Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

15/09/2015

     Ngày 19/8/2014, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng đã có buổi làm việc với Chuyên gia Hungari, GS.TS, Nguyễn Huy Hoàng - Giảng viên Đại học kinh tế và kỹ thuật Budapest, đại diện Công ty sản xuất S&P về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (XLNTSH).          Tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Huy Hoàng đã giới thiệu về công nghệ XLNTSH theo phương pháp sử dụng đĩa sinh học dựa theo nguyên lý công nghệ của Đức từ những năm 1960 và đã được các chuyên gia Hungari nghiên cứu, cải tiến, áp dụng thành công tại trên 30 nước với hơn 700 trạm xử lý nước thải.      Công nghệ xử lý gồm 3 giai đoạn: Dẫn nước; Lọc nước bằng phương pháp sinh học và Lọc sạch lần cuối. Trong đó, hệ thống các đĩa sinh học được thiết kế, lắp đặt theo từng module; Công nghệ và máy móc được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu.      Hệ thống đĩa sinh học được thiết kế đơn giản, trục quay chậm, không có tiếng ồn. Bên cạnh đó, việc vận hành và bảo hành rất đơn giản, khả năng trục trặc về cơ khí thấp. Các vi khuẩn sinh học sẽ bám chặt vào các mặt đĩa và tiến hành quá trình trao đổi chất, xử lý chất ô nhiễm trong nước thải. Đặc biệt, hệ thống không phát sinh mùi hôi, không gây ồn nên có thể xây dựng ngay cạnh nhà dân. Tuy nhiên, hệ thống cũng tốn khá nhiều diện tích xây dựng, đối với 1 trạm XLNTSH công suất 1.000 m3/ngày.đêm, cần diện tích tới 735 m2.      Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý nước thải nông thôn và đô thị, nhằm đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân. Tuy nhiên, công nghệ XLNTSH vẫn còn phụ thuộc vào kinh phí, diện tích xây dựng, quá trình thu gom cũng như vận hành hệ thống. Phó Tổng cục trưởng mong muốn, các đơn vị của Hungari có thể áp dụng rộng rãi công nghệ XLNTSH để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nước thải trong thời gian tới.   Theo VEA
Ý kiến của bạn