Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Phát triển bền vững và tăng tính cạnh tranh toàn cầu cho ngành Lương thực và thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á

23/06/2015

     Ngày 23/6/2015 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Kinh doanh có trách nhiệm về Lương thực và nông nghiệp, Tổng Giám đốc Điều hành tổ chức CropLife Châu Á - TS. Tan Siang Hee đã trình bày và nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một thể chế pháp lý hài hòa chungchokhu vực Đông Nam Á đối với các sản phẩm Bảo vệ thực vật (BVTV) và xem đây là một công cụ giúp phát triển các lĩnh vực của ngành nông nghiệp hiệu quả hơn.

    Diễn đàn kinh doanh có trách nhiệm năm nay được tổ chức trong 2 ngày với sự tham dự của khoảng 350 đại biểu đến từ các khối kinh doanh khác nhau của ngành lương thực và nông nghiệptừ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

     Cũng tại Hội thảo, TS. Tan cũng chia sẻ vui mừng trước những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững khi quốc gia này chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 10 năm phát triển hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     Theo TS. Tan Siang Hee: “Phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực Đông Nam Á không phải là một ưu tiên hay một hy vọng, mà đó là nhiệm vụ phải thực hiện và là trách nhiệm chia sẻ giữa các quốc gia. Thế giới đang không ngừng thay đổi, những yêu cầu tạo ra cho ngành nông nghiệp cũng thay đổi nhanh chóng. Khi chúng ta dồn lên vai nông dân những gánh nặng về việc phải tạo ra sản lượng lương thực nhiều hơn để đủ đáp ứng nhu cầu với nguồn lực canh tác ít hơn trong khi vẫn đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, thì điều quan trọng nhất cần làm đó là cung cấp cho họ những công cụ và giải pháp nông nghiệp hiện đại.”

 

 

     “Đối với các quốc gia Đông Nam Á, điều quan trọng tiếp theo cần làmđó là tạo điều kiện để các giải pháp nông nghiệp hiện đại có thể phát huy tối đa vai trò trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Việt Nam đang tiến tới kỷ niệm 10 năm phát triển hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tôi cho rằng đây là một bước tiến nổi bật và rất đáng khích lệ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn đối với toàn khu vực.” – TS. Tan chia sẻ thêm.

     Tham gia thảo luận tại diễn đàn, TS. Tan cho rằng: “Một trong những cơ hôi cho ASEAN tạo ra bước nhảy vọt để tiến tới phát triển nông nghiệp bền vững đó là việc hiện thực hóa một khung thể chế pháp lý hài hòa chungcho các sản phẩm BVTV.Thực hiệnthể chế chung về pháp lý đối với sản phẩm BVTV sẽ mang những lợi ích quan trọngcho ngành nông nghiệp trong khu vực, và các tổ chức của ngành khoa học cây trồng đang vận động để gắn hoạt động này với Cộng đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN(ASEAN Economic Community - AEC) trong năm 2015.”

     Ngành nông nghiệp các nước Đông Nam Á được hình thành và xây dựng bởi nhiều nền văn hóa, truyền thống và đa dạng cộng đồng dân cư của các quốc gia trong khu vực và đây được coi là nơi tạo ra nguồn thực phẩm phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tính trung bình trong 8 quốc gia nông nghiệp của ASEAN, ngành nông nghiệp chỉ đang đóng góp khoảng 20% tổng thu nhập nội địa (GDP)trong khi lực lượng lao động của ngành này chiếm đến 46%. Sự chênh lệnh trong hai chỉ số này cho thấy tiềm năng rất rõ ràng và mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp.

     TS. Tan phân tích thêm: “Sự khác biệt giữa hai con số này cho chúng ta thấy câu chuyện về cơ hội. Và thật không may, do không đánh giá được đầy đủ tiềm năng của những cơ hội này, chúng ta đang ở quá xa so với triển vọng về sự phát triển bền vững và an ninh lương thực mà chúng ta đang thảo luận ngày hôm nay.”

     Các tổ chức về BVTV đang vận động để có thể gắn thể chế pháp lý hài hòa chungvề BVTV trong cộng đồng kinh tế ASEAN như một công cụ để hỗ trợ các nước trong khu vực theo đuổi các chiến lược và những mục tiêu phát triển nông nghiệp cụ thể của từng quốc gia. Bước tiến quan trọng này được kỳ vọng sẽ mang đến những tác động tích cực, cụ thể như: Đảm bảo cho nông dân trong khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận nhanh hơn với các giải pháp công nghệ nông nghiệp tiên tiến nhất; Giảm bớt những gánh nặng cho các Chính phủ khi thiết lập được cơ chế chia sẻ kinh nghiệm, năng lực và dữ liệu giữa các quốc gia ASEAN – từ đó giảm bớt chi phí, dư thừa nguồn lực và những tiêu tốn không cần thiết; Đẩy mạnh năng lực phát triển nông nghiệp cho cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua hạn chế các rào cản thương mại và đầu tư song song với việc bảo vệ người nông dân tránh khỏi việc sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV kém chất lượng, khung đúng quy định và hàng giả - yếu tố chính làm giảm năng suất cây trồng và gây hại cho môi trường; Tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể đáp ứng tốt hơn các thách thứcan ninh lương thực trong thập kỷ tới và trong tương lai với các lợi ích có được từ việc cải tiến các sản phẩm BVTV.

 

L. Trang

 

 

Ý kiến của bạn