In terms of occurrence frequency, it shows that Dinophysis caudata species has the highest occurrence frequency among phytoplankton species at 189/250, followed by Dinophysis miles with 182/250 occurrence frequency and the lowest is Diploneis bombus species. and Amphiprora gigantea with a frequency of 1/250, followed by Chaetoceros siamense, Protoperidinium angustum, Trichodesmium erythraeum and Trichodesmium thiebauti with a frequency of 2/250. The results of the calculation of the biodiversity index show that this area has an average level of biodiversity, and the species composition is less diverse and rich (H' = 2.39). Diversity value index Dv of phytoplankton is low, indicating average diversity and normal sea water quality (Dv = 1.43).

    Keywords: Phytoplankton, biodiversity, Da Nang Bay.

    JEL Classifications: N55, Q56, Q57.

    1. Mở đầu

    Thực vật phù du (TVPD) là nhóm thực vật có kích thước hiển vi sống ở nước, chúng là nguồn thức ăn chủ yếu cho các động vật phù du, ấu trùng giáp xác, động vật thân mềm, và các loài ăn lọc khác. Chính vì vậy, thực vật phù du là một trong những yếu tố tác động mạnh đến biến động nguồn lợi thủy hải sản cho thủy vực [1]. Việc nghiên cứu thực vật phù du ở các vùng biển Việt Nam tuy bắt đầu từ khá sớm nhưng chỉ trong phạm vi hẹp. Những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực vật phù du được thực hiện tại Nha Trang bởi Rose (1926) [2] và Dawydoff (1936) [3]. Tiếp theo là các chương trình khảo sát của NAGA, chương trình hợp tác Việt –Trung và thêm nhiều nghiên cứu sau này như của Trương Ngọc An, Nguyễn Tiến Cảnh,...

    Vùng biển của thành phố Đà Nẵng ghi nhận được 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… [4]. Đã có nhiều nghiên cứu về sinh vật biển tại vịnh Đà Nẵng từ trước đến nay như của Nguyễn Thị Tường Vi và cs (2010); Nguyễn Đình Tứ và cs (2012); Trương Sĩ Hải Trình và cs (2018)... Đối với đối tượng thực vật phù du tại Đà Nẵng có ít nghiên cứu, tháng 11/1964, Shirota và cs đã thu mẫu TVPD ở vùng cửa sông (nước lợ) và vùng ngoài khơi (cách bờ 15 - 20 km) ở vịnh Đà Nẵng nhưng không đề cập cụ thể loài được ghi nhận ở vùng biển Đà Nẵng [5]. Trần Thị Lê Vân và cs tiến hành nghiên cứu về thực vật phù du vào tháng 9/2002, tháng 12/2004, tháng 6/2005, tháng 11/2015 và tháng 7/2016 ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng trong đó có bao gồm vịnh Đà Nẵng. [6]. Báo cáo này sẽ góp phần đánh giá đa dạng loài, phân bố, tần suất xuất hiện và chỉ số sinh học của quần xã TVPD trong vịnh Đà Nẵng từ số liệu của chuyến khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 8/2022.

    2. Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

    2.1. Số liệu sử dụng

    Số liệu sử dụng là kết quả phân tích mẫu nhóm thực vật phù du thu được tại vùng biển vịnh Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng vào tháng 8/2022. Sơ đồ tuyến điều tra thu 250 mẫu như Hình 1.

Hình 1: Sơ đồ tuyến thu mẫu thực vật phù du

    2.2. Phương pháp nghiên cứu

    Mẫu định tính. Mẫu định tính dùng trong phân tích thành phần loài TVPD được thu bằng lưới chóp có đường kính miệng lưới 30 cm và kích thước mắt lưới 25 µm, kéo nhiều lần theo hướng từ gần đáy lên mặt. Các mẫu thu được cho vào lọ nhựa màu tối và cố định ngay bằng dung dịch formaldehyde (nồng độ cuối là 5%), bảo quản mẫu ở điều kiện tối/mát cho đến khi được phân tích trong phòng thí nghiệm.

    Các mẫu định tính TVPD được phân tích bằng phương pháp so sánh hình thái. Quan sát và ghi nhận thành phần loài trong khoảng từ 3 - 5 lame kính cho mỗi vật mẫu dưới kính hiển vi quang học ở các độ phóng đại khác nhau. Riêng đối với nhóm tảo hai roi có vỏ giáp, các vật mẫu sẽ được nhuộm bằng dung dịch Calcofluor-white và quan sát dưới kính hiển vi quang học kết hợp với thiết bị huỳnh quang, cùng với máy chụp ảnh kỹ thuật số để ghi lại hình ảnh của loài.

    Các loài thực vật phù du được định danh theo các tài liệu của Graham & Bronikovsky (1944) [7], Shirota (1966) [5], Trương Ngọc An (1993) [8], Tomas (1996) [9]. Danh pháp và các bậc phân loại được cập nhật theo Guiry & Guiry (2018) [10].

    Xử lý số liệu. Số liệu định tính TVPD được xử lý bằng phần mềm Excel Microsoft Office. Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon (H’) [11]: 

 (1)

    Giá trị tính đa dạng Dv [12]:

                             (2)

Trong đó:

    H’: Chỉ số đa dạng sinh học.

    ni: Số lượng cá thể loài i trong ô nghiên cứu.

    n: Số loài trong mẫu nghiên cứu

    S: Tổng số loài trong quần xã

    Sơ đồ cấu trúc phương pháp nghiên cứu như Hình 2.

 

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc nghiên cứu

    3. Kết quả và thảo luận

    3.1. Thành phần loài, cấu trúc khu hệ thực vật phù du     

    Trong đợt khảo sát thu mẫu vào tháng 8/2022 tại vịnh Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đã xác định được tổng số có 127 loài, thuộc 48 chi, 32 họ, 22 bộ, 3 lớp, 3 ngành thực vật phù du, cụ thể như trong Bảng 1 sau:

    Bảng 1. Thành phần loài thực vật phù du khu vực vịnh Đà Nẵng

TT

TÊN LOÀI

ĐT

TSXH

 

BACILLARIOPHYTA

 

 

 

Asterolampraceae 

   

1

Asteromphalus cleveanus Grunow

*

70

 

Bacillariaceae

   

2

Bacillaria paxillifera (O. F. Müller) Hendey

*

47

3

Nitzschia sigma (Kützing) W. Smith

*

50

4

Nitzschia sp.

*

42

 

Bacteriastrum 

 

 

5

Bacteriastrum furcatum Shadbolt

*

94

6

Bacteriastrum hyalinum Lauder

*

78

7

Bacteriastrum hyalinum var. princeps (Castracane) Ikari

*

46

 

Chaetoceros

 

 

8

Chaetoceros affinis Lauder

*

20

9

Chaetoceros affinis var. circinalis Hustedt

*

32

10

Chaetoceros borealis Bailey

*

46

11

Chaetoceros coarctatus Lauder

*

90

12

Chaetoceros constrictus Gran

*

88

13

Chaetoceros curvisetus Cleve

*

103

14

Chaetoceros decipiens Cleve

*

67

15

Chaetoceros diversus Cleve

*

3

16

Chaetoceros lauderi Ralfs

*

7

17

Chaetoceros lorenzianus Grunow

*

6

18

Chaetoceros paradoxus Cleve

*

4

19

Chaetoceros pseudocurvisetus Margin

*

17

20

Chaetoceros siamense Ostenfeld

*

2

21

Chaetoceros sp.

*

6

22

Chaetoceros teres Cleve

*

3

23

Chaetoceros tortissimus Gran

*

19

 

Corethraceae

 

 

24

Corethron pelagicum Grunow

*

75

 

Coscinodiscaceae

 

 

25

Coscinodiscus asteromphalus Ehrenberg

*

71

26

Coscinodiscus curvatulus Grunow

*

60

27

Coscinodiscus gigas var. praetexta (Janisch) Hustedt

*

61

28

Coscinodiscus jonesianus Ostenfeld

*

17

29

Coscinodiscus nobilis Grunow

*

12

30

Coscinodiscus oculus-iridis Ehrenberg

*

15

31

Coscinodiscus radiatus Ehrenberg

*

22

32

Coscinodiscus subtilis Ehrenberg

*

24

33

Coscinodiscus wailesii Gran et Angst

*

48

34

Palmeria hardmaniana Greville

*

106

 

Fragilariaceae

 

 

35

Synedra gaillonii (Bory de Saint-Vincent) Ehrenberg

*

95

 

Bellerocheaceae

 

 

36

Bellerochea indica Karsten

*

49

 

Hemiaulaceae

 

 

37

Cerataulina bicornis (Ehrenberg) Hasle

*

55

38

Cerataulina pelagica (Cleve) Hendey

*

65

39

Climacodium biconcavum Cleve

*

23

40

Climacodium frauenfeldianum Grunow

*

60

41

Climacosphenia moniligera Ehrenberg

*

76

42

Eucampia zoodiacus Ehrenberg

*

91

43

Hemiaulus sinensis Greville

*

3

44

Hemidiscus cuneiformis Wallich

*

77

 

Lithodesmiaceae

 

 

45

Helicotheca tamesis (Shrubsole) Ricard

*

58

46

Ditylum sol Grunow

*

161

 

Stephanopyxidaceae 

 

 

47

Stephanopyxis palmeriana (Greville) Grunow

*

80

 

Amphipleuraceae

 

 

48

Amphiprora alata Kützing

*

159

49

Amphiprora gigantea Grunow

*

1

 

Diploneidaceae

 

 

50

Diploneis bombus Ehrenberg

*

1

51

Diploneis crabro Ehrenberg

*

130

 

Naviculaceae 

 

 

52

Trachyneis aspera (Ehrenberg) Cleve

*

155

53

Haslea trompii  (Cleve) Simonsen

*

121

 

Pleurosigmataceae 

 

 

54

Gyrosigma strigile W. Smith

*

144

55

Pleurosigma affine Grunow

*

158

56

Pleurosigma angulatum W. Smith

*

64

57

Pleurosigma naviculaceum Brébisson

*

54

58

Pleurosigma pelagicum Peragalo

*

65

 

Paraliaceae

 

 

59

Paralia sulcata (Ehrenberg) Cleve

*

77

 

Rhizosoleniaceae 

 

 

60

Dactyliosolen antarcticus Castracane

*

102

61

Proboscia alata forma genuina Gran

*

4

62

Proboscia alata f. indica (H. Peragallo) Licea & Moreno

*

65

63

Rhizosolenia bergonii Peragallo

*

76

64

Rhizosolenia clevei Ostenfeld

*

43

65

Rhizosolenia formosa H. Peragallo

*

77

66

Rhizosolenia imbricata Brightwell

*

68

67

Rhizosolenia robusta Norman

*

68

68

Rhizosolenia styliformis Brightwell

*

80

69

Guinardia flaccida (Castracane) Peragallo

*

90

70

Guinardia striata (Stolterfoth) Hasle

*

85

71

Pseudo-nitzschia spp.

*

95

72

Pseudosolenia calcar-avis (M. Schultze) Sundstrom

*

92

73

Pseudosolenia cochlea Grunow

*

80

 

Surirellaceae

 

 

74

Campylodiscus biangulatus Greville

*

74

 

Thalassionemataceae

 

 

75

Thalassionema frauenfeldii (Grunow) Hallegraeff

*

108

76

Thalassionema nitzschioides (Grunow) Mereschkowsky

*

89

 

Skeletonemaceae

 

 

77

Skeletonema costatum (Greville) Cleve

*

82

 

Thalassiosiraceae

 

 

78

Thalassiosira eccentrica (Ehrenberg) Cleve

*

66

79

Thalassiosira mala Takano

*

56

80

Thalassiosira oestrupii (Ostenfeld) Hasle

*

71

81

Thalassiosira pacifica Gran et Angst

*

83

82

Thalassiosira subtilis (Ostenfeld) Gran

*

140

 

Lauderiaceae

 

 

83

Lauderia annulata Cleve

*

139

 

Triceratiaceae

 

 

84

Odontella mobiliensis (Bailey) Grunow

*

165

85

Odontella regia (Schultze) Ostenfeld

*

179

 

PYRROPHYTA

   
 

Amphisoleniaceae

   

86

Amphisolenia bidentata Schröder

*

83

 

Dinophysaceae 

   

87

Dinophysis caudata Saville-Kent

*

189

88

Dinophysis miles Cleve

*

182

89

Ornithocercus magnificus Stein

*

163

90

Ornithocercus thumii (A. Schmidt) Kofoid et Skogsberg

*

108

91

Phalacroma acutum (F.Schütt) Pavillard

*

113

92

Phalacroma doryphorum Stein

*

139

 

Ceratiaceae

 

 

93

Ceratium breve (Ostenfeld & Schmidt) Schröder

*

110

94

Ceratium deflexum (Kofoid) Jörgensen

*

145

95

Ceratium furca (Ehrenberg) Claparède & Lachman

*

111

96

Ceratium fusus (Ehrenberg) Dujardin

*

106

97

Ceratium kofoidii Jörgensen

*

96

98

Ceratium macroceros (Ehrenberg) Cleve

*

36

99

Ceratium massiliense (Gourret) Jörgensen

*

18

100

Ceratium pennatum Kofoid

*

15

101

Ceratium pulchellum B. Schröder

*

9

102

Ceratium trichoceros (Ehrenberg) Kofoid

*

125

103

Ceratium tripos (O. F. Müller) Nitzsch

*

161

 

Gonyaulacaceae

 

 

104

Gonyaulax hyalina Ostenfeld et J. Schmidt

*

129

105

Gonyaulax kofoidii Pavilard

*

141

106

Gonyaulax polygramma Stein

*

136

107

Gonyaulax turbynei Murray & Whitting

*

45

 

Cladopyxidaceae

 

 

108

Cladopyxis brachiolata Stein

*

157

 

Protoperidiniaceae

 

 

109

Diplopsalis asymmetricaMangin

*

123

110

Diplopsalis lenticula Bergh

*

162

111

Protoperidinium angustum (P.-A.Dangeard) Balech

*

2

112

Protoperidinium crassipes (Kofoid) Balech

*

11

113

Protoperidinium depressum (Bailey) Balech

*

38

114

Protoperidinium divergens (Ehrenberg) Balech

*

88

115

Protoperidinium globulus (F.Stein) Balech

*

63

116

Protoperidinium majus (P.-A.Dangeard) Balech

*

67

117

Protoperidinium punclatum (Paulsen) Balech

*

74

 

Podolampadaceae

 

 

118

Blepharocysta okamurai Abé

*

66

119

Podolampas bipes Stein

*

43

 

Prorocentraceae

 

 

120

Prorocentrum compressum (Bailey) AbÐ ex Dodge

*

48

121

Prorocentrum mexicanum Osorio-Tafall

*

53

122

Prorocentrum sigmoides Bohm

*

66

123

Prorocentrum triestinum Schiller

*

65

124

Pyrocystis noctiluca Murray et Schütt

*

136

125

Pyrophacus horologicum Stein

*

110

 

CYANOBACTERIA

   
 

Phormidiaceae

   

126

Trichodesmium erythraeum Ehrenberg

*

169

127

Trichodesmium thiebauti Gomont

*

177

Ghi chú: ĐT – Định tính; TSXH – Tần suất xuất hiện

    Qua bảng trên ta thấy, ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) có 85 loài chiếm tỷ lệ 66,93% ngành Tảo giáp (Pyrrophyta) có 40 loài chiếm tỷ lệ 31,5% và ngành Tảo lam (Cyanobacteria) có 02 loài chiếm tỷ lệ 1,57% như trong hình 3 sau.

  

Hình 3. Tỷ lệ các ngành thực vật phù du khu vực vịnh Đà Nẵng

    So sánh với các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các khu vực ven biển khác như tại khu vực ven biển Bến Tre năm 2015 đã xác định được 128 loài thực vật phù du với nhóm tảo Silic có 94 loài, nhóm tảo hai roi có 29 loài, các nhóm còn lại có 1-2 loài [13]; vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận vào tháng 07/2016 ghi nhận 262 loài và tháng 07/2017 với 238 loài, thuộc 4 lớp tảo silic (Bacillariophyceae), tảo hai roi (Dinophyceae), tảo xương cát (Dictyochophyceae) và vi khuẩn lam (Cyanophyceae) [14]. So với vịnh Vân Phong vào tháng 5 năm 2013 của Nguyễn Chí Thời và cs cho thấy tại vịnh Vân Phong có tổng số 229 loài tảo trong đó tảo Silic có 134 loài, tảo hai roi có 88 loài, vi khuẩn lam có 4 loài, các nhóm tảo lục và tảo xương cát có 1-2 loài [15]. Gần đây là nghiên cứu của Trần Thị Lê Vân và cs thực hiện từ năm 2002 đến năm 2016 tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng đã xác định được 316 loài và dưới loài thuộc 9 lớp tảo khác nhau [6], … cho thấy khu hệ thực vật phù du khu vực vịnh Đà Nẵng thời điểm tháng 8 năm 2022 có thành phần loài kém đa dạng, phong phú.

    Về cấu trúc khu hệ cho thấy,  lớp tảo silic (Bacillariophyceae) có số lượng loài cao nhất với 85 loài thuộc 16 bộ trong đó bộ Chaetocerotanae incertae sedis  có số lượng loài cao nhất là 19 loài, tiếp đến bộ Rhizosoleniales có số lượng là 14 loài, thấp nhất là các bộ Asterolamprales, bộ Corethrales, bộ Fragilariales, bộ Melosirales và bộ Surirellales có số lượng là 01 loài, các bộ còn lại có số lượng từ 2 đến 11 loài như trong hình 4 sau:

Hình 4. Số lượng loài trong từng họ của lớp Tảo Silic

    Trong số các họ thuộc lớp tảo Silic,  họ Chaetoceros có số lượng loài cao nhất là 16 loài trong tổng số 23 họ, họ Rhizosoleniaceae có số lượng loài là 14 loài, tiếp đến là họ Coscinodiscaceae có 10 loài; thấp nhất là các họ Asterolampraceae , Corethraceae, Fragilariaceae, Bellerocheaceae, Stephanopyxidaceae, Paraliaceae, Surirellaceae, Skeletonemaceae và họ Lauderiaceae có 01 loài, các họ còn lại có từ 2-8 loài, cụ thể như hình 5 sau:

Hình 5. Tỷ lệ % giữa các họ trong ngành tảo Silic

    Trong ngành tảo giáp có 01 lớp Tảo hai roi (Dinoflagellata) với 5 bộ trong đó bộ Gonyaulacales có số lượng loài cao nhất là 16 loài, tiếp đến là bộ Peridiniales có số lượng 11 loài, bộ Dinophysiales có 7 loài, bộ Prorocentrales có 4 loài và bộ có 02 loài (Hình 6).

Hình 6. Số lượng các loài trong lớp tảo hai roi

    Trong số 8 họ thuộc lớp tảo hai roi, ngành tảo giáp,  họ Ceratiaceae có số lượng loài cao nhất là 11 loài, họ Protoperidiniaceae có số lượng loài là 9 loài; thấp nhất là các họ Amphisoleniaceae, Cladopyxidaceae có 01 loài, các họ còn lại có từ 2 - 6 loài, cụ thể như hình 7 sau:

Hình 7. Tỷ lệ % giữa các họ trong ngành tảo giáp

    Nhận xét: Hầu hết các loài thực vật phù du không có sai khác nhiều so với thành phần loài đã biết trong vùng biển Việt Nam với các chi ưu thế như: Chaetoceros có 16 loài, Coscinodiscus có 9 loài, chi Rhizosolenia có 8 loài, ... thuộc ngành tảo Silic; chi Ceratium có 11 loài, chi Protoperidinium có 7 loài thuộc ngành tảo giáp và chi Trichodesmium có 2 loài thuộc ngành tảo lam. Các loài tảo độc gây hại có thể thấy ở đây như: Pseudo-nitzschia spp có chứa độc tố ASP là độc tố có thể gây mất trí nhớ; Dinophysis caudata, Dinophysis miles có độc tố DSP gây tiêu chảy; Gonyaulax polygramma có thể gây hại cho thủy sản và hệ sinh thái; một số loài thuộc chi Prorocentrum như Prorocentrum mexicanum, Prorocentrum triestinum,...

    3.2. Phân bố và tần suất xuất hiện thực vật phù du khu vực nghiên cứu

    Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 39 loài trên một trạm mẫu trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu TVPD 67 và TVPD 90 có 56 loài, tiếp đến là các trạm TVPD 107, TVPD 119 và TVPD 240 có 55 loài; thấp nhất là tại trạm mẫu TVPD 30 và TVPD 136 có 22 loài, tiếp theo là các trạm TVPD 23, TVPD 35 và TVPD 124 có 24 loài.

    Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Dinophysis caudata có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài TVPD là 189/250, tiếp đến là loài Dinophysis miles có tần suất xuất hiện 182/250 và thấp nhất là loài Diploneis bombus và loài Amphiprora gigantea có tần suất xuất hiện là 1/250, tiếp đến là Chaetoceros siamense, Protoperidinium angustum, Trichodesmium erythraeum và loài Trichodesmium thiebauti có tần suất xuất hiện là 2/250. Trong từng nhóm ngành, ngành Tảo silic (Bacillariophyta) có tần suất xuất hiện trung bình 67,6/250, cao nhất là loài Odontella regia có tần suất xuất hiện 179/250, thấp nhất là loài Diploneis bombus và loài Amphiprora gigantea có tần suất xuất hiện là 1/250; ngành Tảo giáp (Pyrrophyta)có tần suất xuất hiện trung bình 88,9/250, cao nhất là loài Dinophysis caudata có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài TVPD là 189/250, thấp nhất là loài Protoperidinium angustum, có tần suất xuất hiện là 2/250; ngành Tảo lam (Cyanophyta) có 02 loài là Trichodesmium erythraeumTrichodesmium thiebauti có tần suất xuất hiện tương ứng là 169/250 và 177/250.

    3.3. Chỉ số và giá trị đa dạng sinh học thực vật phù du khu vực nghiên cứu

    Chỉ số đa dạng sinh học Shannon (H’): Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này có mức độ đa dạng sinh học trung bình, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H = 2,39).

    Giá trị tính đa dạng Dv: Kết quả tính toán chỉ số giá trị tính đa dạng Dv của thực vật phù du ở mức thấp cho thấy tính đa dạng trung bình và chất lượng nước biển ở mức bình thường (Dv = 1,43)

    4. Kết luận

    Tại vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 127 loài, thuộc 48 chi, 32 họ, 22 bộ, 3 lớp, 3 ngành thực vật phù du, trong đó ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) có 85 loài chiếm tỷ lệ 66,93% ngành Tảo giáp (Pyrrophyta) có 40 loài chiếm tỷ lệ 31,5% và ngành Tảo lam (Cyanobacteria) có 02 loài chiếm tỷ lệ 1,57%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 39 loài trên một trạm mẫu trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu TVPD 67 và TVPD 90 có 56 loài, tiếp đến là các trạm TVPD 107, TVPD 119 và TVPD 240 có 55 loài; thấp nhất là tại trạm mẫu TVPD 30 và TVPD 136 có 22 loài, tiếp theo là các trạm TVPD 23, TVPD 35 và TVPD 124 có 24 loài.

    Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Dinophysis caudata có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài TVPD là 189/250, tiếp đến là loài Dinophysis miles có tần suất xuất hiện 182/250 và thấp nhất là loài Diploneis bombus và loài Amphiprora gigantea có tần suất xuất hiện là 1/250, tiếp đến là Chaetoceros siamense, Protoperidinium angustum, Trichodesmium erythraeum và loài Trichodesmium thiebauti có tần suất xuất hiện là 2/250. Trong từng nhóm ngành, ngành Tảo silic (Bacillariophyta) có tần suất xuất hiện trung bình 67,6/250, cao nhất là loài Odontella regia có tần suất xuất hiện 179/250, thấp nhất là loài Diploneis bombus và loài Amphiprora gigantea có tần suất xuất hiện là 1/250; ngành Tảo giáp (Pyrrophyta)có tần suất xuất hiện trung bình 88,9/250, cao nhất là loài Dinophysis caudata có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài TVPD là 189/250, thấp nhất là loài Protoperidinium angustum, có tần suất xuất hiện là 2/250; ngành Tảo lam (Cyanophyta) có 02 loài là Trichodesmium erythraeumTrichodesmium thiebauti có tần suất xuất hiện tương ứng là 169/250 và 177/250.

    Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này mức độ đa dạng sinh học trung bình, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H’ = 2,39). Chỉ số giá trị tính đa dạng Dv của thực vật phù du ở mức thấp cho thấy tính đa dạng trung bình và chất lượng nước biển ở mức bình thường (Dv = 1,43).

Mai Kiên Định1*, Nguyễn Hải Anh1, Nguyễn Hoàng Anh1,

Nguyễn Xuân Quang2, Dư Văn Toán1

1Viện Nghiên cứu biển và hải đảo

2Cục Khoáng sản Việt Nam

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 2/2023)

            Tài liệu tham khảo

  1. William, K. T., and Munger, S. P., 2009. Marine Phytoplankton. New York: Nova Science Publishers, 382 p.
  2. Rose M., 1926. Sur quelques remarques sur le plancton des coates d’ Annam et du gole de Siam. Note de l’Inst. Océanog., 3, Nha Trang, pp. 3 - 7.
  3. Dawydoff C., 1936. Observation sur la faune pélagique des eaux indochinoise. Bull. Soc. Zoo. France, 461 - 484.
  4. Vi N. T. T., V. M., Khánh N. V., (2010). Tổng quan về đa dạng sinh học ở thảnh phố Đà Nẵng và một số định hướng bảo tồn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40).2010.
  5. Shirota A., 1966. The Plankton of South Vietnam. Freshwater and marine plankton. – Colombo Plan Expert on Planktology: Faculty of Science Saigon University and the Oceanographic Institute of Nha Trang, Viet Nam. Overseas Technical Cooperation Agency, 462 pp.
  6. Vân T. T. L., Hải Đ. N., Lượm P. T., Anh N. T. M., Huệ T. T. M., Duyên H. T. N. Thực vật phù du vùng biển ven bờ Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Tập 18, Số 4A; 2018: 43-58 DOI: 10.15625/1859-3097/18/4A/13636
  7. Graham, H. W., and Bronikovsky, N., 1944. The Genus Ceratium in the Pacific and North Atlantic Oceans (Vol. 565). (Scientific Results of Cruise VII of the Carnegie, During 1928-1929 Under Command of Captain JP Ault. Biologyv.). Carnegie Institution of Washington. 209 p.
  8. Truong N. A., 1993. Taxonomy of Bacillariophyta plankton in marine waters of Vietnam. - Science and Technique Publishing House, Hanoi, 1- 315 pp.
  9. Tomas, C. R. (Ed.), 1997. Identifying marine phytoplankton. Elsevier.
  10. Guiry, M. D., and Guiry, G. M., 2018. AlgaeBase. World-wide electronic publication, National University of Ireland, Galway. http://www.algaebase.org; searched on 07 May 2018.
  11. Shannon, C.E.; Weiner, W. The Mathe matical Theory of Communication University of Illinois Press. Urbana, USA, 1949.
  12. Chen Qing Chao and coordinators,1994. Studies on the zooplankton biodiversity of the Nansha islands and neighbouring waters, Oceangraphy Publishing Agency, Pekin, pp 112, 53 -61.
  13. Tùng N. L., Thời N. C., Lượm. P. T., Anh N. T. M., Vân T. T. L. Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre. Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn số 11 (36) - tháng 1 năm 2016.
  14. Duyên H. T. N., Lượm P. T., Vân T. T. L., Anh N. T. M., Huệ T. T. M., Thời N. C., Lâm N. N., Hải Đ. N. Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận giữa năm sau EL NIÑO và năm trung tính. Tap chí Sinh hoc 2018, 40(1): 13-24. DOI: 10.15625/0866-7160/v40n1.10859.
  15. Thời N. C., Anh N. T. M., Vân T. T. L., Thệ H. V., Lượm P. T., Hải Đ. N., Lâm N. N. Biến động slượng loài và sinh vt lượng thc vt phù du vnh Vân phong, tnh Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 2014, tập 20: 104 - 120.
Ý kiến của bạn