Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 09/07/2024

Đánh giá ô nhiễm kim loại (Cu, Pb, Cr) và As trong trầm tích cửa sông Soài Rạp, hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai

19/04/2018

Nguyễn Văn Phương 1

Mai Hương 2

Nguyễn Thị Huệ 2,3

1Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

     TÓM TẮT

  Cửa sông Soài Rạp, thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam. Cửa sông Soài Rạp ngày càng ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa ven sông Sài Gòn.  Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng ô nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, Cr và As tại vùng cửa sông này. Kết quả cho thấy, hàm lượng dao động của các kim loại nặng trong trầm tích không cao: Nồng độ Cr dao động 307 - 357 mg/kg, Pb là 28,2 - 43,9 mg/kg, Cu là 16,4 - 24,7 mg/kg và As là 4,8 - 11,7 mg/kg. Cu có hệ số làm giàu thấp nhất (EF = 0.28 - 0.68) và cùng với chỉ số địa hoá (Igeo) của Cu ở hầu hết các vị trí được xác định là không bị ô nhiễm Cu tương tự cho As. Trong khi đó, hệ số làm giàu EF của Pb, Cr cao hơn (EF> 1.5). Điều này, kết hợp với các giá trị tích tụ địa chất Igeo cho Pb, Cr, cho thấy, trầm tích bề mặt ở các điểm thu mẫu ở vùng cửa sông Soài Rạp bị ô nhiễm bởi các kim loại Pb, Cr. Kết quả cũng cho thấy, các hoạt động của con người quanh vùng cửa sông Soài Rạp là nguồn xả thải chính các kim loại nặng và Arsen này. Chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI có giá trị dao động từ 0,9 - 1,39 cho thấy, trầm tích tại vùng nghiên cứu có xu hướng ô nhiễm các kim loại nặng Pb, Cr, Cu và As gia tăng tại vùng cửa sông Soài Rạp.

   Từ khóa: Trầm tích, kim loại nặng, Arsenic, cửa sông Soài Rạp.

ASSESSMENT OF METAL POLLUTANTS (CU, PB, CR) AND AS IN SOÀI RẠP ESTUARY, SÀI GÒN - ÐỒNG NAI RIVER SYSTEM

Nguyễn Văn Phương

Graduate University of Science and Technology, VAST

Mai Hương

University of Science and Technology of Hanoi, VAST

Nguyễn Thị Huệ

Institue of Environment Technology, VAST

     ABSTRACTS

     Soài Rạp estuary, which belongs to the Sài Gòn - Đồng Nai river system, is one of the major estuaries in Việt Nam. Soai Rạp estuary is increasingly polluted by several heavy metals due to a discharge of waster water from industrial zones and urbanization along the Saigon River. The aim of this study is to assess the potential polluion of heavy metals of Cu, Pb, Cr and As in Soài Rạp estuary. The results showed that the concentrations of heavy metals in sediment were high, with 307 - 357 mg/kg dw for Cr, 28,2 - 43,9 mg/kg for Pb and 4,8 - 11,7 mg/kg for As. However, the concentration of Cu ranged from 16,4 - 24,7 mg/kg. Cu had lowest enrichment factor (EF = 0.28-0.68) and the geoaccumulation index (Igeo)for Cu in the most stations was classified as uncontaminated, the same for As. In constrast, theEF for Pb, Cr was high (EF > 1.5). This, combined with the Igeo values for Pb, Cr, suggested that surface sediment in Soài Rạp stations were moderatelt polluted by those metals and arsen. The results also showed that anthropogenic disturbances associated with untreated wastes by human and sewage sludge around Soài Rạp were the most agents for releasing heavy metals in the studied area. The values of Pollution Load Index (PLI) were found to be greater than 01 and varied between 0,9 - 1,39, indicating that the studied stations in Soài Rạp estuary were moderately polluted by the studied heavy metals of Pb, Cr and As.

     Key words: Sediment, heavy metal, Soài Rạp estuary, Arsenic.

     1. Đặt vấn đề

     Ô nhiễm trầm tích ở vùng cửa sông là một vấn đề lớn về môi trường vì tiềm năng gây độc hại của chất ô nhiễm đến nguồn tài nguyên sinh học, từ đó có thể gián tiếp ảnh hưởng đến với sức khỏe con người. Một lượng lớn các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và đô thị sẽ liên kết với các vật chất lơ lửng và sau đó lắng xuống trầm tích. Một số chất gây ô nhiễm đang được quan tâm hiện nay có thể tìm thấy trong trầm tích gồm: (1) Các hợp chất hữu cơ tổng hợp (thuốc trừ sâu cơ clo hoặc cơ phốt pho, polychlo biphenyl (PCBs) và các hóa chất công nghiệp); (2) Các hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs), thường là thành phần của dầu mỏ, than đá và dư lượng kháng sinh; (3) một số kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, Zn) và arsen (As). Trong đó, tác dụng độc hại của kim loại nặng và các hợp chất của chúng đến hệ sinh thái thủy sinh và con người đang là một mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu môi trường trên thế giới trong những năm gần đây, mặc dù, một số kim loại nặng như Zn, Cu là những kim loại cần thiết cho sự trao đổi chất bình thường của sinh vật, nhưng vẫn có thể gây độc hại cho sinh vật với nồng độ thấp [1].

     Cửa sông Soài Rạp thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai - Một trong những con sông lớn của Việt Nam, nằm giữa huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Qua khảo sát hiện trường tháng 2/2017 cho thấy, các hoạt động nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi hàu rất phát triển trong vùng cửa sông Soài Rạp. Ở Việt Nam, hầu hết các chương trình quan trắc ô nhiễm thường chỉ tập trung đánh giá chất ô nhiễm trong môi trường nước và ít quan tâm đến ô nhiễm trầm tích. Tuy nhiên, theo Lê Đức Hải và Nguyễn Chu Hồi, kim loại nặng và As có trong nước thường rất thấp, có thể thấp hơn 100 lần trong huyền phù và trầm tích. Bởi vì, khi huyền phù đến vùng cửa sông do chênh lệch pH từ axit hoặc trung tính sang kiềm, phần lớn các hạt keo tụ mang theo kim loại nặng sẽ lắng xuống trầm tích ở vùng cửa sông và do đó trầm tích sẽ bị ô nhiễm kim loại nặng [2].

     Trên thực tế, điều này đã được minh chứng thông qua các nghiên cứu về ô nhiễm một số kim loại nặng ở một số sông ở Việt Nam. Ở khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, cầu Hậu Giang, hàm lượng một số kim loại nặng đã vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, như Zn là 4,026 mg/kg, Cr là 2,29mg/kg và Cu là 1,033mg/kg [3,4]. Các nghiên cứu trầm tích trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai trong thời gian qua như sông Thị Vải và rừng ngập mặn Cần Giờ [5] và sông Sài Gòn [6] đều cho thấy, có tồn lưu của các kim loại nặng Cu, Pb, Cr, Zn. Các sông ở phía Bắc cũng cho kết quả tương tự, trầm tích sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu có hàm lượng Cu (220 - 475 mg/kg), Pb ( 260 - 665 mg kg), Cr (505 - 655 mg/kg)[7]. Tuy nhiên, nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích ở vùng cửa sông Soài Rạp vẫn còn thiếu thông tin. Vì vậy, mục tiêu của đề tài: Đánh giá ô nhiễm kim loại (Cu, Pb, Cr) và As trong trầm tích cửa sông Soài Rạp, hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.

     2. Phương pháp nghiên cứu

     2.1. Địa điểm và phương pháp thu mẫu

     Trầm tích tại cửa sông Soài Rạp được thu trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 - 3/2017 (Bảng 1).

     Bảng 1. Các vị trí thu mẫu tại cửa sông Soài Rạp

STT

Vị trí

Toạ độ

X (N)

Y (E)

SR1

Gần cửa biển - Bờ Soài Rạp

10,421782 N

106,808735 E

SR2

Bờ Trái Soài Rạp

10,440800 N

106,792608 E

SR3

Bờ Soài Rạp

10,460229 N

106,770198 E

SR4

Bờ Soài Rạp

10,467092 N

106,773012 E

SR5

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông và sông Soài Rạp - Bờ Soài Rạp

10,495002 N

106,759500 E

SR6

Bờ Cần Giuộc

10,561738 N

106,729077 E

SR7

Bờ Cần Giuộc

10,585872 N

106,679248 E

     Mẫu trầm tích được lấy cách mép bờ khoảng 15 - 25m và lấy lớp trầm tích mặt (0 - 10cm). Đây là lớp trầm tích phản ánh mức độ ô nhiễm hiện tại của vùng cửa sông. Dụng cụ lấy bằng nhựa, với lượng mẫu cần lấy là 20 kg/mẫu và được đựng trong thau nhựa [8]

     2.2. Phương pháp xử lý mẫu 

     Mẫu được xử lý cho đồng nhất và sau đó phân tích hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb,Cr và As có trong trong trầm tích. Mẫu sau khi xử lý, chứa vào túi PE và bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp. Sau đó mẫu được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích [8].

     2.3. Phương pháp phân tích mẫu

      Một số các chỉ tiêu lý hóa học của trầm tích được xác định bằng các phương pháp chuẩn. Xác định độ ẩm của trầm tích theo phương pháp ASTM D 2216 - 98 [9]. Xác định pH của trầm tích theo phương pháp ASTM D1293-95 [10]. Độ mặn của trầm tích được xác định theo quy trình của TCVN 6194 : 1996 [11]. Hàm lượng cácbon hữu cơ tổng số (TOC) được xác định bằng phương pháp Tiurin.

     Mẫu được phá hủy theo phương pháp đã được mô tả trong TCVN 6649 : 2000 [12]. Khoảng 1-2 gam (trọng lượng ướt) hoặc 1 gram (trọng lượng khô) được phá hủy bằng HNO3 và H2O2 trong tủ phá mẫu. Sau đó, định mức tới thể tích 100 mL bằng HNO3 5% và bảo quản trong tủ lạnh đến khi phân tích. Phân tích bằng thiết bị ICP-MS AGILENT 7700.

     2.4. Phương pháp xử lý số liệu và QA/QC

     Các số liệu thu thập được tập hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Exel 2010. Các số liệu được thể hiện là trung bình của các lần phân tích lặp lại của mỗi điểm thu mẫu.

      a. Phương pháp đánh giá chất lượng trầm tích

      Đánh giá theo quy chuẩn và hướng dẫn chất lượng trầm tích (SQG)

     Đánh giá SQG theo các tiểu chuẩn: (1) QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích [4] và (2) theo Khuyến cáo chất lượng trầm tích đối với kim loại nặng theo Wisconsin, EPA [13].

     b. Dựa vào các chỉ số

Hệ số làm giàu EF (Enrichment Factor)

Hệ số EF nhằm hổ trợ xác định các chất ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo qua đó định hướng quản lý và xử lý các chất ô nhiễm này hợp lý hơn. Chỉ số EF đã được sử dụng trong các nghiên cứu [,].Nếu hệ số làm giàu EF< 1,5 thì nguồn gốc ô nhiễm từ tự nhiên và EF > 1,5 thì nguồn gốc ô nhiễm từ các nguồn phát thải từ hoạt động của con người.

     (CM/Al) là tỉ hàm lượng nguyên tố khảo sát và hàm lượng nhôm có trong mẫu và mẫu nền  tham khảo được sử dụng theo Karl and Weddepohl là 82300 mg/kg [16]

Hình 1. Các vị trí lấy mẫu tại vùng cửa sông Soài Rạp

     Bảng 2. Giá trị nền địa hóa hàm lượng trầm tích cửa sông mg/kg tham khảo [16]

Tiêu chuẩn địa hóa

As

Pb

Cu

Cr

Al

Tiêu chuẩn đá phiến sét

13

20

45

90

80000

 
     Chỉ số tích tụ địa chất Igeo (Geoaccumulation Index)

     Chỉ số tích tụ địa chất Igeođược dùng để xác định mức độ của các chất ô nhiễm trong trầm tích [16] và đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây [5,14]. Nếu giá trị Igeo≤ 0 thì địa điểm nghiên cứu không ô nhiễm. Giá trị Igeo nằm trong phạm vi1geo<2 thì biểu hiện tình trạngô nhiễm trung bình. Khi tiêu chuẩn địa hóa nằm trong phạm vi0geo<1 thì địa điểm nghiên cứu đó có thể ô nhiễm từ mức độ trung bình đến mức độ vừa.

     Trong đó Cn là hàm lượng chất ô nhiễm trong trầm tích; Bn hàm lượng chất ô nhiễm trong mẫu nền [16(Bảng 2).

     Chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI (Pollution Load Index).

     Chỉ số PLI dùng để đánh giá xu hướng diễn biến ô nhiễm nhanh hay chậm và đã được sử dụng trong các nghiên cứu [17,18]. Khi chỉ số tải lượng ô nhiễm lớn hơn 1 (PLI > 1) chất ô nhiễm có xu hướng tiến triển nhanh.

     Cf: Chỉ số ô nhiễm, n là số nguyên tố khảo sát. Cnền thường sử dụng đá phiến trung bình theo nghiên cứu của Turekian và Wedepolh làm nền[16].

     3. Kết quả và thảo luận

     3.1. pH, độ mặn và TOC của trầm tích 

     pH dao động từ 6,43 - 7,36, kết quả cho thấy, giá trị pH tăng dần khi hướng ra cửa biển, đây là khoảng biến động được tìm thấy phổ biến trong trầm tích từ cửa sông và biển [19,20]. Độ mặn của khu vực nghiên cứu dao động từ 6 - 23 ‰, và tăng dần khi hướng từ cửa sông ra cửa biển. Nhìn chung, pH và độ mặn không có sự biến động khác thường có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng trầm tích vùng khảo sát.

     Hàm lượng TOC có trong mẫu trầm tích dao động từ 3,28 - 3,48%, đây là giá trị dao động bình thường trong trầm tích biển [21]. Các thành phần hữu cơ không gây nguy hiểm cho sinh vật [22]. Tuy nhiên, nó có liên quan đến quá trình lưu giữ và vận chuyển kim loại nặng trong thủy vực [23].

     Bảng 3. Kết quả phân tích TOC, pH, và độ mặn của trầm tích cửa sông Soài Rạp

Mẫu

Nồng độ TOC (%)

pH

Độ mặn (‰)

SR 1

3,3±0,2

7,3±0,1

23± 2

SR 2

3,41±0,21

7,3±0,1

23± 2

SR 3

3,28±0,22

7,3±0,1

21± 2

SR 4

3,48±0,21

7,4±0,1

21± 2

SR 5

3,44±0,12

7,3±0,1

19± 2

SR 6

3,44±0,21

7,0±0,1

17± 2

SR 7

3,4±0,2

6,9±0,1

16± 2

 

   3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích thu ở sông Soài Rạp

     Kết quả phân tích kim loại nặng và arsen trong trầm tích của các điểm thu mẫu ở vùng cửa sông Soài Rạp cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các vị trí nghiên cứu. Vùng cửa sông giáp biển (SR1) có hàm lượng các kim loại nặng Cu,Pb, Cr và arsen thấp hơn so với các điểm thu mẫu khác (SR2 - SR7) tại vùng cửa sông này (Bảng 4). Cụ thể, hàm lượng Cu tại SR1 là 16,4 mg/kg, Pb là 28,2 mg/kg, Cr là 307 mg/kg và As là 4,8 mg/kg.  Hàm lượng Cu được tìm thấy cao nhất tại điểm thu mẫu SR7 (24,9 mg/kg). Trong khi đó, các điểm nghiên cứu SR3 và SR4 lại có hàm lượng Cr, Pb và As cao nhất so với các điểm nghiên cứu khác, 357 mg/kg cho Cr, 43.9 mg/kg cho Pb và 11.7mg/kg cho As. Các điểm nghiên cứu từ SR2 đến SR7 là khu vực bãi bồi cửa sông nơi có sự bồi đắp phù sa từ cả sông và biển, do đó hàm lượng As trong trầm tích tương đối cao tại vùng nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp theo kết luận của Lê Huy Bá [24].

     Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy, hàm lượng của các kim loại nặng Cu và Pb tại các điểm nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu của Emilie Strady và cộng sự, dao động trong khoảng trung bình 20mg/kg đối với Cu và dao động trong khoảng 40 mg/kg đối với Pb[25]. Tương tự, hàm lượng As trong trầm tích ở cửa sông Soài Rạp cũng nằm trong khoảng giá trị As được tìm thấy ở một số cửa sông và sông trên thế giới (7,1 - 23,2 mg/kg) [26].

     So sánh với quy chuẩn của Việt Nam QCVN 43:2012/BTNMT, hàm lượng Cu, Pb và As trong trầm tích ở vùng cửa sông Soài Rạp nằm trong giới hạn cho phép. Riêng kim loại Cr có hàm lượng vượt 1,92 - 2,23 lần so với giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT. Do đó, trầm tích tại vùng nghiên cứu có thể đang bị ô nhiễm Cr. Nhưng theo tiêu chuẩn của EPA của Mỹ, các mẫu trầm tích tại các vùng nghiên cứu từ SR2 - SR7 có hàm lượng Pb vượt giới hạn cho phép từ 1,09 - 1,22 lần. Tương tự hàm lượng As tại các điểm nghiên cứu SR3 và SR5 vượt giới hạn cho phép 1,19 lần. Đặc biệt, hàm lượng Cr ở tất cả các điểm nghiên cứu (SR1-SR7) đã vượt 7,14 - 8,3 lần so với giới hạn cho phép của EPA. Như vậy, có thể thấy vùng cửa sông Soài Rạp bị ô nhiễm Cr tương đối cao.

     Bảng 4. Hàm lượng các kim loại nặng và As có trong trầm tích cửa sông Soài Rạp (mg/kg)

Địa điểm thu mẫu

Al

Cu

Pb

Cr

As

SR 1

42680 ± 7

16,4±0,02

28,2±0,02

307±0,22

4,8±0,01

SR 2

91930 ± 8

16,7±0,03

39,4±0,02

313±0,24

7,4±0,01

SR 3

113700 ± 7

22,5±0,03

41,6±0,02

357±0,22

11,7±0,02

SR 4

98670 ± 7

18,7±0,03

43,9±0,02

342±0,23

7,2±0,02

SR 5

96860 ± 7

23,6±0,03

42,7±0,02

308±0,22

11,7±0,02

SR 6

108700 ± 7

16,9±0,03

41,9±0,02

308±0,24

8,5±0,01

SR 7

100700 ± 6

24,9±0,03

42±0,02

337±0,22

9,6±0,01

Tiêu chuẩn EPA

 

32

36

43

9,8

Tiêu chuẩn Việt Nam

 

108

112

160

41,6

 

   3.3. Đánh giá tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích theo các chỉ số

     a. Hệ số làm giàu (EF)

     Hệ số làm giàu EF đối với hàm lượng của các kim loại nặng và arsen trong mẫu trầm tích được thể hiện trong Bảng 4. Với giá trị EF > 1, Pb (1,46 - 2,64) và Cr (2,52 - 6,39) nằm ở ngưỡng đáng báo động, cho thấy nguồn gây ô nhiễm do con người gây ra. Tuy nhiên, kết quả cho thấy, Cu có mức độ làm giàu nhẹ nhất (EF = 0,28 - 0,68) và gần như không thay đổi nhiều tại các vị trí nghiên cứu, tương tự cho As (0,45 - 0,74 ).

     b. Chỉ số tích tụ địa chất (Igeo)

     Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số tích tụ địa chất Igeo của các mẫu trầm tích chỉ ra tình trạng ô nhẹ đến nhiễm trung bình của các kim loại Pb, Cr (0geo<2), không có hiện tượng ô nhiễm Cu và As ở các điểm thu mẫu (Igeo< 0).  Kết quả đánh giá dựa vào chỉ số Igeo phù hợp với đánh giá dựa vào chỉ số làm giàu EF.

     Bảng 5. Chỉ số làm giàu EF, chỉ số tích tụ địa chất Igeo và chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI trong các mẫu nghiên cứu

 

Vị trí

EF

Igeo

 PLI

Cu

Pb

Cr

As

Cu

Pb

Cr

As

SR1

0.68

2.64

6.39

0.69

-0.49

-11.20

0.84

-0.49

0.90

SR2

0.32

1.71

3.03

0.50

-0.50

2.54

0.82

-0.72

1.10

SR3

0.35

1.46

2.79

0.63

-0.63

2.12

0.71

-1.36

1.39

SR4

0.34

1.78

3.08

0.45

-0.54

1.82

0.75

-0.70

1.18

SR5

0.43

1.76

2.83

0.74

-0.66

1.96

0.84

-1.36

1.36

SR6

0.28

1.54

2.52

0.48

-0.50

2.07

0.84

-0.83

1.15

SR7

0.44

1.70

2.97

0.59

-0.70

1.96

0.76

-0.98

1.34

 

     c. Chỉ số tải lượng ô nhiễm (PLI)

     Chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI của các kim loại nặng và As tại tất cả vị trí lấy mẫu đều lớn hơn 1 (Bảng 4). Điều này cho thấy có sự hiện diện ô nhiễm kim loại nặng và As trong trầm tích ở các điểm lấy mẫu vùng cửa sông Soài Rạp và đang có xu hướng tăng lên. Kết quả cũng cho thấy, mức độ sạch ở vị trí mẫu SR1 như đánh giá dựa vào EF và Igeo. Khi đi từ biển vào sông, xu hướng ô nhiễm tăng dần nhưng không rõ rệt có thể do có những yếu tố như xáo trộn, nạo vét trước đó.

     4. Kết luận

     Cửa sông Soài Rạp, thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, là một trong những con sông lớn, nằm giữa huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Có rất nhiều hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của người dân diễn ra tại vùng cửa sông này. Kết quả nghiên cứu đánh giá hàm lượng kim loại nặng và As trong trầm tích cho thấy, khu vực này đang đối diện với hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng và arsen. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm kim loại nặng và As giảm theo thứ tự: Cr > Pb >As>Cu ở vùng cửa sông Soài Rạp.

       Dựa vào hệ số làm giàu EF thì ô nhiễm Cu, As có nguồn gốc tự nhiên và gần như tương đương tại các điểm nghiên cứu, trong khi đó, hiện tượng ô nhiễm Pb, Cr gây bởi các nguồn phát thải do con người gây ra. Các kết quả tính toán chỉ số Igeo phản ánh tình trạng không ô nhiễm đối với Cu, As nhưng ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm trung bình đối với Pb, Cr. Dựa vào chỉ số PLI, với giá trị PLI dao động từ 0,9 - 1,39, trầm tích tại vùng nghiên cứu được đánh giá là có sự hiện diện ô nhiễm kim loại nặng và arsen trong trầm tích ở cửa sông Soài Rạp và đang có xu hướng tăng lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Saha P. K. and Hossain M.D, "Assessment of Heavy Metal Contamination and Sediment Quality in the Buriganga River, Bangladesh," in 2011 2nd International Conference on Environmental Science and Technology, 2011, pp. 384 - 388.

2.

Lưu Đức Hải và Nguyễn Chu Hồi, "Sự tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông ven biển - các dấu hiệu và hậu quả môi trường," Tuyển tập HNKH Trường ĐHKHTN - Tiểu ban liên ngành Khoa học và Công nghệ môi trường, pp. 106 - 111, 2002.

3.

Hoàng Thị Thu Thủy và cộng sự, "Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh," Tạp chí phát triển KH&CN - Tập 10 - số 01, vol. 10, 2007.

4.

Bộ TN&MT, "QCVN 43 : 2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích," Bộ TN&MT, 2012.

5.

Sandra Costa-Böddeker et al, "Ecological risk assessment of a coastal zone in Southern Vietnam: Spatial distribution and content of heavy metals in water and surface sediments of the Thi Vai Estuary and Can Gio Mangrove Forest," Marine Pollution Bulletin, pp. 1-11, 2016.

6.

Anh. Mai Tuấn et al, "Micropollutants in the Sediment of the SaiGon-DongNai River: Situation and Ecological Risks," ENVIRONMENTAL ANALYSIS, vol. 57, pp. 537 - 541, 2003.

7.

Huong. Nguyen T. L et al, "Heavy metal characterization and leach ability of organic matter-rich river sediments in hanoi, Vietnam," International Journal of Soil, Sediment and Water, vol. 3, pp. 1-20, July 2010.

8.

Phùng Thái Dương, Huỳnh Thị Kiềm Trâm, "Nghiên cứu và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mê kông," Khoa học ĐHSP TP. HCM, p. Số 9(75), 2015.

9.

ASTM D 2216 - 98, "Standard Test Method for Laboratory Determination of Water (Moisture) Content of Soil and Rock by Mass," 1998.

10.

ASTM D1293-95, "Standard Test Methods for pH of Water," 1995.

11.

TCVN 6194 : 1996, "TCVN 6194 : 1996 Chất lượng nước - Xác định clorua bằng bạc nitrat chỉ thị kali cromat," 1996.

12.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, "TCVN 6649 : 2000 Chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy," 2000.

 

 

Ý kiến của bạn