Banner trang chủ

Hiệu quả từ mô hình trồng rau 5 không

21/11/2018

     Khi thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thì mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là hướng phát triển phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với canh tác truyền thống...

     Chị Dương Thị Ngọc Giao, chủ cơ sở rau, củ, quả sạch Ngọc Thảo (khu phố Tân Phú 1, phường Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương) cho biết, gia đình chị đầu tư mô hình trồng rau ứng dụng CNC với diện tích 4.500 m2. Đây được xem là vườn rau sạch kiểu mẫu ở địa phương chuyên sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên.

 

Mô hình trồng rau công nghệ cao “5 không”

 

     Năm 2015, chị Giao bắt đầu trồng khoảng chục loại rau, như cải ngọt, rau muống, cà chua, dưa leo... Nay chị đang trồng thử dưa lưới,  áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên “5 không” (không phân hóa học, không chất bảo quản, không chất biến đổi gen, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) nên sản phẩm rau an toàn, được người tiêu dùng ưa chuộng.

     Trên diện tích 4.500 m2, vườn rau được chia đôi vườn, một nửa vẫn sử dụng màng phủ nội địa, phần còn lại sử dụng màng phủ T-5 công nghệ cao của Nhật Bản để làm đối chứng. Thực tế cho thấy, so với màng phủ nội địa thì màng phủ công nghệ cao của Nhật Bản có nhiều tính năng vượt trội hơn về độ dẻo, trong và cho ánh sáng nhiều hơn.

     Hiện tại, mỗi tháng gia đình chị Giao thu hoạch 3 lứa rau, bán ra chợ cho các mối với giá cả ổn định 20.000 đồng/kg, trong khi giá rau của nông dân sản xuất theo cách truyền thống chỉ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Theo tính toán, với mức lãi hiện tại khoảng 60 triệu đồng/tháng sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất thì sau vài năm sẽ thu hồi vốn đầu tư nhà kính.

 

Bảo Bình

Ý kiến của bạn